Tiếng Nói Dân Chủ

Phong Trào Dân Chủ Việt Nam

THẤY GÌ QUA LẶP LẠI KỊCH BẢN KHAI BÁO VÀ NHẬN TỘI

Hà  Thủy

21.3.2009

Sau 02 tháng giam giữ, cách ly và điều tra, vừa qua, Báo Nhân dân, Báo Pháp luật và VTV Truyền hình VN cùng lúc đưa tin những nhà đấu tranh Dân chủ khai báo quá trình “chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam” và nhận tội. Chúng ta thấy gì về bản chất sự việc này.

Cách hành xử của của CS qua Báo Nhân dân:

Bài viết trên Báo Nhân Dân lộ rõ động thái lôi kéo dư luận ủng hộ việc hành xử đối với những người tìm kiếm dân chủ. Những câu định tính không thể kiểm chứng như: “đông đảo nhân dân trong nước tỏ rõ thái độ đồng tình”, rồi “đã nhận được sự đồng tình của đông đảo quần chúng nhân dân”…, không phải mới có vào lúc này, mà vụ án nào thấy cũng xuất hiện. Từ vụ Thái Hà đến Tam Tòa, từ gây sự hành hung đến cắt cử người theo dõi những người khác chính kiến… Tất cả lộ rõ thực trạng: đảng không còn sự ủng hộ, đồng tình của đông đảo nào cả. Có chăng, cũng chỉ là của một số cốt cán đoàn thể, dân quân và công an mặc thường phục… Trong 02 tháng qua, chỉ có đông đảo dư luận bàn tán việc bắt giam, chưa thấy ai nói đúng sai. Chính việc bắt giam của cơ quan pháp luật mới “gây nhiều hoang mang cho xã hội” như báo Nhân dân đề cập. Báo Nhân dân mà cũng làm một việc giống như những người cãi nhau ngoài đường: vơ hết những người khác đứng về phía mình để chứng minh lý lẽ và việc làm của mình là chân lý. Bởi vì, người ta sẽ nghĩ chân lý thuộc về số đông… Báo Nhân dân lấy khối đông ra để “tát cạn bắt cá”, tạo hiện trường những người dân chủ là lạc lõng, đi lầm đường; lấy khối lực lượng lớn để phân biệt, cô lập và đè bẹp số nhỏ. Thiết nghĩ một chính đảng duy nhất, công khai và chính thức hoạt động như đảng CS ở Việt Nam, mà lại phải lôi kéo dư luận, tìm kiếm người ủng hộ, thì đã đến lúc CS mất vai trò và tầm ảnh hưởng, xu thế thoái trào hết thời đã đến.

Rất lạ là  toàn bộ bài viết trên Báo Nhân dân đều hoàn toàn không đề cập các đối tượng chống lại đảng, mà chỉ có: chống phá nhà nước, lật đổ chính quyền, gây rối an ninh trật tự XH (trong khi lời khai việc họ đã làm thì có). Đảng muốn tránh điều này để cho xã hội thấy đảng trong sạch, lành mạnh, không mâu thuẫn gì với các lực lượng khác; cũng qua đó muốn hợp thức việc sử dụng công cụ pháp luật giải quyết vấn đề. Nếu không chống phá đảng, tại sao đảng bao trùm luôn chức năng pháp luật, lên tiếng kết tội? Làm việc này, tiếng nói của đảng muốn trực tiếp dọn đường dư luận, nhằm: để nhân dân ủng hộ, để trấn áp tinh thần những người bị bắt, để dằn mặt những luật sư nào muốn bào chữa khi sắp đến đây mở phiên tòa. Thực dân đế quốc xưa kia mà làm như cách của CS thế này thì ông Hồ đã tù rục xương khi còn ở Hồng Kông rồi.

Tiếng nói ngôn luận của đảng xưa nay còn hèn ở chỗ: tất cả những phản biện xã hội đều không được trả lời, mà chỉ quy chung vào một dạng là: luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và chống phá. Tại sao những người đi thưa kiện chính đáng, những người bị hại, bị oan, giáo dân Tam Tòa bị đánh, quan chức lớn ăn hối lộ không viết lời nhận tội và thông tin ra dân? Những khi bị vạch mặt, đảng rút vào im lặng. Khi có cơ hội chộp được một số, lại rùm beng lên. Báo Nhân dân là tờ báo có kích thước to nhất trong các tờ báo (vì sao đảng lại có đặc quyền này?), nhưng cũng là tờ báo dân chúng ít đọc nhất. Chứng minh: người ta cân ký bán giấy gói hàng ngoài chợ nhiều nhất là báo này, mà hầu hết còn mới tinh, có lẽ đến cán bộ đảng viên trẻ cũng chỉ xem qua. Báo này phù hợp với những cụ về hưu rảnh rỗi ôn lại chuyện xưa. Để dư luận quan tâm tìm đọc, thỉnh thoảng, đảng cũng giành đi tiên phong, đăng những tin như thế. Việc đăng thông tin này trên báo đảng là chính thức và trước tiên, mà không phải là báo pháp luật, hé lộ tính chỉ đạo của cơ quan ngôn luận của đảng với báo chí cả nước. Câu hỏi đặt ra: bao giờ thông tin đại chúng VN mới phản ánh vấn đề một cách trung thực, đa dạng nhiều phía? Trả lời: chỉ có thể khi xã hội có nhiều tiếng nói, nhiều lực lượng đại diện các giai tầng và tư tưởng khác nhau. Nhưng đó là điều CS luôn bác bỏ với lý do: xã hội sẽ loạn, sẽ gây ra tranh giành đổ máu, gây rối thông tin. Một số người dân cũng tin vào lý do này. Thật ra, đó chỉ là ngụy biện cho vai trò độc quyền của đảng. Bởi vì, nếu ở môi trường đó, tất yếu pháp luật phải thượng tôn, tất yếu đảng cũng phải bị xét xử một cách công bằng. Đó là điều CS rất lo sợ. Cho nên nhiều năm qua, Việt Nam luôn ở trong tình trạng xây dựng, bổ sung và thực hiện pháp luật một cách nửa vời. Và báo chí đã tiếp tay trong việc duy trì tình trạng nửa vời đó.

Nay cách thông tin mượn dân luận tội những người tìm kiếm dân chủ như trên, một lần nữa lộ ra nỗi lo sợ, sự bất ổn và dao động của đảng. Trong bài báo, ta thấy sau những lời kết tội và từ ngữ vài chỗ có tính miệt thị, lại có chỗ phán đoán: “những người đó chắc sẽ thức tỉnh”. Tại sai là chắc, mà không chắc chắn? Bởi vì, lựa chọn quan điểm như thế nào trong cuộc sống bùng nổ thông tin ngày nay tất yếu phải trở thành quyền riêng tư của mỗi người; không thể tiếp tục có chuyện chỉ đảng nói là đúng và tất cả mọi ngườiphải nghe đảng. Hoặc sau những câu xem việc làm của những người tìm kiến dân chủ là trò hề, là trục lợi cá nhân, lại có những câu khẳng định đây là “vụ án đặc biệt nghiêm trọng”, “gây hoang mang, đẩy tới tình trạng mất niềm tin và rối loạn xã hội”. Mất niềm tin vào đảng, xã hội rối loạn thì đã có từ lâu, không phải do những người vừa bị bắt gây ra. Đảng cần nhìn nhận nghiêm túc rằng, xuất hiện những người có việc làm để đảng bắt, là do đảng mất niềm tin. Vì vậy, càng không nên nhân cơ hội này đảng chối tội, đổ cho họ. Để luận tội 04 người tìm kiếm dân chủ này, mà đảng phải huy động 03 phương tiện truyền thông chính quy cùng một thời điểm tập trung vào cuộc, trong khi chưa qua xét xử…, thì quá rõ ràng là đảng đang hoang hoang mang, bất ổn.

Về  cơ quan thực thi pháp luật và VTV truyền hình Việt Nam:

Đến nay, mọi người đều không hiểu CS có khái niệm “cơ quan bảo vệ pháp luật VN” là gì. Bởi vì, pháp luật không phải là đối tượng được bảo vệ; mà là công cụ, phương tiện để dựa vào đó mọi người có thể viện dẫn minh chứng mình vô tội, muốn tố cáo kết tội người khác, kêu oan và bảo vệ quyền lợi của mình… Trong quá trình đó, các cơ quan nắm giữ và thực thi pháp luật đóng vai trò trọng tài. Pháp luật có được là do dân đóng góp ý kiến và nêu lên nguyện vọng, nhà nước đại diện ghi lại, in thành luật. Cớ sao lại có cơ quan đứng ra bảo vệ pháp luật? Đây là cách nói dối của một sự thật khác: đảng nắm pháp luật, nhà nước và các cơ quan pháp luật chỉ là cái cán, điều luật phán xử là con dao hai lưỡi. Các đối tượng đứng trước pháp luật đều có nguy cơ bị đứt tay – quan hệ với nhà nước kiểu ở Việt Nam thì đường nào cũng lỗ! Như vậy, cơ quan pháp luật đã đánh mất vai trò và chức năng độc lập của mình. Viện kiểm sát và tòa án chưa lên tiếng mà báo Nhân dân và VTV truyền hình VN gần như kết tội chính thức, thì viện kiểm sát và tòa án ấy nên giải thể. Và trong các vụ kiện từ trước đến nay, hy hữu lắm người dân mới thắng kiện một cá nhân hay tổ chức nhà nước. Mà muốn thắng, có người phải theo cả chục năm, bán hết tài sản, kiên quyết lắm mới thắng trong danh dự. Pháp luật Việt Nam trong tay đảng “khôn nhà” đến thế, mà khi liên quan các vụ kiện quốc tế, thì lại “dại chợ’ một cách thảm hại. Nghĩ mà thương cho dân nước mình bị đảng bưng bít, tạo ra “cái khó” để “bó cái khôn”, dễ bề cai trị. Nay những người tìm kiếm dân chủ mới vừa “ló cái khôn” ra, liền bị đảng phủ đầu kịch liệt! Đảng cho rằng các cơ quan pháp luật đã làm một việc chính đáng, vì sao trong ảnh chụp Nguyễn Tiến Trung bị bắt, có 02 người đàn ông sau lưng Trung bị máy vi tính che đi gương mặt? Đảng xem việc mình làm là chính đáng tại sao “video: các đối tượng chống phá Nhà nước nhận tội” của VTV quay cận cảnh gương mặt của ông Lê Công Định, gần đến mức trên màn hình chỉ còn đôi kiếng và cặp mắt! Cách cúp hình này nói lên điều gì: điểm mặt, phỉ báng danh dự một người, khoảng cách giao tiếp xã hội gần đến mức mất lịch sự, bị đe dọa. Báo của đảng còn gọi công dân Lê Công Định một cách trống không là: “theo Định…”. Nó cho thấy lối hành xử thô thiển, kém văn hóa của truyền thông Việt Nam đối với một người chưa ra tòa. Ông Lê Công Định, những người thân của ông, những người ủng hộ dân chủ và đông đảo khán giả truyền hình trong nước nghĩ gì về CS qua hình ảnh đó, VTV truyền hình Việt Nam sẽ tự biết! VTV nêu ra nhiều người bị bắt cùng một lúc, chứng tỏ dân chủ không còn cá lẻ nữa, đã trở thành “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, điều mà chính Báo Nhân dân cũng nhận định “họ có chung một mục đích”? Người ta cũng thắc mắc tại sao đoạn video quay Nguyễn Tiến Trung và Trần Huỳnh Duy Thức có ánh sáng lóe lên như đèn flash chụp hình và hình bị giật cục bộ nhiều lần? Về nguyên tắc, tất nhiên truyền hình phải đến cơ quan giam giữ để làm video. Do vậy, có thể xảy ra 02 trường hợp: quá trình ghi hình là xuyên suốt nhưng những đoạn không khớp vào kịch bản nhận tội, thậm chí có nội dung trái ngược, đã bị cắt đi, để nối tiếp đoạn sau vào. Hoặc để có được đoạn phim, cơ quan điều tra đã quay từ nhiều lần hỏi cung khác nhau, sau đó giao đài truyền hình lắp ghép lại. Vấn đề ở trường hợp thứ hai là những câu hỏi trong các lần hỏi cung khác nhau tưởng rời rạc, nhưng đã có một kịch bản trước, điều mà người trả lời không hình dung và đoán ra được. Kết quả ấy chỉ có thể nhìn thấy khi ghép các đoạn lại. Và như thế, người trả lời không hề hay biết hình ảnh và lời nói của họ sẽ bị đưa lên VTV. Nếu video này được thực hiện một cách bình thường, cùng một thời điểm và chuyến công tác, tổ công tác cùng một kíp máy, ngoài những sự cố trên, tại sao chất lượng âm thanh và hình ảnh lại hoàn toàn khác nhau giữa 04 người bị bắt? Sự khuất tất này có thể sẽ được giải thích thuyết phục hơn khi những người bị bắt được trả tự do. VTV nghĩ gì khi để xuất hiện trước ống kính ông Trần Anh Kim với toàn bộ phát biểu rất dài, trôi chảy như là kể công? Và ở cả 04 nhân vật trên, những thông tin việc làm của họ là cả một quá trình, phần lớn do họ chủ động nhận thức và thực hiện bằng chính nỗ lực nhiều năm. Bỗng dưng trong vòng 02 tháng bị bắt, chưa ra tòa, mà cũng không phải là tội phạm tử hình, cả 04 cùng lúc nhận tội, lời nhận tội lại có nội dung gần như nhau, nhận tội như đã thuộc bài. Chúng ta cùng chờ những thông tin từ hai phía.

Thông tin về việc nhận tội của những người tìm kiếm dân chủ cũng cho thấy: xuất hiện ngày càng rõ ràng và chính thức những tổ chức chính trị đối trọng với đảng CS tại VN trong và ngoài nước. Theo các bài báo, đó là: một số cơ quan truyền thông nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam, là Võ Kevin Huân, là Nguyễn Sỹ Bình, là Ðảng nhân dân hành động, là Nguyễn Gia Kiểng đứng đầu Tập hợp dân chủ đa nguyên, rồi Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, là tổ chức Ðảng dân chủ Việt Nam, là các đối tượng khiếu kiện quá khích, là Trần Anh Kim, là khối 8406, Nguyễn Văn Lý, Ðỗ Nam Hải, RFA, BBC, Đài Chân trời mới… Dĩ nhiên trong thực tế còn rất nhiều. “Phản động” như CS gọi ở đâu mà nhiều thế? Cứ cái đà không chịu lắng nghe phản biện xã hội một cách trung thực, không chịu sửa sai mà còn đàn áp bắt giam, cho những người khác ý kiến với là phản động chống đối.., thì sẽ còn xuất hiện nhiều hơn nữa những “phản động”. Điều đó sẽ đến trong một tương lai không xa, khi thông tin đại chúng giúp làm cho thế giới trở nên bằng phẳng và dân chủ từ chỗ thấm nhuần trong đất đai sẽ dâng lên như nước tràn bờ.

Trước mắt, việc thông tin những người bị bắt theo cách của CS nêu trên sẽ nới rộng thêm khoảng cách hố ngăn giữa đảng với những phản biện xã hội. Mọi người sẽ càng tránh xa CS, vì cách hành xử này. Chắc chắn trong xã hội sẽ càng có nhiều hơn nữa những ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần anh Kim, Trần Huỳnh Duy Thức…. Bộ mặt thật và điểm yếu của CS Việt Nam đã và đang lộ rõ hơn bao giờ hết qua đợt thông tin này.

Tháng Tám 24, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | , , | Bình luận về bài viết này

VIẾT VỀ NGƯỜI BẠN – LS. LÊ CÔNG ĐỊNH

Lê Quốc Quân

Những câu chuyện giữa tôi và Luật sư Lê Công Định không còn bí mật để cơ quan an ninh dùng như là một bằng chứng chống lại anh ấy. Ngược lại, tôi tin rằng cơ quan an ninh cần trả tự do cho Luật sư Định.

Một luật sư yêu nước

Tôi biết Luật sư Định vào cuối năm 2002, khi đó anh đã có một bài viết trên Tuổi Trẻ về vụ Năm Cam.

Chúng tôi tìm đến nhau vì cùng phẫn nộ một “liên minh ma quỷ”. Một tay xã hội đen vô học đã có được Thứ trưởng bộ công an và giám đốc đài tiếng nói Việt Nam, có cả súng và loa.

Lần đầu gặp thấy anh hao hao giống tây và phát âm rất chuẩn tiếng Pháp, tôi hỏi rằng: “Anh có tí máu nào từ quê hương của Montesquieu không?”. Định bảo: “Không, tôi 100% Việt Nam”. Tự hào về dân tộc, yêu quê hương giống nòi Việt Nam là cảm nhận đầu tiên của tôi đối với Luật sư Định!

Chúng tôi chia sẻ với nhau về tình tự dân tộc, về nỗi đau và vô cảm trước bất công, sự bế tắc của cơ cấu nhà nước không có tam quyền phân lập, mâu thuẫn không thể dung hoà giữa cơ chế thị trường và định hướng XHCN.

Chúng tôi cho rằng các luật sư cần phải chung tay với tất cả mọi người xây dựng một Việt Nam phát triển và tiến bộ.

Một luật sư giỏi và đúng mực

Chính Bộ Tư Pháp phải thừa nhận rằng trong gần 4.000 luật sư toàn quốc, khả năng tranh tụng và tư vấn quốc tế như Luật sư Định là đếm trên đầu ngón tay.

Là một chuyên gia về luật thương mại quốc tế, đã từng du học ở Pháp, Mỹ, Anh từ chối những cơ hội làm việc và bỏ lại đề tài tiến sĩ dở dang tại Mỹ để về phục vụ quê hương.

Anh tham gia nhiều vụ kiện lớn cho Việt Nam như Cá Tra-Ba sa và vụ kiện Da giày với Liên Minh Châu Âu. Ở trong bất cứ cuộc đấu trí nào trên bàn nghị sự với các luật sư đối phương, anh kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia từng li từng tí.

Ngoài ra hiện nay anh còn là Tổng thư ký của Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (PIAC), giải quyết rất nhiều tranh chấp quan trọng trong quá trình hội nhập, có được niềm tin của nhiều nhà đầu tư quốc tế.

Trong các bài viết của mình Anh luôn giữ một thái độ ôn hoà nhưng kiên quyết, đúng huyệt nhưng khoan dung. Nhiều bài viết của Anh đăng trên báo trong nước như Tuổi Trẻ, Tia Sáng, Doanh nhân Sài Gòn…nhưng BBC là nơi anh yêu thích nhất.

Anh là người đầu tiên sẵn sàng đứng ra bào chữa miễn phí cho tôi khi bị bắt giữ. Dù không có cơ hội đó, nhưng những gì anh đã làm cho Ls Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và Blogger Điếu Cày đã nói lên tình yêu của anh với pháp luật, sự tha thiết của anh với vấn đề công lý và dân chủ.

Những lời cố vấn, động viên của anh trong suốt thời gian tôi bị giam cầm là nguồn an ủi và khích lệ rất lớn lao cho gia đình tôi. Tình cảm đó vợ tôi, mẹ tôi không bao giờ quên.

Vì sao bị bắt?

Khi còn là phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM, LS Định đã chấp bút nhiều tài liệu quan trọng, đặc biệt là văn bản lên án Quyết định thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc.

Ngoài ra anh cùng Luật sư Nguyễn Đăng Trừng kiên quyết phản đối chiến dịch “cài người” vào Liên Đoàn Luật sư Quốc Gia Việt Nam nhằm khống chế và định hướng cho tổ chức nghề nghiệp này.

Phải chăng, người ta muốn dằn mặt người chủ nhiệm Đoàn của anh khi với tư cách Đại biểu quốc hội, Luật sư Nguyễn Đăng Trừng hiện đang cùng nhiều đại biểu khác làm nóng hội trường bằng những chất vấn “không thể trả lời” về Bauxite, lãnh thổ và lãnh hải.

Có thể một trong những mục đích của việc bắt giữ là để “xé” quan hệ với Mỹ và Phương Tây đang còn manh nha được phục hồi. Con ngáo ộp – “Thế lực thù địch”- lại được đưa ra để hù doạ mọi người và làm cho nhóm thân Trung Quốc có dịp thắng thế.

Là luật sư từng bảo vệ cho vụ cá Ba Sa Việt Nam anh Định đã cùng tôi bàn thảo nhiều đến việc khởi kiện Quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông ra toà án quốc tế vì lệnh cấm đánh bắt này ảnh hưởng đến quyền lợi của ngư dân Việt Nam. Nếu đây là một lý do thì vận nước đang có biến!

Có một thông tin cho báo chí rằng luật sư Định là người đầu tiên thông báo cho tôi Nguyễn Đức Chi bị bắt vào năm 2005. Các báo hồi đó chạy hàng loạt tít lớn “siêu lừa” với những cáo buộc nặng nề. Sau hơn 4 năm tạm giam và qua 2 lần xét xử, toà án tuyên Nguyễn Đức Chi không lừa đảo.

Bởi vậy dù chỉ có một ông Tổng biên tập của 700 tờ báo, những đòi buộc về sự khách quan và tôn trọng phẩm giá con người cần phải được các nhà báo đặc biệt lưu ý trong giai đoạn này.

Hãy trả tự do!

Trong nhiều bài bào chữa của mình Luật sư Định đã hỏi: “yêu nước có phải là tội không ?”. Hôm nay câu hỏi đó lại day dứt trong tim nhiều người. Cá nhân tôi cho rằng Luật sư Định là người yêu nước và không vi phạm pháp luật.

Anh có cao vọng cá nhân và tin rằng chỉ thế mới đóng góp được nhiều hơn cho đất nước. Báo chí trong nước nói về mong muốn làm Tổng Thống như một sự mỉa mai, nhưng thực sự đó là một hoài bão đẹp. Nếu không có ước mơ thì làm sao nước Mỹ có một tổng thống như Obama?

Nếu ai đó đã từng “nhạo báng công lý” để bắt rồi thả Nguyễn Việt Tiến ra, thì hôm nay nên tôn trọng công lý mà trả lại tự do cho Luật sư Lê Công Định.

Nếu ai đó chưa từng gặp và trao đổi trực tiếp với Luật sư về đất nước, thì hy vọng đây sẽ là dịp làm rõ tinh thần trong sáng của anh, thay đổi “não trạng” mà có quyết định sáng suốt để trả tự do cho anh.

Nếu ai đó đang vì quyền lợi riêng tư của một nhóm, một tập đoàn nào đó thì đã đến lúc hãy bình tâm đặt tổ quốc lên trên hết, lắng nghe tiếng xôn xao của dư luận, tiếng thì thầm của quần chúng và khát vọng cống hiến chính đáng của công dân ưu tú của mình, hãy trả tự do cho Luật sư Định!

Tôi gọi điện cho Ngọc Khánh. Là vợ, chị luôn tin rằng những điều anh ấy làm là tốt đẹp cho đất nước. Là cử nhân luật, chị quả quyết rằng chồng mình không vi phạm pháp luật. Là hoa hậu với những quan hệ xã hội rộng lớn, chị tin rằng công lý sẽ giải thoát anh khỏi gông cùm.

Tháng Bảy 17, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | Bình luận về bài viết này

LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH KHÔNG CÓ TỘI VÀ CŨNG KHÔNG NHẬN TỘI

Trần Thanh Hiệp

Dừng chân ở chặng đường Nam Cali trong chuyến ông đi thăm Hoa Ky, Luật Sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris có đưa ra một số nhân định về việc nhà cầm quyền Hà Nội vừa bắt giam Luật Sư Lê Công Ðịnh. Dưới đây là bài ông tóm lược cho báo Người Việt những ý kiến ông đã trình bày trên hai diễn đàn của của hai đài truyền hình VHNTV và SBTN.

Người Việt

Trong vụ bắt giam Luật Sư Lê Công Ðịnh ngày 13-06-2009, nhà cầm quyền Hà Nội một mực khẳng định rằng họ bắt giam Luật Sư Ðịnh vì đương sự đã phạm tội chiếu điều 88 BLHS và cũng đã nhận tội. Hà Nội cho rằng việc bắt giam này là công việc nội bộ của Việt Nam, theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự, Chính Trị (ICCPR International covenant on civil and political rights).

Ngày 23-6, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về tuyên bố ngày 22-6-2009 của trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao EU tại Việt Nam về việc Cơ Quan An Ninh Ðiều Tra, Bộ Công An bắt Lê Công Ðịnh, người Phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Dũng đã nói nguyên văn như sau:

“Cần khẳng định rõ rằng Lê Công Ðịnh bị bắt do đã có những hành vi vi phạm pháp luật, cấu kết với một số phần tử ở nước ngoài hoạt động với mục đích lật đổ, chống Nhà nước Việt Nam. Chính Lê Công Ðịnh cũng đã thừa nhận những hành vi phạm tội của mình.

Việc Cơ quan An ninh Ðiều tra của Việt Nam bắt giam Lê Công Ðịnh là công việc nội bộ của Việt Nam, theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Ở Việt Nam, quyền tự do bày tỏ chính kiến của công dân được pháp luật bảo đảm và được thực hiện trên thực tế.

Việc xử lý những người vi phạm pháp luật là cần thiết và là việc làm bình thường mà các quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước Liên minh Châu Âu (EU), đều tiến hành để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội và an toàn cho người dân.

Ðiều rất đáng tiếc là mặc dù có đầy đủ thông tin và đã trao đổi về vấn đề này trong đối thoại vừa qua giữa Bộ Ngoại Giao Việt Nam và nhóm bộ ba EU (EU-Troika), nhưng tuyên bố của trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao EU tại Hà Nội là không khách quan, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”.

Có thật đúng như vậy không?

Nhiều câu hỏi cần đặt ra và được trả lời:

1. L.S. Ðịnh có phạm tội không?

2. L.S. Ðịnh có nhận tội không?

3. Việc bắt giam L.S. Ðịnh này có hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế vế quyền dân sự, chính trị (ICCPR) như Hà Nội đã tuyên bố không?

4. Ở Việt Nam quyền tự do bày tỏ chính kiến của công dân có được pháp luật bảo đảm và được thực hiện trên thực tế không?

5. Khi dự luân quốc tế quan tâm vì nhà cầm quyền Hà Nội đã vi phạm nhân quyền thì đó có phải là một sự can thiệp vào nội bộ của Việt Nam không?

L.S. Lê Công Ðịnh không có tội và không nhận tội

Không ai chối cãi rằng L.S. Ðịnh đã có rất nhiều hành vi cụ thể chỉ trích và không tán thành việc làm của Nhà nước CHXHCN VN và theo nguồn tin của công an và báo chí trong nước thì ông đã nói và viết lời nhận tội. Nhà cầm quyền Hà Nội chính thức loan báo rằng Luật Sư Lê Công Ðịnh đã phạm tội và ông đã nhận tội. Có đúng vậy không?

Theo tôi thì L.S. Ðịnh không phạm tội ông bị cáo buộc chiếu điều 88 BLHS. Hà Nội đã áp dụng luật đảng trị do Quốc Hội công cụ đảng trị – chứ không phải do dân – làm ra để buộc tội L.S. Ðịnh. Tưởng cần nhấn mạnh rằng Hà Nội kể từ năm 1982, có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện nhân quyền để thiết lập dân chủ ở Việt Nam. Hà Nội đã không tôn trọng những điều cam kết của mình từ gần ba thập niên rồi. Nay để tiếp tục đi theo con đường độc tài giả dạng dân chủ, Hà Nội mượn luật pháp của riêng mình, dùng bạo lực công cụ là công an ngang nhiên đàn áp cuộc vận động dân chủ bất bạo động. Theo qui phạm của luật quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội có nghĩa vụ phải tôn trọng và thực thi ở Việt Nam thì Hà Nội không thể dùng điều 88 của BLHS của họ để làm tội L.S. Ðịnh được. Trước hết, điều này đi ngược lại luật quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội phải áp dụng ở Việt Nam. Sau nữa, điều này còn xóa bỏ quyền cho người dân phê bình, giám sát chế độ, dự liệu nơi điều 8 của Hiến pháp 1992 sửa đổi và bổ sung năm 2001 như sau: “Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân (…),lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân”. Như vậy, L.S. Ðịnh không có tội khi ông hành xử những nhân quyền và dân quyền phổ biến đã được luật quốc tế cũng như luật quốc nội công nhận để “giám sát nhân dân”. L.S. Ðịnh không thể coi như đã có tội. Trái lại, phải suy đoán là ông vô tội.

Mặt khác, L.S. Ðịnh cũng không nhận tội như bộ máy tuyên truyền của Hà Nội đã bố trí để tạo ra một ấn tượng như thế. Trong những lời tuyên bố nói hay viết của mình (theo các nguồn tin của chính CA và báo chí công cụ của chính quyên CS) L.S. Ðịnh chưa bao giờ dùng chữ “nhận tội”, ông chỉ nhìn nhận có làm một số sự kiện mà nếu áp dụng luật của đảng cầm quyền thì là đã vi phạm điều 88 BLHS. Như vậy là ông nhìn nhận sự kiện chứ không nhìn nhận “tội” để kết luận bừa bãi rằng ông đã “nhận tội”. Những sự kiện này có phải là những yếu tố cấu thành tội phạm hay không, điều này cần phải được tòa án xem xét chẳng những trên cơ sở luật thực định ở Việt Nam mà còn cả trên cơ sở những qui phạm pháp lý của luật quốc tế vế nhân quyền. Vì Hà Nội năm 1982 đã tham gia và cam kết tôn trọng và thi hành luật quốc tế về nhân quyền. Hiện giờ tòa án chưa xét xử. Chỉ mới có những lời đề nghị cáo buộc của cơ quan điều tra sơ khởi là công an thì chỉ có thể nói được rằng CA đã nại ra những lý do lấy tư luật pháp do Ðảng làm ra để đàn áp chứ không có gì cho phép khẳng định rằng L.S. Ðịnh đã phạm tội.

Hơn nữa, L.S. Ðịnh cũng không nhận tội mà giả dụ ngay như ông có nhận tội ở giai đoạn điều tra sơ khởi và thẩm vấn chăng nữa, ông vẫn có quyền phản cung trong phiên xử của tòa án. Vậy phải coi là ông vô tội chừng nào chưa có phán quyết của tòa án nói rằng ông có tội.

Việc Hà Nội bắt giam L.S. Ðịnh hoàn toàn không phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế về nhân quyền

Việc bắt giam này hoàn toàn trái với các qui định của luật quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội từ năm 1982 đã tự nguyện cam kết chấp nhận và tôn trọng. Khi cam kết như thế, Hà Nội có một số nghĩa vụ quốc tế phải thi hành. Một trong những nghĩa vụ đó là phải sửa đổi cơ chế cai trị của mình sao cho thích hợp để luật hóa những qui phạm quốc tế vế nhân quyền, cải thiện luật thực định của họ nếu luật này không phù hợp với các qui định của luật quốc tế (điều 2 của CUQTQDSCT). Hà Nội đã không thi hành nghĩa vụ này một cách nghiêm chỉnh, một mặt chỉ liệt kê ra một loạt nhân quyền hình thức dưới những tên gọi giống như tên gọi của luật quốc tế, mặt khác, lại đặt ra những luật áp dụng nhằm hợp pháp hóa việc vi phạm trắng trợn những qui phạm quốc tế về nhân quyền. Như trong vụ bắt giam L.S. Ðịnh, Hà Nội đã áp dụng điều 88 BLHS là một tàn dư của bộ luật hình sự năm 1985 của thời gọi là “chuyên chính vô sản” toàn trị theo mô hình Stalin, Mao Trạch Ðông phi nhân quyền, phi nhân phẩm. Vậy làm sao có thể nói là phù hợp với luật quốc tế, mà phải nói là đã vi phạm một cách thường trực, có qui mô và hệ thống mới đúng. Trong thực tế, Hà Nội đã vi phạm các điều tạm kể ra và chưa đầy đủ sau đây 1, 2, 6, 7, 8, 14, 18, 19, 21, 27… v.v… của CUQTQDSCT (…)

Lên án việc bắt giam và đòi hỏi trả tự do cho Luật Sư Lê Công Ðịnh không phải là can thiệp vào nội bộ của Việt Nam

Theo Hiến chương của LHQ thì các quốc gia thành viên đều bình đẳng, không quốc gia nào được quyền can thiệp vào nội bộ của quốc gia khác. Trên nguyên tắc, quốc gia nào cũng có quyền áp dụng luật pháp của mình để trừng trị những hành vi đe dọa an ninh quốc gia, trật tự công cộng. Dưới mắt của nhà cầm quyền Hà Nội, L.S. Ðịnh đã có những hành vi đe dọa sự tồn vong của mình nên họ đã bắt giam và khởi tố.

Như vậy, đương nhiên là bất cứ một nước nào cũng có chủ quyền quốc gia định ra pháp luật trong khuôn khổ của chủ quyền này mà các nước khác phải tôn trọng. Nhưng tình trạng các quốc gia sống biệt lập, một mình một cõi, sau đệ nhị thế chiến đã dần dần chuyển sang tình trạng toàn cầu hóa liền lập, trên cơ sở tự nguyện đồng thuận. Vậy không thể cứ nấp sau bình phong chủ quyền quốc gia tuyệt đối rồi làm mưa làm gió trong đất nước mình, không cần lý gì đến các nước khác. Những người cầm quyền ở Hà Nội nếu muốn, và có khả năng duy trì chế độ độc tài toàn trị phi nhân quyền, phản dân chủ thời Stalin, Mao Trạch Ðông họ đã thiết lập từ năm 1980, thì họ chỉ việc chấm dứt việc họ đã tham gia các công ước quốc tế về nhân quyền và tuyên bố không hội nhập vào cộng đồng nhân loại văn minh nữa. Không ai ngăn cản Hà Nội làm những điều này. Nhưng Hà Nội vẫn cứ giữ nguyên lời cam kết năm 1982, tuy vậy chỉ để hưởng lợi nghĩa là củng cố địa vị của họ trên trường quốc tế đồng thời lại tước đoạt hết mọi dân quyền, nhân quyền của toàn dân. Đó là một sự thật hiển nhiên đã được nhiều lần vạch trần dưới nhiều hình thức khác nhau trước dư luận quốc nội và quốc tế.

Người phát ngôn của nhà cầm quyền Hà Nội trong vụ bắt giam L.S. Ðịnh đã than phiền rằng Hoa Kỳ cũng như Liên Hiệp Châu Âu khi lên tiếng đòi trả tự do cho L.S. Ðịnh đã can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Ý hẳn người phát ngôn này muốn nói nếu một quốc gia độc lập mà khi áp dụng luật pháp của mình lại phải biện minh trước những hạch hỏi của bất cứ một quốc gia đệ tam nào thì còn gì là chủ quyền quốc gia, là độc lập nữa?

Nếu tổng quát hóa như vậy thì có thể nói rằng chủ quyền quốc gia bị vi phạm. Nhưng nếu giới hạn vào địa hạt nhân quyền và nhất là thi hành những công ước quốc tế về nhân quyền mà chính Hà Nội đã tham gia cũng như cam kết tôn trọng thì các quốc gia thành viên khác có quyền chất vấn và yêu cầu Hà Nội phải thi hành nghiêm chỉnh sự cam kết của mình. Vì theo án lệ của tòa án quốc tế, khi tham gia những công ước quốc tế về nhân quyền, chính quốc gia đương sự đã tự hạn chế chủ quyền của mình.

Thật ra thì Hà Nội cũng chỉ phản đối cho có lệ và có cớ để chối tội thôi. Vì chỉ mới tháng trước, Hà Nội đã phải công khai trả lời trên diễn đàn của Hội Ðồng Nhân Quyền của LHQ ở Genève về chính sách nhân quyền của Hà Nội và những hành vi của Hà Nội có tính chất vi phạm nhân quyền. Hà Nội đã chẳng những không thể phản đối cuộc chất vấn công khai ấy mà còn phải chính thức trả lời các câu hỏi đã được các quốc gia đệ tam đặt cho Hà Nội.

Ðể đẩy lui độc tài đảng trị, phải kết hợp tranh đấu cho nhân quyền với vận động dân chủ

Từ nhiều năm nay, mọi người luôn luôn được nghe những lời tố cáo và lên án hành động cố ý vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội. Họ bị Hoa Kỳ ghi vào sổ đen vi phạm nhân quyền CPC rồi sau một thời gian đã được xóa tên trên sổ đen này. Bây giờ hiện đang có nhiều tiếng nói yêu cầu đưa Hà Nội trở lại sổ đen ấy. Nhưng trong thực tế thì luồng dư luận này cũng chỉ là những lời nói tiêu cực không cải thiện gì được cái mà người ta gọi là tình trạng phi nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam. Không lẽ trong tương lai cứ tiếp tục trò chơi nhàm chán này và như thế thì để đi về đâu, có cải thiện được hiện tình nhân quyền rất xấu ở Việt Nam không?

Nước Việt Nam Cộng Sản dưới quyền cai trị của Hà Nội hiện nay là một trong 4 nước tàn dư còn sống sót của hệ thống cường quyền toàn trị xã hội chủ nghĩa đã hoàn toàn sụp đổ ở Liên Xô và Ðông Âu cũ. Ðể còn bám trụ vào được địa vị cực quyền tự phong của họ, nhà cầm quyền Hà Nội đối ngoại đã mềm dẻo chịu nhượng bộ ngoài mặt trên trường ngoại giao. Nhưng đối nội thì họ không ngừng leo thang đàn áp dân quyền nhân quyền bằng một loạt thủ thuật gian dối, vừa đánh cướp vừa la làng, ngụy biện xuyên tạc ý nghĩa của phong trào vận động dân chủ hóa bất bạo động ở Việt Nam. Thậm chí còn đồng hóa bừa bãi phong trào ấy với “khủng bố” quốc tế, như đã thấy trong vụ bắt giam L.S. Lê Công Ðịnh vừa qua. Vậy thiết tưởng về phía dân chủ tự do, cũng phải tìm ra những hình thức tranh đấu mới để leo thang trong việc bảo vệ và thăng tiến nhân quyền. Nhưng tất nhiên vẫn tranh đấu trên cơ sở luật quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đã tham gia. Tôi cho rằng khi bộ mặt thật, giả dân chủ, giả yêu nước của Hà Nội thông qua thời sự nóng hổi đã lộ rõ, thì nay chính là lúc có thể tạm gác sang bên các nỗ lực tố cáo và lên án, bằng lời nói suông, để kết hợp cuộc tranh đấu dân chủ với việc bảo vệ và thăng tiến nhân quyền. Nói như vậy không có nghĩa là sẽ chính trị hóa một cách vụng về cuộc tranh đấu về nhân quyền không cần có cơ sở pháp lý vững chắc là luật quốc tế. Mà phải đặt lại cho đúng vấn đề “quyền dân tộc tự quyết” mà cả hai Công ước quốc tế về nhân quyền nơi điều 1 dưới đây đã đưa lên hàng một qui phạm quốc tế cơ bản về nhân quyền phổ biến và thường trực.

Ðiều 1:

1. Các dân tộc đều có quyền tự quyết. Chiếu theo quyền này, họ được tự do quyết định về chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.

2. Ðể đạt được mục tiêu này, các dân tộc có quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của mình, miễn là không vi phạm những nghĩa vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ tương và luật pháp quốc tế. Trong mọi trường hợp các phương tiện sinh sống của nghiệp đoàn không thể bị tước đoạt.

3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này, kể cả những quốc gia có trách nhiệm bảo hộ hay giám hộ các lãnh thổ khác, phải tôn trọng và xúc tiến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết chiếu theo các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Rõ ràng là theo hai Công ước quốc tế về nhân quyền, Ðảng Cộng sản Việt Nam phải để cho nhân dân tự quyết trong việc lực chọn chế độ chính trị chứ không thể kìm kẹp để ép buộc nhân dân Việt Nam phải “theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh bị áp đặt sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản”.

Cho đến nay những người cộng sản Việt Nam, để cướp quyền và chiếm quyền làm của riêng, đã không ngừng lý luận rằng quyền tự quyết ấy chỉ là quyền của một dân tộc được sống “độc lập”. Rồi họ tự phong cho mình tư cách đại diện đương nhiên và vô thời hạn của dân tộc để tùy tiện hành xử quyền độc lập, thậm chí còn đem bán rẻ nó cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Thiên niên kỷ thứ ba, thời đại của dân chủ đã xác định, qua nhiều quyết nghị của Ðại Hội Ðồng LHQ, qua án lệ của tòa án quốc tế, nội dung của quyền dân tộc tự quyết. Ðó là quyền của mọi dân tộc, hiểu theo nghĩa mọi nhân dân, chẳng những đối ngoại được sống độc lập mà đối nội còn được sống dân chủ.

Về phần Việt Nam quyền dân tộc tự quyết đã được minh thị công nhận nên quyền này đã có những cơ sở pháp lý vững chắc. Ðó là 2 điều khoản của Hiệp định Paris 1973 chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Ðiều 1:

Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như đã được công nhận trong Hiệp Ðịnh Geneva 1954 về Việt Nam.

Ðiều 9:

Chính phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cam kết tôn trọng những quy định sau về việc thực thi quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam:

Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, không thể chuyển nhượng, và phải được tất cả các nước tôn trọng.

Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do, dân chủ dưới sự giám sát của quốc tế.

Các nước quốc gia khác sẽ không áp đặt bất kỳ một xu hướng chính trị hay một cá nhân nào lên miền Nam Việt Nam.

Tóm lại, hiện nay chính là thời cơ thuận lợi để cho những người muốn dân chủ hóa Việt Nam tranh đấu đòi lại cho thật đầy đủ và đích thực để trả lại cho nhân dân Việt Nam quyền dân tộc tự quyết trên cơ sở pháp lý là 2 Công ước quốc tế 1966 về nhân quyền và 2 điều 1 và 9 của Hiệp định Paris 1973.

Ðể, đối ngoại, tranh đấu đánh bại âm mưu và hành động xâm lược của Trung Quốc. Và đối nội, đánh bại quyền lực, quyền uy áp đặt của độc tài để thiết lập dân chủ thật sự và chân chính.

Ðó là một cuộc tranh đấu hợp pháp, theo xu thế tiến bộ, văn minh của nhân loại thực hiện nhân quyền cả cho nhân dân Việt Nam lẫn toàn thể nhân loại. Ðể đẩy mạnh hơn nữa cuộc tranh đấu bảo vệ và tiến thăng nhân quyền cho nhân dân Việt Nam và để sớm chấm dứt chính sách đàn áp dân chủ bạo ngược và phi pháp hiện đang diễn ra ở trong nước, cần phải kết hợp tranh đấu nhân quyền với vận động thiết lập dân chủ chân chính ở Việt Nam. Và hướng tranh đấu mới của cuộc tranh đấu tổng hợp này sẽ là yêu sách đòi Nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội phải thi hành nghiêm chỉnh và đầy đủ nghĩa vụ quốc tế là thiết lập và tôn trọng nhân quyền và tự do dân chủ ở Việt Nam./.

Bookmark and Share

Tháng Bảy 7, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | Bình luận về bài viết này

BẢN THÚ TỘI HAY BẢN CÁO TRẠNG

Nguyễn Quang Tuấn

Cả tuần nay chắc không ít thì nhiều người trong chúng ta đã lưu ý và đọc tin về Cộng sản Việt Nam bắt Luật sư Lê Công Định. Và chỉ vài ngày sau là CSVN đã trình bày với công chúng cái gọi là bản thú tội của Luật sư Lê Công Định với 1 video clip tại một số website thông tin tuyên truyền của CSVN.

Sự việc này chắc sẽ làm cho chúng ta có nhiều suy nghĩ, cảm nhận hay phản ứng khác nhau.

Tôi chỉ xin chia sẻ cảm nhận của cá nhân mình sau khi đã đọc đi đọc lại nhiều lần “văn bản thú tội” của Luật sư Lê Công Định như sau:

Kính gởi Cơ quan An ninh Điều tra – Bộ Công an

Tôi tên là Lê Công Định, sinh ngày 1 tháng 10, năm 1968, đăng ký hộ khẩu tại địa chỉ 163/8 Xô viết Nghệ Tĩnh, tạm trú tại BB34 Toà nhà Mỹ Khang, khu 4 Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Nghề nghiệp Luật sư.

Trên đây là phần sơ yếu lý lịch không có gì đặc biệt.

Kế tiếp Ls LCĐ vào cuộc.

Tôi xin trình bày hành vi vi phạm pháp luật của tôi theo Điều 88 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Thứ nhứt, tôi đã tham gia khoá huấn luyện đấu tranh bất bạo động do tổ chức Việt Tân tổ chức từ ngày 1 tháng 3, 2009 tới ngày 3 tháng 3, 2009 tại Thái Lan. Trong đó … do hai người Serbia trình bày. Một người tên là Blado, còn người kia thì tôi không nhớ rõ tên. Tôi biết Việt Tân là tổ chức khủng bố đã huấn luyện cho một số người Việt Nam về đấu tranh bất bạo động ở Việt Nam.

Ls LCD xác nhận đã tham gia huấn luyện đấu tranh bất bạo động do tổ chức khủng bố Việt Tân. Đây là 1 câu với 2 mệnh đề mâu thuẫn. Đã gọi là  tổ chức “khủng bố” thì làm sao có chuyện đấu tranh “bất bạo động” được?

Thứ hai, theo sự giới thiệu của Nguyễn Tiến Trung, tôi đã tham gia tổ chức Đảng Dân chủ Việt Nam do Nguyễn Sĩ Bình Chủ tịch Đảng Nhân dân Hành động đứng đầu. Ông Bình mời tôi tham gia ban Thường vụ của Đảng Dân chủ. Ngày 26 tháng 3, 2009 tôi sang Phukhet gặp ông Nguyễn Sĩ Bình và ông Trần Huỳnh Duy Thức để bàn về tình hình chính trị, kinh tế của Việt Nam, và về chủ trương thành lập thêm hai đảng là Đảng Lao Động Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam để thu hút thêm mọi người tham gia.

Tiếp theo, Ls LCD xác nhận chủ trương thành lập 2 Đảng chính trị để thu hút mọi người tham gia. Hiến pháp của CSVN chỉ nhấn mạnh DCSVN là lực lượng lãnh đạo tiền phong v.v.. chứ không nói rõ là không cho phép thành lập đảng phái khác.Trên thực tế, thì đã từng có đảng xã hội và đảng dân chủ cùng hoạt động với DCSVN (mặc dù là 2 đảng bị giật dây và chi phối bởi DCSVN). Vậy thì việc Ls LCD muốn thành lập 2 Đảng chính trị không có gì là trái hiến pháp cả. Nếu Ls LCD bị bắt vì điều 88 Luật hình sự thì dây là 1 cơ hội để nêu lên tính vi hiến của đạo luật này, khoan kể đến vi phạm những qui ước về nhân quyền mà CSVN đã ký kết với Liên Hiệp Quốc năm 1982.

Trước mắt, tôi thống nhứt thành lập một blog mang tên là “Đảng Lao động Việt Nam” do tôi phụ trách và blog kia tên là “Đảng Xã hội Việt Nam” do anh Thức phụ trách. Và cũng tại Phukhet chúng tôi đã bàn về việc viết chung một cuốn sách mang tên là “Con đường Việt Nam” để tìm giải pháp cải cách tình hình xã hội kinh tế và pháp luật cho Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi cũng đã nhận định thời cơ của sự thay đổi sẽ diễn ra vào cuối năm 2010, xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội khủng hoảng. Sau khi về nước tôi đã lập một trang blog và viết lời tuyên cáo thành lập đảng Lao động Việt Nam nhưng do lỗi kỹ thuật chưa hoàn thiện và công bố thì nay tôi đã bị bắt.

Luật sư LCD lại tiếp tục “thú tội”  “viết chung một cuốn sách mang tên là “Con đường Việt Nam” để tìm giải pháp cải cách tình hình xã hội kinh tế và pháp luật cho Việt Nam..etc”

Viết sách và tìm giải pháp để cải cách đất nước là 1 sinh hoạt đáng được ca ngợi và thúc đẩy tại các nước dân chủ văn minh nhưng tại Việt Nam thi là tội. Đây lại thêm 1 lần nữa Ls LCD lên án “luật rừng” của CSVN.

Trong quá trình tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam tôi cũng đã góp ý chỉnh sửa một số văn phong và thuật ngữ của bản điều lệ của Đảng Dân chủ Việt Nam. Tôi cũng đã được ông Nguyễn Sĩ Bình chuyển cho tham khảo và nghiên cứu một bản tân hiến pháp nhằm phục vụ cho việc soạn thảo một bản hiến pháp của Đảng Dân chủ Việt Nam.

Tôi thấy rằng là những việc làm trên của tôi là vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi rất ân hận với những hành vi sai trái của mình và tôi mong được nhà nước xem xét, khoan hồng.

Đọc đến đoạn cuối cùng.. “Tôi thấy rằng là những việc làm trên của tôi là vi phạm pháp luật Việt Nam” Xin nhấn mạnh… vi phạm luật pháp (rừng) của nhà nước CSVN mà thôi. Xin lưu ý, Ls LCD không hề nhận tội chống phá, hay  âm mưu lật đổ chính quyền như CSVN rêu rao trên các báo đài.

Thêm 1 chi tiết nhỏ khá tinh tế… “mong được nhà nước xem xét, khoan hồng”. Trong 1 nhà nước pháp quyền thực sự thì… Ls LCD phải xin vị đại diện cho tòa án (chánh án chẳng hạn) khoan hồng. Nhưng ở đây Ls LCD xin ‘nhà nước’ khoan hồng.

Theo ý kến riêng của tôi đây là 1 bản cáo trạng khéo léo và khôn ngoan mà Ls LCD đã nặn ra. CSVN trong lúc hấp tấp muốn khoe khoang khả năng đàn áp của mình nên đã huênh hoang ép cung Ls LCD và tung lên trên bộ máy tuyên truyền của chế độ văn bản “thú tội” này nhưng có lẽ chắc CSVN không ngờ đã bị bộ óc thông minh của Ls LCD lật mặt chế độ độc tài vởi luật pháp vi hiến, đi ngược với trào lưu tiến hóa văn minh của thế giới.

Tôi thật thán phục bộ óc thông minh của Ls Lê Công Định và ngòi bút uyển chuyển khéo léo của anh đã mượn bộ máy công an, thông tin của CSVN để tự lật mặt nạ chính chế độ độc tài, lạc hậu và thối nát này.

Bái phục, bái phục.

Nguồn: danchimviet.com

Bookmark and Share

Tháng Bảy 6, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | 8 bình luận

BÁO CAND NGỤY TẠO CHỨNG CỚ ĐỂ BUỘC TỘI LS LÊ CÔNG ĐỊNH

Thông tín viên Hà Giang, RFA
2009-07-05

Liên tiếp trong các số báo ra ngày 21, 22 và 23 tháng 06, tờ Công An Nhân Dân Online đã đăng một bức hình trong đó có một người bị đánh dấu, và đưa tin người đó là LS Lê Công Định tham dự một buổi họp do ông Nguyễn Sỹ Bình của đảng Nhân Dân Hành Động tổ chức tại Đan Mạch.

Vài ngày sau đó, Kỹ Sư Huỳnh Quốc Huy, thuộc Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Tự Do Dân Chủ Tại VN Ở Aarhus – Đan Mạch đã phổ biến một bản lên tiếng khẳng định là buổi sinh hoạt này KHÔNG liên hệ gì đến ông Nguyễn Sĩ Bình hay LS Lê Công Định, và KHÔNG hề có sự hiện diện của 2 vị này.

Một loạt bài viết được đăng trên cơ quan ngôn luận của Bộ Công An Việt Nam gần đây đã gây nhiều phản ứng mạnh trong dư luận.

Đó là bài viết có tên “Nguyễn Sỹ Bình và tổ chức “đảng nhân dân hành động” và bài “Những kẻ cơ hội bị đẩy thành “tiên phong” chống Nhà nước” đăng trên báo Công An Nhân Dân Online trong các ngày 21, 22 và 23 tháng 6 vừa qua.

Báo Công An Nhân Dân ngụy tạo chứng cớ

Báo Công An Nhân Dân ngụy tạo chứng cớ

Đánh lừa dư luận

Lý do của những phản ứng mạnh mẽ này là vì các bài báo đều cùng đăng một tấm hình trong đó một người đàn ông đã được đánh dấu và khẳng định đó là LS Lê Công Định, với lời chú thích: Lê Công Định trong buổi hội thảo “Tự do dân chủ cho Việt Nam” do Nguyễn Sĩ Bình tổ chức tại Đan Mạch”, nhưng theo lời của giáo sư Nguyễn Chính Kết, một người tham dự buổi hội thảo cũng có mặt trong tấm hình được chụp, thì những bài báo này đã viết hoàn toàn sai sự thật.

“Chắc chắn là người trong cái hình báo Công An đưa ra 100% không phải là LS Lê Công Định, và buổi tổ chức hôm đó là do Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ trong nước tổ chức tại Aarhus – Đan Mạch, chứ không phải là do ông Nguyễn Sỹ Bình tổ chức. Người đứng đầu tổ chức hôm đó là kỹ sư Huỳnh Quốc Huy, là chủ tịch của Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ cho VN tại Aarhus – Đan Mạch.”

Nhưng tại sao một cơ quan ngôn luận chính thức của Bộ Công An Việt Nam lại đăng một tin hoàn toàn không đúng với sự thật như vậy ? Và làm như thế thật ra có thể hay không?

GS Nguyễn Chính Kết phát biểu:

“Tôi nghĩ là khi không tìm ra được chứng cớ để kết tội các nhà đấu tranh cho dân chủ mà họ muốn bắt bỏ tù, chẳng hạn như trường hợp LS Lê Công Định, thì CSVN tìm cách đưa ra những hình ảnh để mà gán ghép người này người kia có mặt trong những chỗ nọ chỗ kia hầu có những cái bằng chứng giả mạo mà gán ghép, để mà kết tội. Nhưng mà tôi thấy cái kiểu giả mạo này quá dở, chỉ làm trò cười cho thiên hạ thôi, và CS làm như vậy thì có vẻ như là coi thế giới vẫn còn lạc hậu về thông tin như họ, tại vì người ta muốn kiểm chứng thì chỉ cần vào google thì kiểm chứng được ngay.”

Quả tình là khi đánh những chữ “Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Tự Do Dân Chủ VN tại Aarhus – Đan Mạch” vào Google thì chúng tôi đã tìm được vô số những link vào các trang web, điển hình là trang web vnn-news (http://www.vnn-news.com/spip.php?breve8508) trong đó có bài viết được đưa lên mạng vào ngày 23/6/2007.

Bài viết này tường trình buổi mắt ra của ủy ban trong đó có một tấm hình giống y như tấm hình mà các bài báo của báo Công An Nhân Dân Online đã đăng, nhưng điểm đáng chú ý là câu chú thích nguyên thủy của tấm hình là “Ban Điều Hành UBYT Phong Trào Tự Do Dân Chủ VN tại Aarhus – Đan Mạch cùng GS Nguyễn Chính Kết trong buổi ra mắt Ủy Ban ngày 18.03.2007” đã bị báo Công An Nhân Dân Online đổi thành: “Lê Công Định trong buổi hội thảo “Tự do dân chủ cho Việt Nam” do Nguyễn Sĩ Bình tổ chức tại Đan Mạch”

Tố cáo ngụy tạo…

Đứng trước sự kiện đó, ông Huỳnh Quốc Huy, thuộc UBYT Phong Trào Tự Do Dân Chủ tại VN/Aarhus – Đan Mạch đã phổ biến một bản lên tiếng vào ngày 1/7/2009, với nội dung như sau:

Chúng tôi, Ủy Ban Yểm Trợ Aarhus (Đan Mạch), xin khẳng định trước cả thế giới rằng chúng tôi là chủ bức hình đó và là người tổ chức buổi sinh hoạt. Buổi sinh hoạt này KHÔNG liên hệ gì đến ông Nguyễn Sĩ Bình hay luật sư Lê Công Định, và KHÔNG hề có sự hiện diện của 2 vị này. Người bị đánh dấu trong hình là một đồng bào đang sinh sống tại Đan Mạch. CHẮC CHẮN đó không phải là luật sư Lê Công Định.

Chúng tôi xin để công luận thế giới và mọi người Việt Nam đánh giá mức độ coi thường người dân và coi rẻ công lý của hệ thống pháp lý CSVN.”

Qua trao đổi với đài Á Châu Tự Do, ông Huỳnh Quốc Huy một lần nữa khẳng định:

“Đó là một buổi ra mắt của UBYT Tự Do Dân Chủ tại VN ở tại thành phố Aarhus (Đan Mạch) tổ chức vào 18/3/2007 có sự hiện diện của GS Nguyễn Chính Kết trong dịp ông đi công tác ở Âu Châu. Và nó hoàn toàn không có liên can gì, hoàn toàn không có mặt của ông Nguyễn Sỹ Bình hoặc là ông Lê Công Định. Trên bức hình mà báo Công An Nhân Dân đăng có đánh dấu một người ghi đó là LS Lê Công Định, điều đó không đúng, người này là một người VN đang sống ở Đan Mạch. Chúng tôi viết bản lên tiếng để nhằm cho mọi người biết rằng điều mà Công An Việt Nam đưa lên là không đúng sự thật.”

Một số người Việt Nam ở hải ngoại vẫn còn kinh ngạc trước sự kiện báo chí trong nước đăng tin sai lạc như vậy. Nhưng theo GS Nguyễn Chính Kết thì đây là việc rất thường xẩy ra:

“Tôi nghĩ rằng cái việc báo chí trong nước đăng tin sai lạc như thế này đó, là một cái thủ thuật thông thường, cố hữu của nhà nước CSVN để gán ghép những người phụng sự công lý, tự do dân chủ và nhân quyền. Tôi thì tôi đã từng thấy những bài cộng sản viết về tôi có rất nhiều những sự kiện ngụy tạo ra, để nhằm đánh lừa người dân ở trong nước vốn bị mù về thông tin.”

Lời viết của một thành viên trên diễn đàn điện tử X-Café có thể được xem như là một phản ứng tiêu biểu của dư luận trong nước:

“Thật tình không hiểu nổi nữa sao lại có kiểu đánh lận con đen như vậy hở trời…! Trong một sự kiện được quan tâm đặc biệt, cả thế giới biết đến, theo dõi, đang từng bước gỡ rối thì Đảng mình lại tắc trách đến ngây thơ thế này. Có cảm giác Đảng mình càng lúc càng đi vào thế bế tắc. Thất vọng quá! Không ai có thể tin nổi là có sự copy đến lộ liễu vậy ở một báo online được cho là chính thống.”

Hà Giang, thông tín viên RFA

Nguồn: RFA

Tháng Bảy 6, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | Bình luận về bài viết này

VỤ ÁN LÊ CÔNG ĐỊNH VÀ ĐÔI CÒNG SỐ 8

Lê Việt

Nguyên Khang, ca sĩ và cũng là xướng ngôn viên, trong một lần đọc tin với Mỹ Huyền trên băng tần truyền hình 57.4 SET, sau khi nêu lên nguyên văn điều 88 bộ luật hình sự của CSVN, Nguyên Khang có một nhận xét khiến người nghe sửng sốt nhưng vô cùng lý thú khi người ca sĩ này hình dung :

“ Hai con số 8 của điều 88 là hai cái còng số 8 sẵn sàng chờ đón mọi người.”

Thật là giản dị, chẳng phải tìm hiểu, phân tích hay bình luận sâu xa, cứ coi điều 88 là hai cái còng số 8, mọi vụ việc đều được sáng tỏ như ban ngày. Nguyên Khang chỉ nhìn vấn đề bằng trực giác, trước những mánh mung, lắt léo của điều 88, khi Khang đưa ra lời bình:

“Đây là một cái bẫy để cộng sản sẵn sàng bắt người vô tội vạ”

Quan điểm này của người ca sĩ trẻ Nguyên Khang, đã khiến chúng tôi liên tưởng đến nhận định của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thuộc địa phận Hà Nội trong một câu nói ngắn gọn :

“ Sống trên đất nước này, chỉ cần mở miệng là có tội rồi!”

Nếu chấp nhận ý kiến này thì thật là vô ích khi nói đến tòa án và luật pháp của cộng sản nói chung. Trong Bộ Tư Bản Luận, thủy tổ của chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx đã đưa ra đề quyết: “Luật pháp chỉ là sản phẩm của đế quốc tư bản”. Đàn hậu duệ của Marx từ Lénine, Staline, Mao Trạch Đông đến Hồ Chí Minh… đã tự biên, tự diễn những luật lệ dành riêng cho “vô sản chuyên chính” là cha đẻ của “Tòa Án Nhân Dân”, một danh xưng rất mị dân, nhưng là một công cụ trừng trị dân hết sức tàn nhẫn.

Trong 7 thập niên cầm quyền, các chế độ cộng sản đã giết chết khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới. Cuốn “Le livre noir du communisme” (Hồ sơ đen của chủ nghĩa cộng sản) do các học giả Âu Châu biên soạn vào cuối thế kỷ 20, đã nói rõ từng sự việc, trong đó, chỉ riêng Hồ Chí Minh đã giết chết 20 triệu dân Việt. Năm 2006, Tổng Thống George W. Bush đã khánh thành “Tượng Đài Kỷ Niệm Nạn Nhân Cộng Sản” tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, ngay sau khi tiếp Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nước CSVN tại Tòa Nhà Trắng.

Cách đây vài tuần, một luật sư – không muốn nêu tên – thuộc luật sư đoàn Hà Nội đã phát biểu trên Đài BBC đại ý : “ Việt Nam làm luật chỉ để làm dáng, chứ không phải để thi hành luật. Nếu thế thì có luật cũng như không”.

Từ ngày CSVN gọi là có pháp luật thì hai cái còng số 8 của điều 88 đã bắt giam và thủ tiêu không biết bao nhiêu công dân Việt yêu nước. Những người tù lương tâm như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân bị Tòa Án Nhân Dân kết án chỉ là những nhân vật nổi. Còn biết bao người hiện vẫn ngồi tù mà chẳng ai biết số phận họ ra sao !  Ngày gần đây, CSVN đã tạo ra một loại tội phạm như Lê Công Định để biến Định thành một loại “dê tế thần”(Bouc émissaire) hy sinh cho tham vọng riêng tư của đảng. Không may cho Lê Công Định bị rơi vào thời điểm tình hình Việt Nam đang gặp những sóng to, gió lớn do cả nội lẫn ngoại xâm gây ra như vụ khai thác mỏ beauxite, vụ khủng hoảng tài chánh và tiền tệ trong nước được chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thú nhận trong phiên họp Quốc Hội Gật ngày gần đây, vụ Trung Cộng trắng trợn chiếm đoạt thềm lục địa và biến các “con đường tơ lụa” dọc theo biên giới  thành cửa ngõ mở rộng cho nạn buôn lậu tự do lộng hành.  Sau hết cũng phải kể đến vai trò Thủ Tướng đầy quyền uy của Nguyễn Tấn Dũng được dân trong nước gọi tắt là Ba Dũng,  đang bị Cù Huy Hà Vũ đâm đơn kiện vì làm ăn sai luật. Vụ này tuy nhỏ, nhưng dân chúng rất bõ hờn vì có một thường dân Cù Huy Hà Vũ thay mặt họ, dám làm cho đương kim Thủ Tướng Ba Dũng mất mặt vì lãnh đạo ngu dốt. Nhằm tung hỏa mù để đánh lạc hướng dư luận, CSVN không tìm được biện pháp nào tốt hơn là dùng con dê tế thần Lê Công Định, một luật sư được trong và ngoài nước biết tiếng, đỡ đòn giùm cho mình. Thật thế, giữa Lê Công Định và Cù Huy Hà Vũ, cả hai đều là luật sư, và con mồi đáng bắt phải là Cù Huy Hà Vũ, nhưng CSVN không dám, vì Cù Huy Hà Vũ tính tình hiên ngang, quả cảm, dám nói, dám làm. Hơn thế, Cù Huy Hà Vũ là con trai Cù Huy Cận, tức nhà thơ Huy Cận từng là Bộ Trưởng Văn Hóa dưới triều đại Hồ Chí Minh và người thanh niên họ Cù này còn là cháu ruột của Ngô Xuân Diệu, tức là nhà thơ Xuân Diệu cùng với Huy Cận phục vụ dưới lá cờ đảng cho đến ngày nhắm mắt lìa đời. Để biết thêm về con người Cù Huy Hà Vũ nặng ký như thế nào khiến cộng sản phải tránh né ông, chúng ta thử nghe Trần Khải Thanh Thủy, một nhà văn chống cộng được`cả thế giới biết tiếng, hiện ở Hà Nội, đã viết và đưa lên báo mạng được tờ Người Việt đăng tải với cả hình ảnh, đề cập đến vụ kiện Ba Dũng, có đoạn, nguyên văn như sau :

“Có thể nói, chưa một vụ kiện nào gây nhiều bức xúc đến mức từ quan tòa đến  nguyên thủ quốc gia nóng lòng, nóng ruột như ngồi trên đống lửa, để rồi trong vòng 8 ngày phải cử người đến gặp anh nhiều lần tại văn phòng luật sư của anh để trao giấy mời thảo luận về vụ án mà người bị kiện đích danh là Thủ Tưóng Nguyễn Tấn Dũng…”

Tiếp theo là lời của Cù Huy Hà Vũ nói với Trần Khải Thanh Thủy được ghi lại như sau :

“ Việc kiện Thủ Tướng Dũng là một việc làm đương nhiên của những công dân có trách nhiệm trước những hiểm họa khó lường của việc khai thác bauxite. Có những công an viên cũng đã bày tỏ là họ sẽ ủng hộ tôi và muốn tôi phải gây bão lớn thổi bạt những hệ lụy xấu xa của chế độ này.”

“Không thành công thì thành nhân”, mặc dù vụ kiện Ba Dũng đã bị trả về cho nguyên đơn, nhưng ít nhất cũng có hiệu lực dằn mặt bọn tham quan ô lại và sẽ là chiếc cầu nhún cho những vụ kiện sau này.

Không bắt được Cù Huy Hà Vũ, CSVN đã đem Lê Công Định để thay thế. Tuy nhiên, thiên bất dung gian, vì không tiên liệu được hậu quả, CSVN đang phải đương đầu với các làn sóng chống đối dữ dội chưa từng thấy từ khắp nơi trên thế giới. Tưởng rằng, Đại Sứ Mỹ Michael Michalak – thời gian này đang tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại Hoa Thịnh Đốn – sẽ là cái khiên che đỡ cho mình, nhưng không ngờ, Mỹ lại là nước đầu tiên lên án CSVN mạnh mẽ hơn bất cứ quốc gia nào khác, qua thông cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ đòi CSVN phải trả tự do cho Lê Công Định ngay lập tức. Để trả đũa Mỹ, Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nước, nhân dịp chủ tọa lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Học Viện Ngoại Giao tại Hà Nội, đã điên cuồng chửi xéo Mỹ là nước giàu có nhất thế giới nhưng cũng là nước vi phạm nhân quyền thô bạo nhất. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, một sự lạ chưa từng thấy cũng đã diễn ra tại Hà Nội. Sự lạ đó là Bộ Ngoại Giao cùng với Bộ Văn Hóa Thông Tin CSVN đã mở cuộc họp báo bất thường để đưa ra những lời nài nỉ, van xin giới truyền thông và ngoại giao đoàn, ủng hộ vụ bắt giữ Lê Công Định là kẻ đã cùng với các thế lực phản động hải ngoại âm mưu lật đổ chính quyền CSVN. Có lẽ trong lịch sử bang giao và truyền thông quốc tế, chưa ai chứng kiến cái hiện tượng xin xỏ kỳ cục và quái đản như vậy. Tin tức còn cho hay, giới truyền thông trong nước tham dự cuộc họp báo, mỗi người nhận được một phong bì 300 ngàn đồng và nhất là được đặc cách đối xử tử tế hơn hẳn thông lệ.

Năm 2006, CSVN đã một lần phạm phải lỗi lầm tương tự khi bắt ông Đỗ Thành Công, đảng viên Đảng Dân Chủ Nhân Dân có trụ sở tại Bắc California, nhân chuyến ông đi công tác  cho sở ở Trung Cộng, tiện dịp ghé thăm thân mẫu tại Phan Thiết.  Ông Công đã bị công an bắt giữ và vu cáo cho ông tội giải truyền đơn chống phá Nhà Nước CSVN rồi đem giam ông tại Saigon. Nhận được tin này, Bộ Ngoại Giao Mỹ bèn lên tiếng phản đối và đòi gửi sứ giả qua Việt Nam để điều tra sự việc. Nhận biết thái độ quyết liệt của Bộ Ngoại Giao Mỹ, CSVN đã lập tức trả tự do cho ông Đỗ Thành Công trở về Mỹ, mau mắn cho đến nỗi, không một ai hay biết kể cả giới truyền thông, ngoại trừ vợ ông, nhờ được cú điện thoại cầm tay do ông Công báo cho gia đình ở Mỹ. Sáng hôm sau, BBC là đài đầu tiên loan tin ông Đỗ Thành Công đã được cộng sản trả tự do. Và cái nguyên nhân ông Công bị CSVN bắt giam hai tuần lễ là một thư viết tay do một người nào đó gửi đến Bộ Công An để làm bằng chứng.

Ngoài chính phủ Mỹ và các Hội Bảo Vệ Nhân Quyền Quốc Tế, vụ bắt giữ Lê Công Định còn bị Khối Liên Hiệp Âu Châu , đặc biệt là Hội Luật Sư Quốc Tế IBA (International Bar Association) gồm 30 ngàn đoàn viên cực lực phản đối. Bắt giam luật sư Lê Công Định và ngày gần đây dọa giết luật sư Lê Trần Luật được nhân dân trong nước tôn vinh là luật sư của dân oan, chứng tỏ CSVN đang muốn triệt hạ giới luật sư nhằm tiêu diệt mọi khuynh hướng đòi dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Mỹ – nhất là ông Đại Sứ Michael Michalak – cần được lưu ý về dã tâm này của cộng sản.

“Mềm nắn rắn buông”. Muốn cứu Lê Công Định thì phải quyết liệt làm tới để gỡ bỏ hai cái còng số 8 của điều 88 Bộ Luật Hình Sự của cộng sản là đầu mối của mọi vụ bắt giam người bừa bãi hiện đang diễn ra hàng ngày tại Việt Nam.

Tháng Bảy 3, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | 13 bình luận

BÍ ẨN LỆNH BẮT KHẨN CẤP LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH

Bích Liên

Lệnh bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định ngày 13/6 vừa qua gây sốc mạnh đối với cả dư luận trong nước và dư luận nước ngoài. Cú sốc đó cũng là dễ hiểu khi luật sư Định, được biết đến là một người điềm đạm, từng tiếp xúc với hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội, một trí thức có tâm và có tầm với đất nước, được đánh giá như một hình tượng thành đạt của lớp trẻ và là một trong những luật sư giỏi nhất Việt Nam, bị cáo buộc với tội danh « cấu kết với các thành phần phản động » và « lật đổ chính quyền ».

Trên báo đài hải ngoại, nước ngoài, trên các diễn đàn, cộng đồng bloggers đã đặt nhiều lý giải cho việc bắt khẩn cấp luật sư. Bài viết này không tham vọng tổng hợp hết những giả thuyết đã đặt ra mà chỉ xin đề cập đến những lý giải lặp lại khá nhiều và đưa ra một cách hiểu khác về lệnh bắt khẩn cấp luật sư mà có lẽ ít người nghĩ đến.

***

Bắt luật sư Định : lái dư luận khỏi những vấn đề đang « nóng » ?

Có nhiều lớp sương mù che lấp sự thật việc bắt khẩn cấp luật sư Định. Xin được điểm qua một vài « lớp sương » đáng chú ý : sức nóng của dư luận, nhất là giới trí thức, xung quanh dự án khai thác bauxite, với đỉnh điểm là đơn khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của luật sư Cù Huy Hà Vũ theo luật Môi trường, luật Quốc phòng và luật Di sản Văn hóa ; tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc, với sự kiện gần đây nhất là việc chính quyền phản ứng yếu ớt trước lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc đối với thuyền nhân Việt Nam trong vùng biển tranh chấp ; truy tố Huỳnh Ngọc Sĩ vì tội « lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ », cụ thể là lợi dụng tài sản NN cho thuê lấy tiền thay vì tội nhận hối lộ, tham nhũng FDI.

Giả thuyết thứ nhất : bắt luật sư Định để răn đe luật sư Cù Huy Hà Vũ, rộng ra là răn đe giới trí thức phản đối dự án bauxite. Sự kiện một cá nhân kiện Thủ tướng là chưa bao giờ có tiền lệ trong xã hội Việt Nam, xảy ra ngày 11/6, ngay trước ngày luật sư Định bị bắt hai ngày, mà cá nhân đó cũng là một luật sư, có thể dẫn người đọc đến suy diễn « rung cây nhát khỉ ».

Đúng là việc dùng lệnh bắt giữ một cá nhân, nhất là đối với những người dân chủ, trí thức có tiếng nói phản biện, để răn đe, đàn áp những cá nhân khác là quá quen thuộc với chính quyền hiện nay. Nhưng trong trường hợp luật sư Định, đây là một giả thuyết nhảm nhí. Muốn răn đe thì trước hết phải bắt giữ GS Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng- những người đã khởi xướng bản kiến nghị, tạo nên làn sóng phản ứng của giới trí thức, chứ không phải luật sư Định vì trong vấn đề bauxite, ngoài việc kí vào bản kiến nghị ấy thì luật sư không còn hành động nào khác.

Giả thuyết thứ hai : bắt luật sư Định là để giảm « nhiệt » ở những vấn đề khác : bauxite, biển Đông, Huỳnh Ngọc Sĩ…Vậy cần gì phải bắt khẩn cấp ? Hơn nữa, chính quyền Việt Nam đủ khôn ngoan để không « đổ dầu vào lửa ». Một chính quyền xem trọng ổn định chính trị-xã hội như chính quyền cộng sản thì sẽ không hành xử theo cách này nếu không bị đụng đến tử huyệt (sẽ trình bày phía dưới).

Giả thuyết thứ ba : vì an ninh quốc gia. Phản bác của một thành viên chính thức trên diễn đàn X-cafe, Vanminh, về giả thuyết này rất hợp lý. Xin trích dẫn :

« Theo lô gích thông thường của bên An Ninh thì chưa đến mức phải tiến hành bắt khẩn cấp LS Lê Công Định, vì nguy cơ với an ninh quốc gia chưa thể hiện rõ ràng. Tất cả những chứng cứ đưa ra chỉ là tài liệu, quan điểm đấu tranh ôn hòa, dựa trên lý lẽ, dù không có lợi cho chính thể hiện nay, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi, và do đó không thể có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. (…)

Với những lời buộc tội nghiêm trọng « tổ chức lật đổ chế độ vào năm 2010 », thì việc chỉ bắt được mình LS Lê Công Định với một số tài liệu kêu gọi đấu tranh dân chủ bất bạo động là rất không tương xứng. Thông thường, bên An Ninh sẽ kiên nhẫn chờ lâu hơn một chút, để ra tay bắt luôn một mẻ lưới lớn khi các lãnh tụ của phong trào bắt đầu gặp gỡ và xúc tiến các công việc cụ thể. Ít nhất việc đó giúp họ luận tội rõ ràng hơn, chưng ra được chứng cứ cụ thể hơn, và giúp họ có thành tích to tát hơn. »

Giả thuyết thứ tư, do Vanminh đưa ra, mang thiên hướng chính trị : bắt khẩn cấp luật sư Định được ấn định bởi nhóm lợi ích đang thâu tóm một số quyền hành trong nội bộ ĐCS để chuyển thông điệp đến phe phái trong đảng (mà đối tượng chính là các Đại biểu Quốc hội) về mối nguy cơ tiềm ẩn sụp đổ chế độ nhằm gia tăng đoàn kết nội bộ giải quyết vấn đề. Giả thuyết cho rằng « vụ bắt LS Lê Công Định đang được sử dụng như một công cụ để minh chứng cho các quan chức sự nguy hiểm của « diễn biến hòa bình », quan điểm luôn « thù địch » và « chống đối » của các nước Phương Tây với Việt Nam – vốn có thể dẫn đến sự sụp đổ chế độ trong tương lai không xa (2010) », và như thế là « ngả theo Trung Quốc gần để tránh đối đầu và giữ yên chế độ ».

Như vậy giả thuyết này xem luật sư Định như là một con cờ trong tay ĐCS không khác với bất kì con cờ nào nếu con cờ đó có tư tưởng cấp tiến và « thân Tây ». Lệnh bắt khẩn cấp vì thế cũng không xuất phát từ bất cứ hoạt động nào của luật sư.

Giả thuyết này nghe qua có vẻ hợp lý. Đúng là trong lòng ĐCS luôn có hai phe cánh lớn, thân Tây (Mỹ) và thân Trung Quốc. Cũng đúng ở chỗ nguy cơ diễn biến hòa bình (theo ý ĐCS) là có thực. Đúng hơn nữa là trước nguy cơ bị mất quyền, các phe phái trong ĐCS cho đến bây giờ luôn dẹp bỏ được mâu thuẫn trước mắt để đối phó với nguy cơ.

Nhưng giả thuyết có điểm không thuyết phục.

Về nguyên nhân có thể dẫn đến nguy cơ sụp đổ chế độ, ĐCS biết rằng mối đe dọa lớn nhất không phải từ phương Tây, họ chỉ dùng phương Tây như một nhát dao lịch sử khoét vào sự thù địch mà phương Tây đã tạo ra, trong quá khứ, với người dân Việt Nam. Áp lực phương Tây về vấn đề dân chủ có lớn đến đâu cũng chỉ đạt được sự nới lỏng đôi chút không gian chính trị chứ không thể đe dọa được ĐCS vì viện dẫn điều cấm « can thiệp vào nội bộ » Việt Nam từ luật pháp quốc tế. Nếu Vanminh giả thuyết rằng phương Tây chỉ là nguyên nhân « ảo » dùng để hù dọa những đảng viên « không biết chuyện » thì sẽ đúng hơn. Mục đích của việc hù dọa này hoặc là làm cho việc thống nhất các quan điểm về những vấn đề nóng hiện nay dễ dàng hơn (cả BCT và Quốc hội), hoặc là để che dấu nguyên nhân thật sự. Để đạt được hai mục đích này, nếu không liên quan trực tiếp đến luật sư Định, thì ĐCS không chọn một « con cờ » nguy hiểm như luật sư Định, nhất là trong thời điểm mà mọi diễn biến xã hội đang gây bất ổn cho những người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Chỉ cần ông Trần Huỳnh Duy Thức là đủ. Thêm một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong nước và các chính khách quốc tế là không cần thiết trong thời điểm này. Đó cũng là điểm thiếu thuyết phục thứ hai của giả thuyết.

Phải là một điều gì đó liên quan đến SỐNG CÒN của ĐCS từ CHÍNH NHỮNG HOẠT ĐỘNG của luật sư thì ĐCS mới bất chấp tất cả để tiến hành « bắt khẩn cấp » một người có ảnh hưởng thực sự như luật sư, trong một thời điểm không hề thuận lợi. Hành động đó phải xứng tầm với « nguy hiểm tiềm ẩn sụp đổ chế độ » mà ĐCS lo sợ và đó là nỗi lo thực, chứ không phải hù dọa. Xin bình luận thêm ở đây là chi tiết « năm 2010 » cũng không phải là con số « ảo » ĐCS đưa ra đề hù dọa những người « không biết chuyện », mà là con số « thực » tồn tại trong một kế hoạch được vạch sẵn, có tính toán kĩ. Người nào từng biết đến blog nổi tiếng Change We need mà chủ nhân là ông Trần Huỳnh Duy Thức (chiba), bị cùng cáo buộc như luật sư Lê Công Định (chitu) thì sẽ hiểu là entry « Minh chủ sắp xuất hiện » là rộng đường dư luận cho thời điểm 2010 này –thời điểm mà sự xuất hiện Đảng Lao Động và Đảng Xã Hội sẽ làm thay đổi đời sống chính trị ở Việt Nam.

Xuất hiện Đảng Lao Động và Đảng Xã Hội : tử huyệt của ĐCS ?

Ai hiểu chế độ cộng sản thì sẽ hiểu vấn đề « SỐNG CÒN » hay là « huyệt tử » của ĐCS Việt Nam (tôi không nói đến ĐCS chung chung), hay « nguy hiểm tiềm ẩn sụp đổ chế độ » mà ĐCS Việt Nam viện dẫn chính là « độc quyền », từ độc quyền chính trị cho phép thao túng cả đời sống kinh tế, xã hội và tâm linh. Hệ quả trực tiếp nhất của độc quyền chính là dung túng cho nạn tham nhũng hoành hành, làm thối nát xã hội và lũng đoạn kinh tế nhưng có lợi cho thành phần cơ hội.

Trong các cáo buộc Cơ quan Điều tra (CQĐT) dành cho luật sư Lê Công Định mà báo chí có nhắc đến là việc luật sư cùng với ông Trần Huỳnh Duy Thức tiến hành lập Đảng Xã hội (ĐXH) và Đảng Lao Động (ĐLĐ) ở trong nước. Nhưng báo chí chỉ lướt qua rất nhanh, và độc giả hầu như cũng thờ ơ với chi tiết này.

Câu hỏi thứ nhất : Tại sao chi tiết luật sư là thành viên của Đảng Dân chủ – được kích hoạt năm 2006 bởi giáo sư Hoàng Minh Chính và đang tồn tại công khai tại Việt Nam – lại không được nhắc đến mà CQĐT và báo chí chỉ nhắm vào Đảng Việt Tân (Đảng VT) và Đảng Nhân Dân Hành Động (Đảng NDHĐ), mà theo tuyên bố của hai tổ chức này, họ không có quan hệ gì với luật sư Lê Công Định?

Việc chỉ đạo đăng tin chỉ nhắm vào Đảng VT (khủng bố) và Đảng NDHĐ (phản động) là có chủ ý. Đánh vào tâm lý sợ bị dắt mũi, bị xúi giục của những du học sinh hay những người trong nước trước các chính đảng dứt khoát không chấp nhận chế độ độc đảng toàn trị tại Việt Nam. Làm cho tâm lý dị ứng với các chính đảng đó càng cao hơn. Nếu thành phần trí thức của Việt Nam (mà phần quan trọng là du học sinh) dị ứng với dân chủ được quy cho là « giật dây » này, lo sợ bị người ĐCS cài vào theo dõi dẫn đến nghi kị lẫn nhau thì « diễn biến hòa bình » sẽ chậm lại rất nhiều.

Câu hỏi thứ hai : tại sao lại là Đảng Lao Động và Đảng Xã hội khi đã có Đảng Dân chủ và đảng này đang tồn tại và hoạt động công khai ở Việt Nam ?

Đảng Dân Chủ được phục hoạt năm 2006 bởi giáo sư Hoàng Minh Chính, nguyên Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam trước đây (thành lập ngày 30 tháng 6 năm 1944). Ai từng biết và hiểu được tính chất của những cuộc cách mạng màu như ở Ukraine (2005, màu da cam), Myanmar (2007, màu nâu)… thì sẽ hiểu đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, tìm kiếm đối thoại thay vì đối đầu là xu thế đấu tranh ngày càng được ủng hộ trên thế giới. Ở Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Cổ võ cho hình thức đấu tranh này trên tinh thần thượng tôn pháp luật, Đảng Dân Chủ, với lý tưởng đem lại dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam để phát triển bền vững đất nước, là và sẽ là lựa chọn của nhiều thành phần trong xã hội. Thiệt thòi của các đảng viên Đảng DC hiện nay, dưới sự cầm quyền độc đoán của Đảng cộng sản, là chưa được tự do hoạt động ở Việt Nam.

Những đảng viên cộng sản cấp tiến – những người chán ghét cảnh tham nhũng mà cơ chế cộng sản tạo ra và muốn đất nước thoát khỏi cách điều hành mà ĐCS đang áp dụng – cũng sẽ theo xu thế trên mà chọn lựa Đảng Dân Chủ ? Câu trả lời cho câu hỏi này thuộc về phạm trù tâm lý nhiều hơn là vấn đề quy tắc. Bởi xã hội Việt Nam, tuy là một xã hội dễ du nhập Văn hóa của những nước khác, về chính trị lại bảo thủ (bảo thủ do văn hóa chính trị, nhưng cũng do sợ hãi bị đàn áp). Có những đảng viên cộng sản chọn im lặng và thoái lui vào những vị thế ít gây ảnh hưởng để tránh phải đưa ra những quyết định trái lương tâm, có người lại chọn lên tiếng lúc về già…Nhưng đó chỉ là cách chọn lựa của từng cá nhân để giữ lấy chút nhân tâm của mình. Đối với tập thể, một không gian sinh hoạt chính trị lành mạnh, không bị tham nhũng quấy nhiễu, vẫn luôn là đòi hỏi của những đảng viên cộng sản này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu có một đảng là ĐLĐ và ĐXH, mà lịch sử cận đại của Việt Nam đã chứng minh là ít nhiều có mối liên hệ « máu thịt » với ĐCS, đáp ứng được đòi hỏi này? Nhìn lại chặng đường lịch sử ĐCS Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận thấy mối liên hệ máu thịt này : ĐCS VN (thành lập năm 1930 ở Hồng Kông) nhưng giải tán (về mặt hình thức) cùng với ĐCS Đông Dương sau cách mạng Tháng Tám, và ĐLĐ ra đời (công khai) tại miền Bắc Việt Nam từ 1951 và điều hành chính sự. Cái tên « ĐCS » chỉ xuất hiện trở lại sau ngày thống nhất, năm 1976. Từ « Đảng ta » cũng từng được dùng cho ĐLĐ.

Theo góc nhìn lịch sử thì ĐLĐ là tiền thân của ĐCS hiện nay, ĐCS không thể phủ định sự tồn tại của ĐLĐ. Có thể nói, đảng viên cộng sản vì thế hoạt động trong ĐCS hay ĐLĐ đều là một.

Với Đảng Dân Chủ hay một nhóm chính trị khác, ĐCS thường hay vin vào điều 88 BLHS, với « tội danh » « phản động », « lật đổ chính quyền »…như trong trường hợp của luật sư Định, để huy động lực lượng an ninh, tư pháp như công cụ đàn áp và thậm chí « xúi giục » nhân dân « đấu tố » thành viên của các đảng phái này. Nhưng với một đảng tiền thân của ĐCS hiện nay, điều 88 BLHS và các công cụ mà ĐCS từng dùng đối phó với thành viên đảng khác trở nên vô hiệu vì ĐLĐ cũng là « Đảng ta ».

Cần phải nhấn mạnh rằng, nếu xuất hiện ĐLĐ với một không gian sinh hoạt chính trị lành mạnh, hướng đến phát triển đất nước thì số đảng viên cộng sản theo ĐLĐ không phải là ít. Những nhân vật cấp cao của ĐCS hiểu rằng ngoài thành phần cơ hội, đảng viên cộng sản ở lại trong ĐCS chỉ vì không còn cách nào khác, vì chút kinh tế nuôi gia đình, chứ thực ra họ đã chán ghét cơ chế đấy lắm rồi, chán ghét tham nhũng, chán ghét bất công làm xã hội tha hóa. ĐLĐ xuất hiện, họ sẽ không phải chống đối  ĐCS mà vẫn có thể thoát khỏi cơ chế lũng đoạn mà ĐCS tạo ra, có thể sống và cống hiến theo đúng nhân cách con người. Đó là cách giải thoát phương thức sinh hoạt chính trị cho những cộng sản cấp tiến. Và ĐLĐ xuất hiện, thành phần cơ hội, tham nhũng sẽ bị cô lập (những thành phần cấp tiến sẽ đứng vào hàng ngũ ĐLĐ và ĐXH) và tất nhiên như thế, « tự do » tham nhũng như trước giờ sẽ bị hạn chế  rất nhiều.

Hơn nữa, thế lưỡng hổ trong một vương quốc nhưng lại không thể đấu đá với nhau mà phải học cách chung sống với nhau. Đó là điểm khởi đầu hoặc của hình thức sinh hoạt chính trị dân chủ trong một Đảng CS -LĐ, hoặc của nền chính trị dân chủ với nhiều đảng phái : ĐCS, ĐLĐ, ĐDC… Dù dưới hình thức nào thì cũng có nghĩa, ĐCS không còn nắm giữ độc quyền.

Câu hỏi thứ ba : ĐCS biết nguy hiểm nếu hai Đảng này được thành lập theo hướng như đã phân tích và nếu dư luận biết đến sự tồn tại hai Đảng này. Vậy tại sao CQĐT vẫn để báo chí nhắc đến hai Đảng này trong « âm mưu » của luật sư Lê Công Định và ông Trần Huỳnh Duy Thức ?

Việc nhắc đến hai Đảng này như một chi tiết « hờ » bên cạnh những cáo buộc mạnh mẽ, « đao to búa lớn » khác thực chất là để dọa những người cộng sản chán nản cơ chế hiện hành (có thể có người cũng đã tham gia vạch ra kế hoạch này !)…. dẹp bỏ « mộng tưởng ». Một kiểu « rung cây nhát khỉ ».

Kết luận :

1.  Huyệt tử của ĐCS mà việc bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định muốn che lấp là sự sống lại của ĐLĐ và ĐXH – độc quyền bị xóa bỏ, ngăn chặn những thành phần cơ hội trong ĐCS « tự do » tham nhũng.

2. Thông điệp (ngầm) chính xác mà vụ bắt luật sư Lê Công Định muốn gửi đến là : những người cộng sản muốn thấy xuất hiện ĐLĐ và ĐXH trong đời sống chính trị Việt Nam đừng ảo tưởng !

Nhưng những nhân vật cấp cao khi ra quyết định bắt khẩn cấp luật sư Định có khi cũng không nghĩ là chính họ cũng ảo tưởng – ảo tưởng về « trời yên biển lặng » sẽ đến như những vụ bắt bớ trước đây dù có đôi chút căng thẳng. Họ không ngờ áp lực lại quá lớn !

Những nhân vật này không phải không hiểu xu thế phát triển dân chủ là không cưỡng lại được. Nhưng, bằng mọi cách, họ muốn ngăn chặn sao cho nó đến càng muộn càng tốt để còn có thể trục lợi thêm nữa từ đặc quyền chính trị của mình. Mà giả sử ngay trong thành phần cấp cao này có đảng viên cấp tiến thì họ cũng không thể đơn độc đi ngược lại luật chơi của ĐCS Việt Nam.

Với việc bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định, họ (mong muốn) ngăn chặn sự trở lại của ĐLĐ và ĐXH – hai đảng sẽ góp phần đẩy tiến trình dân chủ hóa nhanh hơn. Nhưng họ không ngờ tới áp lực từ phản ứng của dư luận.

Tôi xin không bàn nhiều về mặt pháp lý những hoạt động của luật sư Lê Công Định và người cùng bị bắt với ông, ông Trần Huỳnh Duy Thức vì đã có nhiều bài phân tích và phân tích sâu về vấn đề này rồi.

Tôi chỉ xin khẳng định lại một điều, xét về Hiến Pháp và pháp luật Việt Nam thì hoạt động của hai nhân vật này không vi Hiến, không vi pháp.

Tham gia vào một đảng phái khác ĐCS không phải là có tội.

Lập một đảng phái khác cũng không có tội.

Thảo một bản Hiến Pháp mới (cáo buộc của CQĐT, nghi vấn của dư luận) tự thân nó không phải là cái tội mà là quyền của công dân đưa ra đề nghị cho Quốc hội.

Thay đổi Chính phủ theo phương thức ôn hòa qua lá phiếu là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, không có tội.

Chính vì ĐCS sợ mất độc quyền nên quy chụp suy diễn tất cả những điều ấy thành có tội. Đáng lẽ, đối với một người biết luật và khả năng bào chữa hiếm thấy như luật sư Định, ĐCS không nên dùng chiêu thức này. Màn kịch (có thể) « nhận tội » của luật sư Định, đạo diễn bởi chính những người bắt luật sư, cũng là một điều không nên.

Hiện tại, ngoài những nghi vấn xung quanh lệnh bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định, thông tin luật sư nhận tội sau khi bị bắt 5 ngày (được phát sóng trên VTV) lại đang đặt ra nhiều nghi vấn khác « thật không ? » « tại sao ? » « trong hoàn cảnh nào ? », « tại sao ông này bị bắt mấy ngày rồi mà giờ mới xuất hiện trên VTV, mà VTV chỉ phát sóng phần nhận tội ? ». Một khi tò mò, nhiều nghi vấn đặt ra mà truyền thông chính thống chỉ suy diễn một chiều một cách tùy tiện, không có cơ sở, thì người đọc/người nghe/người xem sẽ tự tìm hiểu, tự suy nghĩ, khám phá.

3.  Báo chí chính thống trong sự kiện bắt luật sư Định đóng vai trò quan trọng.

Quan trọng đối với chính quyền vì tung hỏa mù rất chuẩn. Có thể thấy nhiều luồng lập luận khác nhau xung quanh sự kiện này nhưng tất cả đều không nhìn thấy được điều mà ĐCS muốn che giấu khi bắt luật sư. Liệu một truyền thông đang tạo những hỏa mù có lợi cho « âm mưu » của lãnh đạo, đang che đậy « huyệt tử » của ĐCS thì có đáng bị  « chê trách » là « gây khó khăn cho lãnh đạo » như những gì mà CTN Nguyễn Minh Triết, TT Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở báo chí nhân ngày Lễ báo chí vừa rồi ?

Có thể ẩn ý của CTN và TT đằng sau câu nhắc nhở đó khác với những gì sẽ trình bày dưới đây nhưng rõ ràng hiện tại, liên quan đến luật sư Định, truyền thông chính thống đang thật sự « gây khó khăn cho lãnh đạo ».

Việc báo chí trong nước bôi xấu nhân phẩm, nhân cách một cách chủ quan (từ văn phong đến viện dẫn chứng cứ) một người mà trước nay được biết đến là có tài có tâm đến báo Tuổi trẻ cũng từng ca ngợi như luật sư Định không khác gì « cái tát ngược » vào mặt chính quyền trước những công dân khác và trước dư luận quốc tế. Cách chạy title (1), cách gọi tên « đối tượng » (2), cách bình luận (3) của báo chí trong nước gây bất bình cho những người tỉnh táo nhìn nhận sự việc.

Thứ nhất, báo chí không phải là nơi có thể đánh giá nhân phẩm và đời tư của một công dân bình thường, ngoại trừ những chuyên mục hài hoặc dành cho những người của công chúng.

Thứ hai, báo chí không phải là cơ quan xét xử, không được quyền đưa tin kiểu cáo buộc khi chưa có kết luận quy tội có hiệu lực của tòa án. Trong trường hợp đăng tin sự kiện đang được điều tra thì chỉ được để dưới dạng « nghi vấn » có trích dẫn lời từ CQĐT.

Một chính quyền để cho cơ quan của mình là báo chí (trong trường hợp Việt Nam) dẫm lên pháp luật để chà đạp nhân phẩm của công dân thì thử hỏi chính quyền đó « thượng tôn pháp luật » và « bảo đảm nhân quyền » ở điểm nào ? Mọi cam kết của chính quyền tự nhiên trở nên vô dụng, hình ảnh của chính quyền trước công dân khác và trước dư luận quốc tế bị ảnh hưởng một cách tai hại. Khi chính quyền đó đặt bút kí những cam kêt quốc tế khác về nhân quyền, – nhiều khi là điều kiện để đạt được những thỏa thuận kinh tế có lợi (như vay ODA, xuất khẩu với thuế ưu đãi…)-  liệu còn có ai sẽ tin ?

Sự tuân lệnh cấp trên có thể nói là « thái quá » trong sự việc này cộng với sự thiếu hiểu biết (về lợi ích/thiệt hại, về cách hành xử) của truyền thông trong nước đang giết dần niềm tin của người đọc vào báo chí quốc nội và giết chết hình ảnh của chính quyền VN trước quốc tế. Nếu muốn vực dậy, nền báo chí Việt Nam, – một nơi đáng lẽ cung cấp được nhiều hiểu biết có ích cho cộng đồng,-  trước tiên cần phải tự tìm hiểu (về) và hiểu đúng vai trò chính của mình trong xã hội.

Nhân nói đến khuôn mặt của chính quyền Việt Nam đang bị chính chính quyền làm xấu đi, xin kết thúc bài bình luận này bằng tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 25/6, chuyển đến các phóng viên ngoại quốc làm việc tại Việt Nam một thông cáo trình bày vụ việc bắt luật sư Lê Công Định và « mong muốn » là giới truyền thông quốc tế « hiểu biết và ủng hộ » việc bắt giữ này. Đây là sự kiện chưa từng xảy ra trước đây. Có thể thấy là áp lực quốc tế, với sự góp phần không nhỏ (4) của các hãng truyền thông lớn trên thế giới, đang « gây khó khăn cho lãnh đạo » Việt Nam.

Cơn lốc Lê Công Định và những bí ẩn xung quanh lệnh bắt khẩn cấp luật sư vì thế không kết thúc với việc luật sư nhận tội.

Sau cùng, với những vấn đề của ĐCS đã gây ra từ lâu nay cho đất nước, tôi tin rằng việc bắt luật sư Lê Công Định sẽ không ngăn chặn việc sống lại của ĐLĐ và ĐXH trong một ngày không xa.

24.6.2009

Bích Liên

Sinh viên Luật

Tài liệu tham khảo :

1. Entry « Những lời bộc bạch của một đảng viên hay sự hấp hối của Đảng » và « Minh chủ sắp xuất hiện », Blog Change We Need

2. Dư luận trong việc bắt luật sư Lê Công Định, BBC Việt ngữ, ngày 14/6/2009

3. Tâm thư đầu năm Mậu Tý, của nguyên TTK Đảng Dân Chủ Hoàng Minh Chính

4. Dịch tiêu chảy óc trên báo giấy, Blog Đinh Tấn Lực, entry ngày 21/6/09

5. Đâu là chân tướng thực sự vụ bắt luật sư Lê Công Định, Vanminh, thành viên chính thức của diễn đàn X-cafe, đăng ngày 17/6/09

6. Luật sư Lê Công Định và Bauxite, Lê Hoàng

7. Điếu văn của BCH TW Đảng Lao Động Việt Nam ngày mất của chủ tịch Hồ Chí Minh

8. « Khoan hồng » trong vụ luật sư Lê Công Định, Vũ Quý Hạo Nhiên, BBC Việt ngữ, ngày 19/6/2009

Chú thích

(1) ví dụ : « Chồng cựu hoa hậu Ngọc Khánh bị bắt khẩn cấp », « Luật sư Lê Công Định và mưu đồ phản loạn » …

(2) Gọi tên trống không « Định », « hắn », « hắn ta », « kẻ »…

(3) ví dụ : « Khi nhìn thấy tấm biển đề số nhà của Định (B-B34), chúng tôi suýt bật cười vì chả hiểu sao có sự trùng hợp kỳ lạ thế » (ám chỉ trại giam của CQAN, B34)

Hay « Nhìn thấy cô cựu hoa hậu, bỗng dưng tôi thấy ái ngại cho các cô và ngẫm thấy câu “hồng nhan đa truân” sao mà đúng thế. Mà lạ nhỉ, không hiểu do các cô “cao vía” hay do những người được các cô chọn làm chồng “kém phúc”, mà đã có mấy hoa hậu có chồng mắc vòng lao lý… »

Hay « Định còn… làm cả thơ! Tất cả những bài thơ của Định rặt những lời hằn học cực kỳ thiếu văn hóa, khác hẳn với khuôn mặt trông khá thiện cảm của anh ta… »

Đọc những dòng này, có người thốt rằng « có lẽ không ở đâu ngoài VN nhân phẩm/nhân cách của con người lại dễ bị xúc phạm đến như thế ?! »

(4) Tuy không phải là tin tâm điểm, nhưng sự kiện luật sư Định bị bắt –xin khoan hồng trở thành tin chính của hệ thống truyền thông quốc tế khi đề cập đến Việt Nam như BBC, VOA, AFP, FRA…

Bookmark and Share

Tháng Bảy 1, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | 6 bình luận

VÀI LỜI TÂM TÌNH GỬI TỚI “ĐỒNG CHÍ” VIỆT KIỀU DAVIS TRAN!

Trần Văn Quốc Nội

Hôm nay như thường lệ lên mạng vào đọc website dantri.com.vn, bất ngờ đọc được bài viết gây chú ý của một tác giả Việt Kiều Mỹ có tên là Davis Tran. Với đầu đề “Vài lời tâm tình với ông Lê Công Định và nhà cầm quyền Việt Nam”.

Tuy chưa cần đọc nôi dung bài báo, tôi đã biết được ý  nghĩa  những “lời tâm tình” của tác giả ra sao, bởi chỉ duy cái việc bài viết này vượt qua được vòng kiểm duyệt gắt gao của tổng biên dantri và đại tổng biên tập của 700 tờ báo, để cho đăng thì người ta cũng biết là nó đã có lợi cho ai ở cái xứ sở “bút nô” này rồi!.

Tuy vậy, với bản tính tò mò đọc để xem những lời “tâm tình” của ông Vịt kìu này nó mùi mẫn ra làm sao! Nhưng khi đọc xong bài viết…tôi thực sự buồn..cho một người người Việt xa xứ lâu năm như ông Davis Tran lại có những cái nhìn hạn hẹp như vậy. Là một người Việt hiện đang sống trong nước, nhưng không được có cái diễm phúc tự do như ông, tôi xin mạn phép có đôi lời chia sẽ, gọi là để nói thay ông Lê Công Định để gửi tới ông Davis Tran, về nỗi lòng của những kẻ “phản động” trong nước thưa ông!.

Tội hay quyền con người?

Trước hết, tôi xin hỏi ông Davis Tran! Những cái tội mà nhà nước CSVN gán cho ông Định như tội thành lập đảng tội “câu kết với thế lực phản động nước ngoài” và “tội tuyên truyền chống lại chính quyền nhân dân” Cũng như qua những bằng chứng mà họ đưa ra để bắt “khẩn cấp” một con người như vậy. Liệu ở bên Mỹ hay các nước khác có loại tội danh tương tự như ở VN không???

Mong ông hiện  đang phải ở một quốc gia tư bản hãy xem xét và so sánh với những gì, ông và công dân Mỹ có bị bắt “khẩn cấp” khi họ tiến hành thành lập đảng, hay âm mưu câu kết với nước ngoài để lật đổ nước Mỹ bằng những hoạt động ôn hòa… những bài viết cổ vũ dân chủ được cho là tuyên truyền chống lại nước Mỹ hay không! thưa ông???

Để rồi từ đó ông sẽ có cái nhìn khách quan và công bằng cho những giá trị tự do nhân quyền mà hiện nay tại sao hơn 3 triệu người Việt phải chối bỏ một “chế độ XHCN tươi đẹp” như vậy, phải trốn chạy bỏ mình trên biển cả, rời bỏ ông bà tổ tiên để ra đi tìm nơi bến đậu bình yên, tiếc rằng trong số đó lại có ông!

Đúng là kể từ khi ông LC Định bị bắt khẩn cấp và cuốn băng ghi hình của ông kèm theo những lời thú tội, đã gây xôn xao cho hải ngoại, còn trong nước chúng tôi không lạ gì ngón đòn của đảng và của “chính quyền nhân dân” này như thế nào rồi! Bởi chỉ xét cái chiến tích giáo giở thủ đoạn mà đảng CSVN đã thi thố bao năm qua…người ta chưa bao giờ thấy có bóng dáng của bất kỳ sự trung thực nào, dù chỉ là 1% để tạo được niềm tin của người dân trong nước đối với họ, thì cái bằng chứng mà họ chưng ra để đánh lừa dư luận chỉ là trò hề bip bợm trẻ con.

Một LC Định, tuy có trình độ và bản lĩnh chính trị, nhưng chưa đủ “độ lỳ”, để chịu nổi các ngón đòn được gọi là nghiệp vụ của bộ máy an ninh mật vụ. Với những đòn tra tấn tuy không cực hình mà hơn cả cực hình..Chỉ cần ban chuyên án thay nhau hỏi cung, mần “” liên tục suốt ngày đêm, với mưu đồ ép nó qui thuận càng nhanh cang tốt, để phục vụ cho công tác chính trị ngoại giao…thì chắc chắn một người chưa từng trải như ông Định sẽ phải khuất phục trước ngón “đòn bẩn” đó, đề rồi đọc và viết theo kịch bản đã được dàn dựng sẵn.

Đó cũng là lý do tại sao LC Định lại dễ dàng nhận tội đến như vậy, trong khi ông ta có bề dày hoạt động, như viết bài, bào chữa cổ vũ cho dân chủ. Mặc dù ông ta đã ý thức được việc mình làm có phải là phạm tội, hay chỉ là quyền tối thiểu của con người, được tự do hoạt động, thể hiện quan điểm chính kiến chính trị.

Để rồi nhận những cái tội vu vơ chỉ trong vài ngày trời như vậy! Chắc đặt ông Davis Tran trong hoàn cảnh như ông LC Định, tôi tin chắc rằng ông cũng không đến nỗi hèn nhát trở cờ đến thế, phải không thưa ông!

Vì vậy, với bề dày đấu tranh các thế lực thù địch, các đồng chí trong cục A-38 có đủ kinh nghiệm để đấu tranh với kẻ địch, với mục đích của kẻ cai trị là một mũi tên trúng 3-4 cái đích, từ kế tháo ngòi nổ Bauxit tây nguyên, cho tới sự kiện động trời Cù Huy Hà Vũ, và cuối cùng là vu khống đánh phá các tổ chức hải ngoại hơn  là trừng trị LC Định.

Vì vậy với những nhận định theo kiểu “đồng chí” của ông hơn là kiểu “vit kìu”sẽ không đánh lừa được dư luận đâu thưa ông!

“Đồng chí” Vịt kìu Davis Tran mê hay tỉnh?

Rồi tôi không hiểu tại sao và do đâu ông lấy lý do gì để nói rằng ở VN lại có tự do báo chí tự do ngôn luận, khi nhìn nhận việc lên mạng điện tử intenete để tha hồ chửi bới nói xấu chế độ là một bằng chứng cho cái tự do đó. Xin ông hãy nhìn và xem cho kỹ, những trang web đó có địa chỉ và xuất sứ từ đâu?

Tôi tin chắc rằng địa chỉ của những trang web đó nằm ngoài lãnh thổ VN, mong ông không lên lầm lẫn một cách cố ý như vậy, bởi vì những trang web đó làm sao qua nổi hệ thống tường lửa của mạng lưới an ninh mạng dầy đặc để được tha hồ cập nhật. Chúng tôi hiện nay trong nước nếu muốn truy cập vào các website hải ngoại phải thông qua hệ thống proxy, nhưng cũng chỉ được vài bữa là bị chặn ngay. Làm gì có sự tự do như ông đã nêu. Nên mong ông hãy có những thông tin trung thực

Dân chủ là “cái sàng”  chọn lọc công bằng và  khách quan nhất

Rồi ông lại  đưa ra một loạt dẫn chứng những tên phản động trong nước ra tị nạn được tung hô o bế, rồi bây giờ như “gái ngồi trên cọc”để rồi như miếng chanh bỏ vỏ bị người ta quên lãng, v.v..

Thưa ông Davis Tran! Chắc ông là người đã từng trải và quan tâm đến đời sống chính trị, vì tôi thấy những nhận xét của ông về quá khứ, về những nhân vật bất đồng chính kiến về những tổ chức chính trị cực đoan thái quá. Chứng tỏ ông là một người có thâm niên, có bề dày trong môi trường chính trị, chứ không phải ông là người thờ ơ theo trường phái trung dung.

Vì lẽ đó ông đã có những nhận xét thật chí lý khi tung ra ngón đòn hơi bị “cao thủ” về sự nhiễu nhương do cái tự do quá trớn đã gây ra từng thời kỳ mà ông đưa ra nhận xét và muốn chứng minh cho một chế độ đôc tài lấy sự ổn định theo học thuyết “hòa bình” của ông làm căn bản. Mà ông không thấy rằng một con người, một dân tộc nín lặng cúi đầu trong sợ hãi và đau khổ như dân tộc Triều Tiên, hay Việt Nam ta của ngày hôm nay là một bất hạnh lớn lao, là nỗi sỉ nhục cho loài người hay sao? Bởi đó là sự câm nín, “hòa bình” dưới họng súng, bị khuất phục bởi hệ thống cai trị và đàn áp một cách tinh vi và toàn diện của kẻ biết cai trị một cách khôn khéo

Thưa ông Davis Tran! Mọi sự phát triển đều theo qui luật có tính chọn lọc tự nhiên. Buổi ban đầu là cái chưa hợp lý, là cái thiếu xót cần phải cải tạo để đạt tới sự hoàn chỉnh hoàn thiện, cũng như trăm vạn loài cây sinh  sôi nảy nở trên một mảnh đất. Nhưng những cây nào không phù hợp , không thích nghi với điều kiện và môi trường sống, nó sẽ bị đào thải một cách không thương tiếc. Những cây nào kip thích nghi nó sẽ tồn tại và vươn lên xanh tươi mãi mãi.

Qui luật đó cũng được áp dụng cho xã hội con người. Một xã hội đang trong thời kỳ quá độ, sẽ xảy ra những tình trạng nhiễu nhương bất ổn, tranh giành quyền lực phe phái Một đất nước mới thoát thai từ một chế độ nửa phong kiến, nửa thực dân, sẽ không tránh khỏi sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm đảng phái ra đời, để có cùng mục đích tranh giành quyền lực. Âu đó cũng là bản năng ham muốn trần tục của con người.

Nhưng rồi nó tồn tại hai bị loại bỏ bởi sự chọn lựa công bằng và khách quan nhất. Đó là nền dân chủ, do người dân là vị quan tòa, là ông chủ công minh nhất lựa chọn đảng phái nào, cá nhân nào có đủ tầm vóc và trí lực, có động cơ trong sáng bất vị lợi và vì nhân dân, đứng ra chèo lái con thuyền đất nước. Như ông đã biết, bất kỳ quôc gia nào trên thế giới cũng phải trải qua thời kỳ giải phẫu đó, để đạt được cơ thể lành mạnh và ổn định nhất.

Một đất nước Ấn Độ với hơn 3000 đảng phái, một nước Nhật của thời kỳ đầu của nền dân chủ có cũng có tới gần 300 đảng phái chính trị hoạt động. Một Hàn Quốc cũng phải trải qua thời kỳ giải phẫu đầy sóng gió trong những năm 70 của thế kỷ trước. Sau những cơn giải phẫu, bất ổn, những quốc gia đó hiện đang đi dần vào sự ổn định bền vững thưa ông!

Vậy thì ông không thể trách và so sánh một cách phiến diện như vậy. Một VNCH nếu không có sự can thiệp của chủ nghia CS cũng sẽ xảy ra quá trình đó. Một VN dân chủ cũng sẽ có hàng trăm hội đoàn đảng phái ra đời và tranh đua quyền lực, từ đó xã hội cũng có thể bị xáo trộn bất ổn.

Nhưng sự mất ổn định đó trong cái thế đấu tranh chỉ có tính nhất thời, để có một nền dân chủ lâu dài và bền vững. Bởi có dẹp yên nội loạn, chữa cho cơ thể kỳ hết bệnh tật thì cái cơ thể đó mới khỏe mạnh. Cũng như ông bà ta đã có câu “An cư mới lạc nghiệp”, giặc nội xâm vẫn còn, việc trong nhà chưa yên thì chưa thể có sự làm ăn yên ổn. Lòng dân chưa thuận thì sẽ không thể tạo lên sức mạnh được.

Vì vậy bất kỳ  một đất nước nào khi chưa có sự ổn  định, thì việc đấu tranh loại bỏ những nhân tố cạn bã, những thế lực âm mưu chiếm quyền đoạt lợi là điều cần thiết và cần nên hiểu là khi một đất nước có sự bất ổn bởi các đảng phái, là đất nước đó chưa có sự lựa chọn được những tổ chức hay người lãnh đạo đúng đắn, cần phải tiếp tuc có sự sàng lọc, chọn lựa. Một đất nước Thái Lan bất ổn chỉ là tạm thời, để tạo nên một xã hội lành mạnh và xem ra sự bất ổn đó còn rẻ, tốt hơn so với sự ổn định mà VN hôm nay đang có.

Nên chúng ta không nên coi việc mít tinh biểu tình hay sự bất ổn của các quốc gia đó để lấy làm lo lắng và tiêu cực mà coi việc đấu tranh trong sự ôn hòa thỏa hiệp để có sự lựa chọn cho một mô hình nhà nước dân chủ thật sự và trong sạch. Cuộc đấu tranh đó cũng là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa gian dối và ngay thẳng, giữa tranh giành quyền lực. Nhưng giành quyền lực về tay nhân dân hay quyền lực do một nhóm nhỏ thao túng mưu toan cướp đoạt! Đó là cuộc đấu tranh trong hòa bình ít tốn kém đổ máu nhất và nhất là cuộc đấu tranh đó vẫn có tác dụng tích cực để tạo lên một xã hội phát triển lành mạnh, không tham nhũng, không tiêu cực.

Tầm nhìn của kẻ vô ơn

Đó là những hiểu biết của tôi một người dân trong nước, không có được tầm nhìn như ông Davis Tran. Nhưng nếu ông muốn so sánh với sự ổn định của một chế độ độc tài, thì mong ông hãy nhìn sự ổn định trong “hòa bình” của Bắc Hàn, của Cu Ba hay của Việt Nam, để ông có sự suy ngẫm về sự ổn định của một xã hội, một dân tộc cúi đầu khuất phục trong cường quyền mà ông cho là ưu việt.

Vậy tại sao các quốc gia đó vẫn là những quốc gia nghèo khổ nhất thế giới! Và liệu người dân ở những quốc gia đó có muốn sống trong sự yên bình giả tạo đó không? Nếu là ông, ông sẽ lựa chọn chế độ nào và tôi tin rằng chinh ông đã mâu thuẫn với chính ông, khi ông ca ngợi cho chế độ đó, nhưng ông lại lựa chọn sống với những kẻ quá khích, “phản động”ngoài hải ngoại, v.v..

Thưa ông Davis Tran! Khi ông lên án, kể tội những tổ chức, cá  nhân mà ông cho là những tổ chức phản động mà ông không biết rằng, đáng lẽ ông phải cám ơn cái chế độ tư bản buông thả hiện tại, đã tạo điều kiện cho ông được sống trong một môi trường “chọn lọc đào thải tự nhiên”, để rồi được tiếp cận với mọi nguồn thông tin của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội và chính sự “không may” phải sống trong một chế độ dân chủ, ông mới biết được những cá nhân, tổ chức đảng phái nào lợi dụng chính trị để toan tính lợi ích cá nhân và nhận diện ra chân dung của họ để biết đường tránh né tẩy chay.

Chứ nếu ông được sống dưới một “chế độ XHCN tươi đẹp” thì ông sẽ được sống trong một môi trường “chỉ được quyền nghe, không được phép nói” một xã hội với những kẻ cai trị miệng nam mô bụng mọt bồ dao găm, một lũ mặt cừu dạ sói. Nói toàn lời nhân từ nhưng lòng dạ ác thú dữ.

Ở cái môi trường nhìn bề ngoài cái gì cũng thấy bình yên tốt đẹp, nhưng cái mặt trái của nó, đàng sau hậu trường là cả một sự ghê tởm đáng phỉ nhổ gấp trăm lần những tổ chức mà ông cho là phản động như tổ chức của ônh Hoàng Cơ Minh, hay ông Nguyễn Hữu Chánh.

Những con quỉ đội lốt người để đạt được quyền lực đã không từ thủ đoạn nào, kể cả sát hại nhau, bỏ tù nhau, sát phạt cãi vã nhau hơn cả hàng tôm hàng cá để có được quyên lực. Chắc điều này ông ở hải ngoại ông đã thấy được điều đó qua những nguồn tin đáng tin cậy như “đêm giữ ban ngày” hay “nhật ký thằng hèn”, v.v..

Vậy thì tôi nghĩ, nếu ông không phải là một cán bộ an ninh làm công tác ngoại tuyến, (nay nhận lãnh thêm cái nhiệm vụ đánh bóng cho chế độ dưới cái vỏ “Việt kiều”) thì ông nên suy nghĩ lại để cám ơn cái chế độ tư bản đã cho ông một cuộc sống có ý nghĩa 34 năm qua, chứ không nên vì nhiệm vụ mà mờ mắt đục lòng, đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen như vậy..

… Và chớ lên là kẻ lạc lõng

Nhân đây, tôi mong ông hãy nhìn lại khi bài viết của một kẻ xa quê như ông lại lạc lõng trong muôn vàn những tờ báo “bút nô” trong nước! Sao ông không tự hỏi tại sao những công dân yêu nước, những phóng viên cách mạng của hơn 700 tờ báo đó lại không có được những bài viết như ông?

Để từ đó ông sẽ nhận ra rằng những “thằng hèn” đó chỉ vì miếng cơm manh áo mà phải làm thân phận “bút nô” mà thôi. Chứ lòng dạ họ đâu muốn. Họ cũng là con người còn có chút lương tâm để phân biết lẽ phải, phân biệt đâu là chính tà, đâu là phản dân hại nước. Nếu những người như LC Định hay các nhà bất đồng chính kiến khác thật sự họ là những tên phản động, chắc chắn họ sẽ không có chỗ dung thân.

Còn những kẻ phản  động thật sự tiếc thay nó lại nắm giữ  quyền lực và công cụ của quyền lực, nên mọi ngườig đành bất lực mà thôi.

Davis Tran là ai? Có phải là đồng chí của Phạm Xuân Ẩn?

Thưa ông Davis Tran. Nhưng điều tâm tình trên của tôi, hoàn toàn dựa trên những tâm tình của ông đã áp đặt cho người khác, cũng như tôi không có ý vu khống chụp mũ cho ông mà chỉ cảnh tỉnh cho mọi người hãy cảnh giác. Một người như ông, tuy đã có ý che chắn, để  “vô tình” tiết lộ thông tin cá nhân một cách hết sức nghiệp vụ. Nhưng ông không ngờ đó chính là sự hở sườn của ông, vì như thế ông tự nhận ông là ai rồi, bởi những người vô tư không bao giờ họ phải chủ động khai tên khai tuổi khai thân thế ra như vậy, chỉ có những kẻ muốn che chắn nhân thân mới tự bộc bạch như vậy. Bài học của những kẻ như Vũ Ngọc Nhạ, hay những kẻ vận động Dương Văn Minh ra đầu hàng, đều có nhân thân tôt hơn ông nhiều, cho đến nay đã làm nhiều người tỉnh ngộ và cảnh giác..

Xin ông hiểu cho, tôi rất ghét những kẻ chụp mũ vô lối, nhưng khi tôi nhận định ông là cán bộ an ninh không phải là không có căn cứ. Chỉ cần nhìn vào cái sự hiểu biết của ông đối với tình hình hải ngoại và từ đó có những nhận xét “sắc bén” về tình hình hải ngoại, việc ông đã có một vài sơ xuất nhỏ như trên tôi đã nêu, đủ cho tôi đánh giá ông là ai?

Lời tâm tình của người cùng một bọc!

Cuối cùng tôi là một người cùng đồng bào với ông, tôi cũng chỉ xin khuyên ông môt điều. Cho dù ông là ai, là cán bộ an ninh, hay là một đảng viên CS kỳ cựu, mong ông hãy nghĩ về dân tộc, nghĩ về tương lai con cháu để hồi tỉnh nhìn lại con đường mình đi, con đường đảng CS đã đưa dân tộc đi suốt 60 năm qua và nhìn lại một thế giới, thế giới chung quang ông, một nước Mỹ mà ông đang sống.

Ông có viết rằng sau 34 năm xa tổ quốc, những ngày ông trở về và chứng kiến cuộc sống tại quê nhà, được tiếp xúc với một số người và ông đã nhận ra cuộc sống sinh động đang diễn ra từng ngày trên đất nước! Đó chỉ là bề ngoài thôi thưa ông!

Tôi không hiểu  ông có đầu óc mỹ quan, quan sát để so sánh hay không. Khi ông rời tổ quốc ra đi thì Sài Gòn được mệnh danh là hòn ngọc Viễn đông. Còn hiện nay ông hãy vào chính trang web dantri.com, là điạ chỉ đăng bài của ông để đọc và chiêm ngưỡng Sài Gòn của ông đang ngập ngụa trong nước, dù mới chỉ là cơn mưa nhỏ. Đó là bằng chứng về cái gọi là “sự thay đổi hàng ngày” của ông đó!

Rồi nếu thời gian có hạn, ông không có dịp để đi thăm thú nhiều nơi trên đât nước, thì mong ông cũng lên tham khảo tài liệu xem VN so sánh với các quốc gia trong khu vực, trên thế giới hiện đang đứng ở hàng thứ bao nhiêu!!. Chứ tôi tin rằng chỉ với ngần ấy thời gian, ông không đủ để nhìn thấy những gì cần phải thấy, cũng như mong ông trả lời cho câu hỏi: Tại sao hiện nay dòng người Việt vẫn bằng cách này hay cách khác tìm cách ra đi… mà sự trở về theo tiếng gọi của “tổ quốc” chẳng đáng là bao?

Để từ đó  ông sẽ nhận ra chân lý, nhận ra con đường dân tộc VN phải đi… để ông tự vấn lương tâm mà hồi tâm chuyển ý, không lên có tiếng nói lạc lõng. Như vậy là ông đã góp phần đẩy lùi dân tộc xa hơn nữa trên con đường nhân loại đang đi. Như vậy ông đang làm cho con cháu chúng ta  ngày càng suy đồi thoái hóa, bế tắc không có lối thoát như ngày hôm nay đó thưa ông.

Những điều tôi nói hoàn toàn là sự thật và tôi mong chờ có sự phản biện của ông trên mạng thông tin nếu ông muốn. Còn ls LC Định, hiện nay không có điều kiện để tiếp chuyện ông, chứ tôi tin rằng với khả năng của ông Định, chắc ông ấy sẽ rất vui được hầu chuyện ông. Nhưng rất tiếc là những lời “tâm tình” của ông lại với chủ ý không phải dành cho ông Định (vì ông cũng biết rằng Ls Định làm sao mà trả lời ông được), mà dành cho ai, với mục đích gì thì ông cũng hiểu rõ phải không thưa ông.

Tôi xin mượn câu nói của ông khuyên ông Định để mong ông liên hệ với chính mình “Yêu nước sai lầm còn tệ hại hơn cả không yêu nước” xem điều sai lầm đó thuộc về ai?

Cuối cùng, với khả năng có hạn tôi cũng có thể hầu chuyện ông một vài vấn đề nếu ông muốn chia sẻ hay phản biện nội dung bài viết trên của tôi. Rất mong nhận được hồi âm của ông!

Trân trọng chào ông!

Hà Nội, ngày 30/6/2009

Trần Văn Quốc Nội

Than khảo:

Vài lời tâm tình với ông Lê Công Định và nhà cầm quyền Việt Nam

Davis Tran

LTS: Ngay sau khi đăng loạt tin bài về việc bắt giữ ông Lê Công Định, Dân trí đã nhận được rất nhiều ý kiến về vấn đề này. Chúng tôi xin trích đăng một ý kiến tiêu biểu với mong muốn nhận được thêm những chia sẻ từ bạn đọc…

Gửi ông Lê Công Định!

Bây giờ là 16 giờ chiều ngày 24/6/2009 là lúc tôi ngồi viết lá thư này tại HCM city, tính ra tôi đã từ Mỹ về đến Việt Nam được hơn tuần lễ và đây cũng là lần về thăm quê hương đầu tiên sau hơn 34 năm trường xa cách.

Xin được tự giới thiệu về mình đôi dòng trước khi đi vào nội dung lá thư sau đây mà tôi muốn gởi đến ông Lê Công Định và nhà cầm quyền Việt Nam như là một đóng góp mang đầy cảm xúc và tâm huyết của một con dân nước Việt sống xa tổ quốc lâu ngày, luôn tâm niệm “ly hương nhưng không ly tổ”.

Năm nay tôi đã 63 tuổi, hiện đang định cư tại Main street – Garden Grove bang California. Trước năm 1975, tôi tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh ngạch Phó đốc sự và từng giữ chức vụ phó quận trưởng tại một quận thuộc miền Đông Nam Bộ.

Một tuần lễ trước khi lên máy bay về thăm quê, tôi đọc được trên mạng việc luật sư Lê Công Định, một trí thức trẻ được đánh giá là có năng lực, tốt nghiệp cử nhân luật tại Hà Nội, từng theo học tại Đại học Pantheon – Assas – Paris (Pháp) sau đó lại được học bỗng Fulbright tiếp tục học luật tại đại học Columbia – New York, rồi cao học luật tại đại học Tulane ở NewOrleans (cả hai trường này đều ở Hoa Kỳ) vừa bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN”, cũng có nơi nói rằng Định còn bị quy kết thêm tội “Âm mưu lật đổ chính quyền”.

Tất nhiên, cùng với nguồn tin đó kèm theo những lời bình luận của nhiều hội đoàn, cá nhân trong cộng đồng người Việt hải ngoại, ngợi khen Định cũng có mà chê cũng có. Thú thật, lúc bấy giờ tôi chọn thái độ trung dung không khen mà cũng chẳng chê, bởi vì kinh nghiệm cuộc sống dạy tôi không thể khen một người khi mình chưa biết gì về họ nhất là những việc họ làm vì mục đích gì?

Còn chê thì cũng khó, bởi lẽ trên các phương tiện truyền thông bằng tiếng Việt tại hải ngoại mà phần lớn nằm trong tay những tổ chức, phe nhóm và cá nhân chống cộng một chiều, thường xuyên bóp méo tình hình thực tế trong nước, mô tả chính thể và xã hội Việt Nam chẳng khác nào một địa ngục trần gian, không hề có một chút tự do, dân chủ nào cả.

Ông Định ơi, nói ông đừng buồn, chỉ sau mấy ngày đặt chân xuống Sài Gòn, tiếp xúc với nhiều người quen biết, nghe và thấy cuộc sống đang diễn ra sinh động từng ngày trên quê hương, tôi ý thức được ngay đâu là sự thật, vì thế mà nảy sinh ra ý nghĩ phải viết đôi dòng gởi đến ông như những lời tâm tình của thế hệ tôi, sắp gần đất xa trời, nói với thế hệ con cháu những trăn trở của mình.

Thưa ông Lê Công Định!

Tôi có một nghi vấn muốn đặt ra với ông: Nếu như ở Việt Nam, không có nhân quyền và tự do không được tôn trọng thì tại sao nhiều người tự cho mình là người bất đồng chính kiến với đảng cầm quyền, nhà dân chủ, người đấu tranh cho nhân quyền… vẫn xuất hiện trên mạng với những bài viết chỉ trích, bôi bác chế độ một cách nặng nề, có người còn sử dụng ngôn từ rất hàng tôm, hàng cá nhằm thỏa mãn sự cay cú hơn là bày tỏ chính kiến.

Bên cạnh đó còn có những kẻ công khai phát biểu suy nghĩ của mình trong những bài phỏng vấn có chủ đích xuyên tạc sự thật của một số báo đài ngoại quốc và cộng đồng hải ngoại mà vẫn tồn tại, không ai đụng đến họ? Vậy có phải là tự do, hay nói một cách khác là tự do quá trớn hay không?

Đặc biệt những thành phần này trong đó có ông, nhất cử, nhất động đều được sự cổ xúy, bênh vực, tung hô của những tổ chức, phe nhóm, hội đoàn tự mạo nhận thay mặt cộng đồng luôn hô hào chống phá Việt Nam hậu thuẫn, mặc dù những người này chẳng đủ tư cách đại diện cho ai cả.

Nhưng những tổ chức phe nhóm, cá nhân, hội đoàn này là ai? Tiêu biểu như mặt trận lừa của Hoàng Cơ Minh, chính phủ ma của Nguyễn Hữu Chánh… mà diện mạo thật của họ đã bị cộng đồng lật mặt nạ, để lộ nguyên hình là những kẻ bịp bợm.

Tôi không hiểu ông Lê Công Định có đủ trình độ và bản lĩnh bằng những vị như Bùi Tín, hay giáo sư tiến sĩ Đoàn Viết Hoạt hay không? Nhưng ngay những khuôn mặt một thời được các thế lực lưu vong ngợi ca như là những anh hùng bằng những cuộc đón rước tưng bừng, cờ xí rợp trời ở buổi đầu tiên họ mới đặt chân đến Mỹ. Tiếp đó là những cuộc diễn thuyết, họp báo để họ được tung hô lên tận mây xanh như là những chính khách, những nhà tranh đấu cho tự do, nhân quyền sẳn sàng sống chết vì lý tưởng.

Thế mà giờ đây cũng ngậm đắng nuốt cay khi nhận ra rằng mình chỉ là một con cờ trong tay kẻ khác và khi không còn gì để người ta lợi dụng nữa, họ đã bị bỏ rơi lại đằng sau để chìm sâu vào quên lãng chẳng khác nào một miếng chanh đã bị vắt hết nước.

Nhưng không chỉ có những Bùi Tín, Đoàn Viết Hoạt hiện đang như “gái ngồi phải cọc” mà còn có rất nhiều nạn nhân khác nữa đã và đang rơi vào tình trạng tương tự, nhưng tùy thuộc vào tầm vóc, giá trị của mỗi người để họ bị lợi dụng nhiều hay ít.

Từ đó, tôi lại nghĩ đến trường hợp của ông hiện nay, phải chăng ông đang được ru ngủ bằng những lời ca tụng quá mức để ông không còn đường rút lui. Ngay cả khi ông đã chính thức nhận hết sai phạm thì những kẻ xấu này vẫn cố tình suy diễn theo cách của họ, mưu toan dồn ông vào con đường cùng để tiếp tục lợi dụng ông.

Thưa ông Lê Công Định!

Tôi không biết ông sinh trưởng ở miền Nam hay miền Bắc? Nhưng nếu có sinh trưởng ở miền Nam chăng nữa thí năm nay ông mới 41 tuổi, có nghĩa là ngày 30/4/1975 ông mới tròn 7 tuổi cho nên ông không thể nào biết được sự bát nháo của chính trường miền Nam từ năm 1975 về trước dưới một thể chế đa đảng.

Có thể nói “trò chơi” đa đảng đã làm cho nhà cầm quyền ở miền Nam yếu hẳn đi bởi sự tranh giành quyền lợi của các đảng phái. Trong hồi ức của tôi còn nhớ một số đảng hoạt động vào thời kỳ đó như: Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Tân Đại Việt, Cấp Tiến, Dân Xã Đảng… mà đảng nào cũng được phân phối một số ghế bộ trưởng trong nội các và nghị sĩ, dân biểu trong lưỡng viện quốc hội.

Và rồi những nhân vật được mời tham chính vào các chức vụ dân cử đều đặt quyền lợi của đảng mình, phe nhóm mình trên quyền lợi của nhân dân nên chuyện đấu đá nhau bằng miệng lẫn chân tay xảy ra ở nghị trường là chuyện bình thường.

Tôi không hiểu có bao giờ ông Lê Công Định nghĩ rằng chiêu bài đa nguyên, đa đảng là một âm mưu gây xáo trộn tình hình trong nước, dọn đường cho không ít kẻ cơ hội có dịp thực hiện ý đồ và tham vọng của họ, làm suy yếu đi guồng máy cầm quyền hiện hữu đang chạy ngon trớn trên đà đưa đất nước đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Thưa ông Lê Công Định!

Một vấn đề nữa tôi muốn được nói với ông, là sau khi ông bị bắt, một số bài báo đã cho rằng ông có những liên hệ mật thiết với một số người nằm trong một số tổ chức ở hải ngoại đã và đang hoạt động chống phá Việt Nam với ý đồ lật đổ chính quyền hiện hữu. Lập tức số người đó đã vội vàng lên tiếng phủ nhận mọi liên hệ đó, có người còn nói là chưa hề trò chuyện hoặc gặp gỡ ông một lần nào cả.

Theo tôi, sự lên tiếng đó có thể đúng nhưng cũng có thể sai, bởi lẻ hư thực như thế nào chỉ bản thân ông, những người liên hệ và cơ quan điều tra biết rõ mà thôi. Tuy nhiên theo cách nhìn của tôi, thì cốt lõi của sự việc là những hoạt động của ông và số người này có nhiều điểm giống nhau và hình như có cùng một mục đích như nhau.

Do đó bất cứ ai cũng có thể nhận định được rằng giữa ông và họ chẳng có gì cách biệt là điều hợp lý. Ở đây, tôi chỉ muốn nói lên một điều là ông chưa hề đi qua chiến tranh như thế hệ của tôi nên chưa thấy hết sự quý giá và thiêng liêng của hai tiếng “HÒA BÌNH” được tái lập trên tổ quốc thống nhất hơn 34 năm qua.

Do đó, tôi mong rằng ông nên suy nghĩ lại, phải thật tâm nhìn thấy việc làm nguy hiểm của mình đối với đất nước. Tôi không nghĩ là ông không yêu nước, nhưng tôi nhớ một câu nói của ai đó, đại loại rằng “Yêu nước sai lầm còn tệ hại hơn cả không yêu nước” lẽ ra ông nên đóng góp khả năng của mình một cách minh bạch bằng những ý kiến xây dựng bài bản và quang minh chính đại như một kẻ sĩ chính hiệu không bị ai lợi dụng.

Từ đó, với nhiệt huyết của mình, ông phải có niềm tin càng ngày đất nước càng mở rộng cánh cửa hội nhập và tiến bộ hơn nữa mà không gây xáo trộn xã hội như ông đã làm. Thư này tôi muốn gởi riêng cho ông nhưng vì hiện nay ông đang vướng vòng lao lý nên tôi không có cách nào hơn là nhờ chính quyền với hy vọng nó sẽ được trao đến tận tay ông.

Giá như mọi chuyện bình thường, chắc chắn tôi sẽ tìm mọi cách để được diện kiến, tọa đàm với ông nhiều vấn đề không thể gói gọn trong mấy trang thư. Mong ông thông cảm và xin gởi lời cầu chúc sức khỏe đến ông.

Kính thưa các vị lãnh đạo!

Cùng với bức thư này, tôi xin có một vài ý kiến đề đạt đến quý vị bằng những suy nghĩ hết sức chân thật khởi đi từ một tấm lòng tha thiết với tổ quốc.

Theo tôi, sau khi ông Định đã nhận hết mọi lỗi lầm thì chỉ cần yêu cầu ông ta thành tâm viết một bản cam kết không tái phạm là có thể trả tự do cho ông ta. Như thế Nhà nước Việt Nam sẽ được tiếng độ lượng và chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không bao giờ đánh kẻ quay về.

Vài lời thô thiển xin quý vị lượng thứ. Thành kính cầu chúc quý vị an khang.

Davis Tran

Tháng Bảy 1, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | Bình luận về bài viết này

VỤ LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH VÀ ĐÒI HỎI MỘT HIẾN PHÁP DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM

Nguyễn Quang Duy

Trong các chứng cớ thu được từ tư gia và máy tính của Luật sư Lê Công Định có bản Tân Hiến Pháp do ông cùng soạn thảo. Tin này được các báo trong nước đồng loạt đăng.

Mặc dầu bản Dự Thảo Hiến Pháp này không được phổ biến, Báo Công An Nhân Dân đã dành liên tiếp hai số (ngày 18/6 và 20/6/2009) để công kích và kết án việc làm của ông. Kết án kiểu này đầu tiên lộ rõ tính độc tài đảng trị cuả Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ở các xã hội dân chủ, mọi người đều có quyền góp ý cho bản Hiến Pháp hiện hành và quyền vận động cho một bản hiến pháp mới. Khi có nhu cầu, Chính quyền còn có trách nhiệm đứng ra tổ chức Hội Nghị bàn về Hiến Pháp. Như Hội Nghị Lập Hiến bàn về thể chế Cộng Hoà tại Úc trước đây.

Mặc dù bị kết án tuyên truyền chống đối đảng và nhà nước cộng sản, các công trình trí tuệ của luật sư Lê công Định đã đang và sẽ tiếp tục đóng góp vào công cuộc xây dựng một Việt Nam mới hiến định, dân chủ và pháp trị. Riêng việc luật sư Lê Công Định sọan Bản Dự thảo Hiến Pháp nói lên nhu cầu phải thay đổi Hiến Pháp càng ngày càng trở nên cấp thiết.

Đòi hỏi một Hiến Pháp Dân Chủ

Không riêng luật sư Lê Công Định, trong nước cũng có nhiều quan tâm về một Hiến pháp Dân chủ cho Việt Nam, xin đơn cử vài thí dụ:

1. Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm duy Nghĩa, Viện Đại Học Hà Nội tiếc rằng từ 1946, dân tộc ta đã không có cơ hội đi xa hơn trong chủ nghĩa lập hiến. Bản hiến văn 1946 không có giá trị về pháp lý, chưa từng được sửa theo cách thức mà nó đề nghị và nó đã bị thay thế bởi những tuyên bố chính trị khác (Hiến Pháp 1959, 1980, 1992 và 2001). Đó là một món nợ lịch sử cần phải trả.

2. Tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư Pháp, Trưởng Tiểu Ban Biên tập Hiến pháp 1992, thành viên của Ban Thư ký soạn thảo Hiến pháp 1980, đã có những trăn trở về một truyền thống Hiến pháp chưa được kiến tạo ở Việt Nam. Khi cần thông qua luật Cải Cách Ruộng Đất, Đảng cộng sản đã biến Quốc hội Lập Hiến 1946 một thành một Quốc hội Lập pháp. Rồi cũng Quốc hội này lại trở thành Quốc hội Lập Hiến khi thông qua Hiến Pháp 1959. Ông còn cho biết vào năm 1959 rất ít người thạo Nga văn và hiểu về hệ thống chính trị Liên Sô, nên Hiến pháp 1959 phải dựa trên bản dịch tiếng Tàu với khá nhiều lỗi lầm về văn phạm và ý nghĩa từ việc chuyển ngữ. Các lỗi lầm này được tiếp tục in lại trong các ấn bản sau 1980, 1992 và 2001. Hệ thống pháp quyền Việt Nam lại xây dựng dựa trên các lỗi lầm này.

3. Luật sư Trần Lâm và Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang đã viết: “Đề cập đến sửa đổi Hiến pháp tưởng chừng là điều cấm kỵ, thậm chí có thể bị coi là phạm pháp, nhưng nay đã được các cơ quan Nhà nước, các người có trách nhiệm ở tầng cao nói đến, quần chúng băn khoăn, bức xúc … Đây đó, có người còn quy kết mọi khó khăn trắc trở của đất nước hiện nay đều bắt nguồn từ những bất cập của Hiến pháp hiện hành”. Từ đó hai ông đã vạch rõ yêu cầu thành lập một cơ quan lập hiến để sửa đổi để sọan ra một Hiến Pháp mới cho Việt Nam.

Quyền lập hiến luôn luôn phải được đặt cao hơn quyền lập pháp. Để tránh việc lạm quyền, Quốc Hội Lập Hiến được bầu ra với chức năng duy nhất là sọan ra một Hiến Pháp rồi giải tán. Hiến Pháp quy định rõ ràng quyền và trách nhiệm của Quốc Hội Lập Pháp. Quốc Hội Vịệt Nam xem ra luôn nắm giữ cả hai quyền.

Chính danh trong thể chế pháp trị

Nhưng trên thực tế Quốc hội Vịệt Nam chỉ lập ra cho có hình thức, mọi việc đều đã được Đảng Cộng sản thu xếp từ trước.

Theo điều 4 Hiến Pháp “Đảng Cộng Sản Việt Nam … là lực lương lãnh đạo nhà nước và xã hội… ” và điều 6 quy định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ…” Hai điều này bao hàm tính tòan trị của Đảng Cộng sản Vịệt Nam. Hiến pháp chỉ sọan ra cho có hình thức nhằm trang điểm cho thể chế đảng trị.

Về việc này, trên diễn đàn BBC trứơc đây, luật sư Lê công Định đã có bài “Bàn về ‘Chính danh’ trong thể chế pháp trị” (BBC, 04/7/2006). Trong bài này ông nói rõ “Việc điều hành hệ thống quản lý nhà nước với cơ chế thông qua những quyết sách quan trọng và bầu chọn nguyên thủ quốc gia, mà trên thực tế do một đảng chính trị quyết định, dù là đảng cầm quyền, một lần nữa cho thấy Đảng, chứ không phải nhà nước, đang cai trị quốc gia. Thể chế chính trị như vậy, trong ngành chính trị học, được định danh là “đảng trị”, chứ không phải “pháp trị”.

Ông nhận xét : “… người dân vẫn không tâm phục và nhìn nhận những chức phận kiểu như vậy.”

Về một thể chế pháp trị ông đã viết “… sự “chính danh” gắn liền với tính hợp hiến, nghĩa là việc bầu cử nguyên thủ quốc gia để quốc dân “chọn mặt gửi vàng” phải được minh định trong Hiến pháp, chứ không từ bất kỳ văn kiện chính trị nào khác.” Và đề nghị “… phải chuyển từ thể chế đảng trị sang pháp trị để đạt được “ngôn thuận” trong nhân dân”.

Xưa như nay

Trước đây ông Nguyễn Hữu Đang nguyên Trưởng Ban tổ chức Ngày Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945 và trong Ủy Ban dự thảo Tổng tuyển cử Quốc Hội Lập Hiến 1946, cũng nhận tội rồi bị kết án tù chỉ vì trên Nhân văn số 4, ra ngày 5.11.1956, đã góp ý xây dựng Hiến Pháp 1946 và “… tình trạng thiếu một nền pháp trị hẳn hoi…” tại miền Bắc Việt Nam.

Năm mươi năm đã qua, ngày nay, luật sư Lê Công Định, cũng chỉ vì những họat động ôn hòa và bất bạo động, lại bị cáo buộc vi phạm các điều 79 và 88 của bộ luật hình sự. Các điều luật trên xuất phát từ các cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vụ án Lê công Định sẽ là một dấu hiệu gởi ra tòan thế giới Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục lội ngược dòng tiến hóa nhân lọai và kéo lùi dân tộc Việt Nam.

Hiến Pháp là gì ?

Một cách vắn tắc, Hiến pháp là

1. nền tảng để xây dựng một chính phủ dân chủ, hiến định và pháp trị;
2. bộ luật tối cao quy định các quyền và nghĩa vụ của người công dân;
3. quy định các nguyên tắc xây dựng quyền lực cho chính phủ, các giới hạn của chính phủ và đề ra các thủ tục họat động cơ bản cho chính phủ;
4. là nền tảng xây dựng các chính sách văn hoá, xã hội, giáo dục, chính trị, kinh tế, …, các quyết định pháp lý, các đạo luật quốc gia; và
5. đề ra các phương cách bổ sung hay sửa đổi khi cần thiết.

Trong một quốc gia, mọi công dân đều bị chi phối, cũng như đều có bổn phận tôn trọng và tuân theo hiến pháp, các đạo luật, các quyết định hợp hiến. Như vậy, Hiến Pháp Dân Chủ cần sự tham gia của mọi tầng lớp xã hội.

Riêng trường hợp Việt Nam, người Việt hải ngọai cũng là một thành phần dân tộc và như thế ít nhiều cũng bị chi phối bởi Hiến pháp và luật pháp Việt Nam.

Thế giới ngày nay càng ngày càng mở, công dân các nước du lịch, sinh sống và làm việc trên quốc gia khác càng ngày càng nhiều. Vì thế một Hiến pháp hiện đại cần có tầm nhìn xa hơn về con người thay vì chỉ công dân một quốc gia.

Nếu xem Hiến Pháp là một la bàn định hướng cho con tàu Việt Nam. Thì sáu mươi năm qua con tàu này vẫn lênh đênh trên đại dương theo ý chí, khủng bố và hứa hẹn của thiểu số cộng sản cầm quyền.

Cần một Hiến Pháp Dân Chủ cho Việt Nam

Nói rõ hơn một Hiến Pháp Dân Chủ quy định rõ ràng những quyền tự do cá nhân. Trên sáu mươi năm qua Đảng Cộng sản đã cướp đi cái quý nhất của người Việt Nam – Quyền Tự Do. Đã đến lúc người Việt chúng ta cần đồng tâm ngồi lại với nhau để đòi lại các quyền này, để thảo luận và để sọan ra một Dự Thảo Hiến Pháp. Việc này sẽ giúp:

1. xây dựng và sửa sọan một hướng đi, đưa dân tộc chúng ta, một cách bình thường và bình đẳng hội nhập vào thế giới dân chủ;
2. phương tiện đấu tranh cho dân chủ một cách quyết liệt và dứt khóat trong ôn hòa, bất bạo động;
3. Hiến Pháp Dân Chủ sẽ là giải pháp để hòa gỉai dân tộc, ít rủi ro nhất cho các đảng viên Đảng Cộng sản, vì khi bị khủng bố, bị áp bức đến cùng cực, cách mạng bạo lực ắt sẽ xẩy ra; và
4. làm căn bản cho một Quốc Hội Lập Hiến cứu xét và đưa ra tòan dân trưng cầu dân ý.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 25/6/2009

Tháng Sáu 29, 2009 Posted by | Pháp Luật-Công lý | , | Bình luận về bài viết này

KHI CẢ MỘT BỘ MÁY CHỐNG MỘT CON NGƯỜI

Bùi Tín

Bộ máy ấy là chế độ độc đoán độc đảng toàn trị, hình ảnh rớt lại của mô hình cai trị theo kiểu Staline và theo kiểu Mao Trạch Đông, đã bị lịch sử loại bỏ.

Cả một bộ máy đồ sộ ấy, đông người, tốn của, đang được huy động để tận lực chống một con người : anh luật sư trẻ Lê Công Định.

Chống anh Định, có những ai đã xuất trận ?

Chống Anh, trước hết là bộ chính trị 15 người, đồng lòng, nhất trí, phồng mang trợn mắt, ra lệnh cho bộ hạ ra tay, thẳng cánh hạ nhục và trừng trị Anh.

Cả một bộ máy công an, cảnh sát, an ninh, phản gián được huy động để điều tra, sưu tầm, vẽ nên tội, dựng thành tội cho Anh. Tội này là trọng tội, tội lật đổ nhà nước, tội phản nghịch, tội có thể mất đầu như chơi.

2 ông tướng Công an, một trung tướng, một thiếu tướng đã vào cuộc từ phút đầu..

Cả bộ ngoại giao được huy động, từ bộ trưởng, các thứ trưởng, các đại sứ khắp 5 châu, cho đến người phát ngôn mặt trơ trán bóng đều ồ ạt vào cuộc để “giao thiệp” rộng rãi, cố lên gân thuyết phục thế giới rằng Anh là tên phiến loạn, là kẻ khủng bố nguy hiểm cần trừng phạt; đây là chuyện trong nhà chúng tôi, xin chớ can thiệp.

Cả bộ máy thông tin, truyền thanh, truyền hình, báo chí, loa phát thanh tuôn ra những sớ dài kể tội và thú tội của Anh. Anh trở thành kẻ nguy hiểm nhất của chế độ, của xã hội Việt nam ! Anh bị giới báo chí trong nước  – được coi là lương tâm thời đại – (hay tim đen chế độ?) – bề hội đồng.

Anh Lê Công Định thật ra có tội không ?

Theo con mắt bệnh tật của kẻ cầm quyền toàn trị, tội anh nhiều, rất nặng.

Anh dám thương dân mình cực khổ nghèo hèn, anh dám thương nước mình lạc hậu, kém xa các nước láng giềng về mọi mặt. Anh dám mong ước có một nền dân chủ đa nguyên lành mạnh, như phần lớn nước khác trên thế giới. Anh dám nghĩ đến một hiến pháp tiến bộ thay cho hiến pháp hiện hành, với một chế độ dân chủ thứ thật, thay cho chế độ mà Linh mục Nguyễn Văn Lý nhận xét : “chưa Độc lập, thiếu Tự do, không Hạnh phúc “.

Anh nghĩ đến những tổ chức chính trị khác để cùng đảng cộng sản ganh đua phục vụ nhân dân và đất nước, đưa đảng CS ra khỏi cảnh đơn côi, một mình một chiếu, không ai kiểm soát, kiềm chế, sinh ra hư đốn bệ rạc, tham nhũng tha hoá  như nhãn tiền.

20 bài luận văn chính trị của Anh là chắt ra từ tế bào của bộ não gắn chặt với quê hương đất nước của Anh, từ những giọt máu đỏ tươi thuần Việt trong trái tim nhạy cảm của anh. Anh kêu gọi : xin chớ ươn hèn, bạc nhược !

Bộ chính trị toàn trị rất có lý (cái lý sự cùn của họ) khi coi 20 bài luận văn ấy là nguy hiểm, là phản động (!), là phạm pháp (!), là chết người (người nào ? ), cần lên án gấp.

Nhóm lãnh đạo thêm cay cú khi thấy Lê Công Định sớm sủa ký tên vào Kiến nghị ngừng ngay việc khai thác Bôxít ở Tây Nguyên, hoà mình ngay với 135 trí thức tinh hoa tiên phong của dân tộc. “Kiến nghị hơn 2 ngàn” và mạng “Bauxite Việt nam.Info” đang đột phá thẳng vào tung thâm chế độ đang rữa nát.

Họ càng thêm cay cú khi Lê Công Định tỏ ý thảo đơn kiện nhóm lãnh đạo Bắc kinh ra trước Tòa án quốc tế về việc họ ra lệnh cấm ngư dân Việt nam đánh cá trong hải phận Việt nam. Bộ chính trị bẽ mặt quá, vì họ chỉ dám “” giao thiệp ” với phía Trung quốc về chuyện này. Họ không dám “phản đối”, còn lâu mới dám viết công hàm “lên án” hành động mất dạy,cướp biển, vi phạm công pháp quốc tế ấy. Bài học yêu nước của anh luật sư trẻ làm cho họ cảm thấy nhục, làm họ bẽ mặt không chịu nổi, thế là họ nổi cáu, trả thù.

Cả một bộ máy đồ sộ hùng hổ chống một con người tay không tấc sắt. Nó có thể nghiền nát một con người ư ? Xưa kia đó là chuyện thường. Nhưng thời thế đã thay đổi nhiều rồi.

Bởi vì, dưới con mắt quang minh chính đại của người lương thiện, theo quyền lợi chính đáng của nhân dân và đất nước, theo luật pháp của thế giới văn minh, trên lập trường yêu nước, anh Lê Công Định không có một chút xíu gì là phạm pháp hết; ngược lại, anh là một thanh niên tiên tiến, một luật sư dũng cảm, có trách nhiệm với quê hương đất nước, một tinh hoa hiếm có của dân tộc Việt nam. Anh am hiểu luật pháp đông, tây, kim, cổ. Anh tìm hiểu kỹ hiến pháp và luật pháp. Anh vận dụng nhuần nhuyễn luật pháp, tinh thần của nó; anh hiểu có các cách giải thích khác nhau; anh thừa hiểu cung cách nguỵ biện, cãi xoá , nói lấy được, lý sự cùn của cộng sản.

Anh Lê Công Định chỉ mong sớm được đưa ra một phiên toà xét xử công khai, có luật sư, có đồng bào mình, có đại diện các ngành truyền thông quốc tế và các nhà ngoại giao.

Anh thừa sức bẻ gãy cho nát vụn mọi buộc tội và kết án.

Anh thừa sức để chỉ ra rằng 2 viên tướng kết tội anh đã rành rành phạm pháp, khi vụ án chưa khởi tố, khi còn trong thời điểm điều tra, đã tương ra công khai tất cả chi tiết (chưa được tòa xác minh, đánh giá) , lạm dụng quyền của ngành tư pháp. Ai cũng biết, một bị cáo chỉ bị coi là có tội sau khi có lời tuyên án của chánh án trước toà.

Anh thừa sức để chứng minh rằng trình tự xét xử một vụ án theo đúng những điều khoản của bộ luật hình sự đã bị vi phạm nặng nề. Có thể là vì Bộ chính trị quá nôn nóng để bịt mồm anh, “tiêu diệt” anh vì thâm thù anh; cũng là để sớm tâng công với quan thầy Bắc kinh của họ, làm yên lòng Hồ Cẩm Đào; hoặc có thể là do lệnh trực tiếp từ Bắc kinh, do đích thân uỷ viên bộ chính trị đảng CS TQ, Trưởng ban tổ chức trung ương Lý Nguyên Triều đưa sang, “truyền lệnh” thẳng cho ông tổng họ Nông [ xưa nay trưởng ban tổ chức TW chỉ lo về nhân sự của đảng mình; không có việc gì liên quan đến đảng khác cả. Lần này họ Lý đến Hànội hôm trước thì hôm sau anh Định bị bắt(!)Sao ngẫu nhiên kỳ vậy! ].

Nếu ra toà công khai, anh Định chỉ cần nói một câu : Hiến pháp Việt nam có nêu rõ quyền công dân được tự do tư tưởng và tự do lập hội hay không ? Tôi chỉ thực hiện 2 quyền hiến định ấy. Mọi điều luật trái với hiến pháp đều là vi hiến, là phi pháp!

Tất cả những người Việt nam có chung một tần số yêu nước, thương dân với anh Định, có chung lập trường dân chủ đa nguyên, theo cung cách không bạo động, có chung một chí khí bảo vệ đến cùng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, chống mọi mưu đồ bành trướng và nô dịch, hãy chung một đòi hỏi: đưa luật sư Lê Công Định ra xét xử sớm nhất trong một phiên toà công khai minh bạch, đàng hoàng, có quan sát quốc tế.

Không làm như thế, bộ chính trị, chính phủ, nền tư pháp của chế độ hiện hành rõ ràng là đuối lý, sợ ánh sáng của sự thật, của công lý, và phải trả lại tự do không chậm trễ cho người thanh niên tuấn tú Lê Công Định mà hiểu biết, nhân cách, nghị lực và lòng yêu nước, yêu tự do, trọng luật pháp đã tỏ ra vượt xa, rất xa 15 vị tự dành toàn quyền cai trị đất nước một cách tuỳ tiện và phi pháp, vì bị “đặc quyền” và “tiền bẩn” làm cho mê muội và mù quáng.

Không làm như thế, 15 uỷ viên bộ chính trị sẽ như luôn đứng trước vành móng ngựa của công luận trong “vụ án Lê Công Định”, rồi đến vụ án “Bauxít Tây Nguyên “, dẫn đến vụ án “không bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc ” nữa.

Paris, 26-6-2009

Tháng Sáu 27, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | 1 bình luận

MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH

Nhóm Bách Khoa

Nghe tin luật sư Lê Công Định bị bắt “khẩn cấp” (cứ như đi bắt cướp), chúng tôi dành cả buổi sáng tìm kiếm những bài của ông đã viết (có một số đã được Talawas-blog điểm qua) và những bài của người khác nói về ông.

Theo tôi, đọc các bài này chúng ta hiểu thêm về luật sư Lê Công Định trong khi chờ đợi những kết quả điều tra sẽ được công bố từ phía Nha Nước CHXHCNVN.

Xin hiến bạn đọc kết quả tìm kiếm của chúng tôi:

Luật sư Lê Công Định bào chữa tại phiên tòa ngày 27\11

Dưới đây là phần bào chữa của luật sư Lê Công Định mà những người tham dự đã ghi lại tại phiên tòa ngày 27-11.

‘Nhà nước pháp quyền’ hay ‘Nhà nước pháp trị’?

Tại sao không nên sợ ‘đa nguyên’

Phỏng vấn Luật sư Lê Công Định trước phiên xử “vụ Điếu Cày”

‘Đã đến lúc cần có luật về chống bán phá giá’

Vai Trò Của Các Đại Biểu Quốc Hội Dưới Cái Nhìn Của Luật Sư Lê Công Định

Chuẩn mực văn minh cần tôn trọng – Luật sư Lê Công Định

Thời của luật sư Việt

Ước mơ về một trường đại học luật tư thục

LS Lê Công Định: việc khởi tố 2 nhà báo viết bài về vụ PMU18 là vi phạm pháp luật

Tầm vóc thuyền trưởng, tầm vóc dân tộc

Trả lại hào khí Diên Hồng

Tại sao không nên sợ ‘đa nguyên’

Một thế hệ dấn thân

Họ Đã Phạm Tội Gì?

Phải chăng người ta nhạo báng công lý?

Phỏng vấn luật sư Lê Công Định và Tổng Giám Đốc Công ty Cafatex về vụ kiện bán phá giá do các nhà nuôi trồng tôm Hoa Kỳ đưa ra

Bài học Miến Điện

Phỏng vấn LS Lê Công Định (Sài Gòn) về trường hợp của nhà báo Hoàng Hải, bút danh Điếu Cày

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NỀN LUẬT HỌC VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM TRƯỚC ĐÂY

Học thuyết Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa

Thế giới ảo và hiệu quả của chính phủ

Đất đai dưới áp lực của tiền và quyền tại Việt Nam

ĐƠN KHIẾU NẠI của 3 Luật sư Đặng Trọng Dũng Bùi Quang Nghiêm Lê Công Định

Đã đến lúc nên đặt hàng soạn thảo luật

Luật pháp Việt Nam qua cái nhìn của một Luật sư Việt hành nghề tại Mỹ

Sở hữu Nhà nước về đất đai gây cản trở phát triển kinh tế ở Việt Nam

Bàn về ‘Chính danh’ trong thể chế pháp trị

Để nâng cao tính khả thi của luật pháp và chính sách

Bản án “quá bất công” cho blogger Điếu Cày

BỐN MỤC TIÊU CẦN THỰC HIỆN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG THAM NHŨNG

ĐẠO QUÂN VƯƠNG

Khai dân trí

Đọc sử để nhìn nhận hôm nay

Để nâng cao tính khả thi của luật pháp và chính sách

Đề nghị hủy bỏ Văn bản số 286/TA-HS ngày 8/4/2008 của Tòa án nhân dân tối cao

Thư của LS Lê Công Định Gửi Lê Minh Phiếu

Sơ lược lịch sử phát triển nền Luật học Việt Nam thời Pháp thuộc và miền Nam Việt Nam trước đây

Luật sư Lê Công Định tuyên chiến với các “nhóm lợi ích” của Việt Nam

Luật Sư Lê Công Định Chính Thức Gửi Đơn Đến Tòa Án Tối Cao CSVN Yêu Cầu Giám Đốc Thẩm Các Bản Án Trong Vụ Xử Ls Nguyễn Văn Đài Và Ls. Lê Thị Công Nhân

Luật sư Lê Công Định bào chữa tại phiên tòa ngày 27\11

Phỏng vấn luật sư Lê Công Định và Tổng Giám Đốc Công ty Cafatex về vụ kiện bán phá giá do các nhà nuôi trồng tôm Hoa Kỳ đưa ra.

Vai trò của các đại biểu Quốc Hội dưới cái nhìn của Luật Sư Lê Công Định

Một thế hệ dấn thân (Luật sư Lê Công Định)

LS Lê Công Định: việc khởi tố 2 nhà báo viết bài về vụ PMU18 là vi phạm pháp luật

Luật sư Lê Công Định đã bảo vệ luật sư Đài và Công Nhân trước tòa án như thế nào?

Thôi rồi “Lê Công Định & Ngọc Khánh”, ngưỡng mộ đôi vợ chồng này bấy lâu, giờ thì gay rồi

Luật là luật

Vì sao nhà nước độc tài CSVN lại bắt luật sư Lê Công Định?

Phản đối “thông tin sai” về Lê Công Định

Lan man Lê Công Định

AI CỬ, LUẬT SƯ BẦU ?

Lê Công Định đúng là anh minh thần vũ

Luật sư biện hộ gửi kháng thư và đơn yêu cầu giám đốc thẩm bản án của hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân

Phỏng vấn Luật sư Lê Công Định trước phiên xử “vụ Điếu Cày”

Tại sao không nên sợ ‘đa nguyên’

Luật sư Lê Công Định

TUYÊN BỐ VỀ VẤN ĐỀ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

(Lê Công Định chấp bút)

Với lòng ngưỡng mộ sâu sắc anh Lê Công Định.

“NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN” HAY “NHÀ NƯỚC PHÁP TRỊ”?

VAI TRÒ XÂY DỰNG ÁN LỆ CỦA CỦA TÒA ÁN

(Bản Tin Đoàn Luật Sư TP. Hồ Chí Minh, Số 8, ngày 26/7/2003

Não trạng thích can thiệp

Tháng Sáu 26, 2009 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên | | Bình luận về bài viết này

NHẬN TỘI MÀ KHÔNG PHẠM TỘI

Diệu Khang

Phạm tội thường được hiểu là có hành vi vi phạm pháp luật.  Vậy vi phạm pháp luật là bằng chứng cần thiết để bị xem là có tội.  Tôi tin rằng tác giả Minh Thúy của bài báo đăng trên Hà Nội Mới hôm 19/6/2009 cũng đồng ý điểm này khi ghi nhận 4 tội mà luật sư Lê Công Định “đã nhận”.  Xin trích lời của tác giả về 4 tội ấy:

1. Tham gia khóa huấn luyện bất bạo động (thực chất là hoạt động biểu tình, lật đổ chế độ) do tổ chức Việt Tân tổ chức từ ngày 1 đến 3-3-2009 tại Pattaya (Thái Lan) […]

Luật pháp Việt Nam không có điều nào cấm tham gia một “khóa huấn luyện bất bạo động”.  Việc làm này không thể gọi là vi phạm pháp luật.  Ở đây không bàn sự kiện này có thật hay không, mặc dù Việt Tân đã tuyên bố họ không hề có khóa huấn luyện hay quan hệ nào với luật sư Lê Công Định như Công an đã cáo buộc.

Bất bạo động là sự hoạt động trong xã hội ôn hòa, không sử dụng bạo lực.  Bất bạo động là cách hành động hợp pháp, một triết lý văn minh.  Trong lịch sử cận đại, nhiều người biết đến Mohatma Ghandi như một người tiên phong trong phong trào đấu tranh bất bạo động trãi dài nhiều thập kỹ, giúp Ấn Độ giành độc lập từ Anh năm 1947.  Sau Ghandi, Martin Luther King áp dụng chiến lược bất bạo động để cuối cùng giành được quyền bình đẳng cho người Mỹ da đen.  Thập niên 1960 chứng kiến phong trào bất bạo động của Cesar Chavez ở California, Hoa Kỳ, để công nhân làm việc trên các nông trại được đối xử tốt hơn.

Chẳng lẽ tranh đấu trong ôn hòa, đòi quyền bình đẳng giữa người với người, và đòi hỏi một môi trường làm việc tốt hơn là có tội?  Xem ra, mục đích tranh đấu vì xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà đảng Cộng Sản và nhà nước hô hào và quy định trong hiến pháp chỉ là để mị dân.

2. Theo sự giới thiệu của Nguyễn Tiến Trung, Định đã nhận tham gia tổ chức đảng Dân chủ Việt Nam do Nguyễn Sỹ Bình, ”chủ tịch” đảng Nhân dân hành động đứng đầu […]

Luật pháp Việt Nam không cấm công dân hoạt động chính trị hoặc tham gia các tổ chức chính trị.

Tham gia đảng Dân Chủ không vi phạm pháp luật.  Nguyễn Tiến Trung đang thi hành nghĩa vụ quân sự của một công dân Việt Nam với tư cách là đảng viên đảng Dân Chủ.  Điều này đã rõ ràng.  Trường hợp của luật sư Lê Công Định không khác.

3. Ngày 26-3-2009, Định sang Phu-kẹt (Thái Lan) gặp Nguyễn Sỹ Bình và Trần Huỳnh Duy Thức để bàn về tình hình kinh tế – chính trị Việt Nam; bàn chủ trương thành lập thêm hai đảng mang tên là đảng Lao động Việt Nam và đảng Xã hội Việt Nam để thu hút thêm lực lượng tham gia. […]

Đọc đi đọc lại mãi cái “tội” thứ 3 này mà tôi không hiểu việc làm nào vi phạm pháp luật.

Luật pháp không cấm công dân ra nước ngoài.  Vậy việc luật sư Định sang Thái Lan không phải là tội.

Luật pháp không cấm công dân bàn về tình hình kinh tế, chính trị.  Vậy chuyện luật sư Lê Công Định gặp ai, bàn về cái gì chẳng hề phạm tội.

Luật pháp không cấm công dân lập đảng phái.  Vậy chuyện luật sư Lê Công Định có thành lập thêm mấy đảng đi chăng nữa cũng không phạm tội gì.

4. Cũng tại Phu-kẹt, Bình và Định đã bàn về việc viết chung cuốn sách ”Con đường Việt Nam” để ”tìm giải pháp cải cách tình hình xã hội, kinh tế và pháp luật cho Việt Nam”. Ngoài ra, Bình và Định cũng nhận định ”thời cơ của sự thay đổi tại Việt Nam” sẽ diễn ra vào cuối năm 2010, xuất phát từ tình hình kinh tế – xã hội khủng hoảng.

Cái “tội” thứ 4 này lại càng khó hiểu.  Pháp luật đã không cấm “bàn” mà cũng không cấm “viết”, vậy thì luật sư Định phạm tội gì?  Điều 11 Hiến Pháp 1992 bảo đảm công dân có quyền tham gia công việc của Nhà nước và xã hội.  Việc luật sư Định tìm giải pháp cải cách xã hội, kinh tế và pháp luật không những là quyền của luật sư Định mà còn là một việc làm nên được khuyến khích để mọi công dân đều có thể tham gia.

Ngoài ra, việc luật sư Định có nhận định gì về Việt Nam là quyền của anh ấy.  Luật pháp nào cấm chuyện đó?

Té ra, 4 tội mà luật sư Định nhận không phải là tội!  Trong vòng chưa đầy một tuần, trước khi bị truy tố mà luật sư Định đã làm bản tường trình “nhận tội”.  Điều này không bình thường.

Các tướng Công an đã cấp bách tường trình cho báo chí về sự vụ của luật sư Định trong khi anh vẫn còn đang trong vòng điều tra.  Nhà nước Việt Nam vội vã cho loan truyền âm thanh, hình ảnh, chữ viết của luật sư Lê Công Định “nhận tội” lên các phương tiện truyền thông.  Hai việc làm này cho thấy hành vi vi phạm pháp luật của phía nhà nước Việt Nam một cách trắng trợn.

Cũng nên nhắc lại một sự kiện của năm ngoái.  Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc đã bị khởi tố theo điều 281 Bộ luật Hình sự, về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.  Ông Quắc bị cáo buộc là người cung cấp thông tin cho các tờ báo nhiều chi tiết liên quan đến vụ PMU18.

Tháng Sáu 26, 2009 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên | | Bình luận về bài viết này

VỀ ANH LUẬT SƯ TRẺ LÊ CÔNG ĐỊNH

Bùi Tín

Tôi ngắm ảnh anh. Tôi xem tướng anh. Tôi đọc tiểu sử anh. Tôi đọc tin tức tới tấp về anh. Tôi xem lại 7 bài viết mang tính chất luận văn của anh. Tôi suy nghĩ về anh.

Qua đôi kính cận, đôi mắt anh sáng, thẳng, cương nghị. Nét mặt anh có chiều sâu của suy tư, điềm tĩnh. Những bài viết của anh rõ ràng, mạch lạc, thẳng vào vấn đề, dễ hiểu, truyền cảm.

Tôi đã đọc bài anh viết trên báo Tia Sáng, Pháp luật, Tuổi Trẻ, cả Nhân dân nữa.

Tôi không thấy cần nhận xét thêm về anh. Những đánh giá người biết anh, quen anh, hiểu anh ở trong nước là quá đủ. Cũng chẳng cần nhắc lại cái “tâm” và cái “tầm” trong các luận văn của anh. Văn là người.

Bác Trần Lâm, luật sư già dặn, từng là thẩm phán toà án tối cao, nay tham gia đấu tranh cho dân chủ, không dễ tính khi xét người, đánh giá Lê Công Định được trọng nể, học vấn cao, có tâm sáng, dễ gì mà được chọn làm phó chủ nhiệm đoàn luật sư Sàigòn. Anh từng tình nguyện cãi miễn phí cho các bạn luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, nhà báo Điếu Cày, với giọng ôn tồn mà sâu sắc, chặy chẽ.

Thế giới từng biết anh. Anh nghiên cứu luật ở Pháp, ở Mỹ, tham gia những hội luận về luật. Anh bị bắt, các chính phủ, bộ ngoại giao, các đại sứ, các tổ chức nhân quyền quốc tế … các nước lên tiếng ngay, mạnh mẽ, dứt khoát.

Ai cũng hiểu, chế độ độc đảng tuy lâu nay ba hoa về luật pháp, về nhân quyền, về bản chất là dị ứng với luật pháp, là đối lập thù địch giới luật sư.

Não trạng của nhóm lãnh đạo CS từng đóng cửa trường đại học luật từ năm 1945 đến năm 1974, từng xóa diệt thẳng tay chức vị luật sư, với những toà án nhân dân không luật sư, do bộ chính trị và các đảng uỷ quyết định mức án, từng xử tử hình hàng vạn lương dân trong cải cách ruộng đất, và bỏ tù hàng chục vạn đồng bào ta qua “cải tạo”… cái não trạng hủ lậu dã man ấy cho đến nay vẫn không hề đổi thay và tỉnh ngộ.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường tốt nghiệp tiến sỹ luật ở Paris khi 23 tuổi, chỉ vì được mời lên tiếng nhận xét tình trạng lạc hậu về pháp lý trong cải cách ruộng đất, đã bị bộ chính trị đày đoạ cho đến chết (lột hết chức : uỷ viên đoàn chủ tịch Mặt trận, hiệu trưởng Đại học, giáo sư, cấm dạy tiếng Pháp …)

Gần đây, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân đã bị tù; bà luật sư Bùi Thi Kim Thành bị ép vào viện tâm thần. Luật sư Lê Trần Luật bị đe doạ và quấy nhiễu. Họ toàn là luật sư do trong nước đào tạo.

Luật sư trẻ Lê Công Định bị Công an chế độ chiếu tướng, theo dõi giám sát chặt 2 năm nay vì nhiều lẽ. Anh học giỏi; anh am hiểu luật, cả kim cổ, đông tây. Anh thông minh, tài trí. Anh có tư duy độc lập. Anh có nhân cách. Anh có lòng thương dân mình, yêu nước mình. Anh động lòng về các hiệp định bất bình đẳng Việt-Trung; anh sớm ký tên vào kiến nghị ngừng ngay việc khai thác bôxít. Anh ca ngợi Hào khí Diên Hồng; anh cổ vũ bà con ta, nhất là tuổi trẻ đừng nhu nhược, bạc nhược. Anh là của hiếm; là vốn quý của dân tộc, anh là “vàng ròng ” của tương lai Việt Nam.

Công An Cộng sản điểm mặt anh, thâm thù anh, “khẩn cấp” bắt anh vì những lẽ trên, vì quá nhiều lý do như thế, lại còn vì anh sắp viết một bài tố cáo, hay một lá đơn gửi Liên Hợp Quốc hay Toà Án quốc tế khởi kiện nhà cầm quyền Bắc kinh cấm ngư dân Việt nam không được đánh cá trong vùng biển của Việt nam. Bẽ mặt ông thủ tướng, bẽ mặt bộ trưởng ngoại giao, bẽ mặt và chạm nọc 15 uỷ viên bộ chính trị.

Cho nên 2 viên tướng an ninh phải xuất hiện để mở đầu vụ án. Cho nên mọi món chưởng độc nhất, thâm nhất sẽ còn được họ đưa ra thi thố với anh. Anh đã biết từ sớm. Cho nên họ bầy trò kết tội anh âm mưu lật đổ chế độ trước cả khi khởi tố. Cho nên họ bày chuyện anh nhanh nhẩu “thú nhận mọi tội lỗi” và “xin được khoan hồng”. Cho nên họ cố tạo ra hình dung một con người khác, mềm yếu, ươn hèn, nhũn như con chi chi.

Còn lạ gì công an mật vụ của những chế độ độc quyền đảng trị, thù ghét những con người quang minh chính trực, nhất là khi đảng cầm quyền toàn trị  tha hoá, suy đồi đến độ ”nơi nơi uất hận, khắp chốn kêu than” như hiện nay. Họ dở đủ ngón của bọn Hitler, Goebel, của Gestapo, của bọn Mật vụ Nga, Stasi Đông Đức, được thụ huấn trực tiếp và học lỏm, còn hợp tác cả với bọn xã hội đen kiểu Mafia mới để trị những Lê Công Định.

Xin chớ ai quá lo, quá sợ cho số phận của luật sư Định. Cuộc đọ sức tưởng như quá ư chênh lệch. Một con người có tim và óc đầy chất người tinh khiết chống lại cả một bộ máy, súng đạn, nhà tù, quyền lực vũ phu, nhưng con người ấy có chính nghĩa dân tộc, có lẽ phải làm chỗ dựa vững, có nhân dân hậu thuẫn, có pháp luật quốc tế và thời đại hỗ trợ.

Luật pháp ghi rõ mọi khai báo, thú nhận của bị cáo khi bị ép cung, mớm cung, trong doạ nạt, bạo lực hay qua dụ dỗ mua chuộc lộ liễu cũng như tinh vi … đều không có giá trị pháp lý. Chính phủ Mỹ đã quyết định “quên”, coi như “không có” những lời thú nhận của mấy chục phi công tù binh Mỹ ở Hilton Hànoi là đã gây tội ác chống nhân loại ở Bắc Việt, khi họ bị bỏ đói, bỏ khát, bị dử mồi là thú nhận thì được tháo cùm, được nhận quà, thư, ảnh của bố, mẹ, vợ con…

Tôi còn nhớ rõ vụ ông Võ Đại Tôn hồi năm 1982 thú nhận hết tội lỗi, còn đóng kịch xuất sắc, lừa bộ trưởng công an Phạm Hùng và các thứ trưởng, vụ trưởng an ninh, để được ra mắt các phóng viên quốc tế Nhật, Pháp, Mỹ, Anh, Đức … để lúc ấy mới đột nhiên lên án chế độ toàn trị Cộng sản, giữa sự tưng hửng, bàng hoàng của bộ xậu an ninh.

Tôi tin ở con người. Tôi tin ở tuổi trẻ trong thời đại mới. Tôi tin ở dân tộc mình. Cho nên tôi lạc quan, tuy bao giờ cũng thận trọng, không lạc quan tếu. Ta hay yên lòng chờ … Vụ án Lê Công Định còn dài. Cuộc đấu tranh còn dài. Nhiều Lê Công Định nữa sẽ xuất hiện, trong 4.400 luật sư đang hành nghề và hàng ngàn sinh viên luật đang được đào tạo.

Tôi biết rõ một số em đang học luật đã viết bài luận văn tuyệt vời bác bỏ Luật đất đai và Luật báo chí hiện tại, mà các em cho là “phản động ” thật sự, vì kìm hãm sự phát triển của xã hội ta. Hậu sinh thật khả uý vậy.

Tháng Sáu 22, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | Bình luận về bài viết này

AI PHẢN ĐỘNG? TẠI SAO PHẢI LẬT ĐỔ "CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN"?

Trác Tuân

Mấy ngày qua dư luận trong và ngoài nước xôn xao với sự kiện Ls Lê Công Định bị bắt khẩn cấp vì tội “Câu kết với các thế lực phản động nước ngoài, nhằm có âm mưu chống phá và lật đổ chính quyền nhân dân”. Tiếp theo chủ đề của cái tội đó người ta gán cho luật sư những cái tội mà tôi tin rằng ở các nước văn minh họ phải ngạc nhiên và nực cười!

Bởi người ta không người ta ngạc nhiên sao đươc khi mà họ không hiểu các ngôn từ  “phản động” nó như thế nào! Nó đựợc chỉ cho hành vi gì mà ghê gớm vậy?

Hay cái gọi là “Cấu kết với các thế lực nước ngoài để lật đổ chính quyền nhân dân”?

Rồi cái tội dám bạo gan định thành lập đảng phái để mưu toan lật đổ ĐCS v.v.

Tất cả các tôi danh này tiếc thay nó không những nó không nằm trong từ điển của các nước dân chủ, tiến bộ, mà ngược lại nó còn được khuyến khích và cổ vũ.

Nỗi khiếp sợ của văn hoá “phản động”

Một câu hỏi đựợc đặt ra là ở Việt Nam, “chính quyền nhân dân “hay thích dùng từ “phản động” để dán lên trán những người nào bất mãn, không đồng tình với chế độ. Người dân mà bị ai gán cho cái từ phản động thì sợ run lẩy bẩy rúm tứ túc.

Ai ai cũng sợ mình bị qui là phản động… Người người, nhà nhà rồi hết đời cha lại đến đời con, caí sợ bị qui là tội “phản động” được in sâu trong tiềm thức được truyền nối từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đến nỗi nó là câu cửa miệng mà bất kỳ ai cũng có thể qui cho người khác cái tội “phản động”khi người đó nói lên những câu nói gọi là bất mãn chế độ đựơc cho là bình thường ở các quốc gia khác.

Hai chữ “phản động”có lẽ là hai chữ có sức mạnh lớn nhất, có giá trị nhất đối với người Việt Nam. Nó là nỗi khiếp sợ và ám ảnh suốt cuộc đời của mỗi con người Việt Nam.

Thế mới biết cái từ “phản động” này nó có sức mạnh ghê gớm không kém gì cái thời nhà Tần, Thương Ưởng ra cái luật thẻ căn cước, làm người ta sợ vãi linh hồn. Cả xã hội bị nó chính phục và phong toả.

Thế nào là phản động? Sự khác nhau về tiêu chí phản động

Ấy vậy mà cho đến nay người ta chưa tìm thấy ngôn từ “phản động” của giới truyền thông, hay diễn đàn chính trị các quốc gia dân chủ. Ngược lại họ luôn sẵn lòng chào đón những kẻ “phản động” đó sang cư trú chính trị. Thậm chí họ còn dành cho những tên “phản động” đó những đặc ân về đời sống kinh tế, chính trị.

Những tên phản động như Dương Thu Hương, Bùi Tín, Vũ Thư Hiện, Nguyễn Minh Cần, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Chính Kết vv.. đã được tiếp nhận một cách nồng nhiệt..

Tuy tôi không được chứng kiến, nhưng tôi nghe nhiều người Việt hải ngoại kể, khi nước Đức thống nhất, tiêu chí đựoc nhập quốc tịch của nhà nước Đức khi đó đối với người Việt Nam là phải có chính kiến “phản động” không chấp nhận chế độ CS tại VN thì đựoc nhập cư. Bởi vậy đã sinh ra cái nạn biểu tình mít tinh rồi thành lập đảng phái hôị đoàn chính trị nhan nhản mong kiếm suất phản động để được nhập quốc tịch.

Như vậy, những kẻ phản động này được chứa chấp thì chắc hẳn những quốc gia đó cũng đều là phản động tuốt và chính những quốc gia đó là những thế lực thù địch với nhân dân Việt Nam. Hay nói một cách khác, kể cả các quốc gia có mối liên hệ với những quốc gia chứa chấp bọn “phản động” nhằm dung dưõng cho họ để “lật đổ chính quyền nhân dân” thì cho đến nay có khoản hơn 100 thế lực thù địch với nhân dân Việt Nam.

Cụ thể hơn là chỉ có các quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba là bạn với nhân dân Việt Nam mà thôi, còn các quốc gia khác là thù địch tất!

Xem ra cái tiêu chí “phản động” này nó đựoc gán cho bất cứ kẻ nào có tư tưởng dám chống lại chính quyền nhân dân. Nếu nó có âm mưu lật đổ thì đựoc coi là nghiêm trọng hơn.

Vậy chúng ta thử xét xem cái nghĩa của từ phản động này nó như thế nào mà sức mạnh của nó ghê gớm thế! Trước hết xét hai chữ Phản và động. Phản là ngược. Những điều xảy ra không tuân theo một qui luật nhất định, hay lấy lợi ích của thiểu số chống lại lợi ích đa số thì gọi là phản (ngược).

Động là hành động, là trạng thái chuyển động. Hai từ kết hợp lại với nhau thành từ “phản động” cho trọn nghĩa để chỉ hành động của cá nhân hay nhóm thiểu số, vì lợi ích của riêng họ mà đi ngược lại quyền lợi, làm tổn hại đến lợi ích của mọi người.

Ở đây ta phải phân biết là những kẻ phản động đã lạm dụng các quyền cơ bản của con người, để  thực hiện những hành vi chiếm đoạt quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, hay phá hoại tài sản, làm tổn hại đén lợi ích của cộng đồng thì đợc gọi là phản động.

Vậy trường hợp Ls Lê Công Định có phải là phản động không chúng ta hãy chờ xem khi phân tích các quyền cơ bản của con người. Nếu Ls Định đã lạm dụng hay đi quá cái quyền của mình đựoc sở hữu thì đúng ông là phản động”. Còn không, ông chỉ sử dụng cái quyền cơ bản của cá nhân mình đựoc phép sở hữu thì chắc chắn ông lại như bao thế hệ người Việt Nam khác bị chụp cho cái mũ “phản động” từ bao đời nay.

Thế nào là chính quyền nhân dân? Tại sao lại phải lật đổ

Đã gọi là chính quyền nhân dân thì phải là chính quyền do người dân lựa chọn để lập lên, vì vậy cái chính quyền đó là của người dân nai lưng ra làm, đóng thuế để trả lương nuôi bộ máy chính quyền đó vì vạy cái nhà nước đó là của người dân và những viên chức do dân thuê đó phải phục vụ dân, vì dân là ông chủ thuê họ là kẻ đầy tớ, lên đày tớ phải phục vụ ông chủ, vì ông chủ.

Hãy khoan chưa biết cái chính quyền này có vì dân không, nhưng thực sự cái chính quyền này không phải do dân lựa chọn bầu ra. Những cuộc bầu cử của dân chỉ được đến cấp các đại biểu đại diện cho đảng CSVN thôi, chứ chưa bao giờ người dân đựơc bầu những người họ tự lựa chọn.

Có nghĩa là dân chủ chỉ là hình thức là giả hiệu, thực chất đây là cuộc lừa dối vĩ đại. Rồi từ lừa dối người ta chuyển sang trạng thái cưỡng bức cả một dân tộc. Nếu không đi bỏ phiếu thì họ tìm mọi thủ đoạn để “vân động”

Vì vậy cái chính quyền đó không phải là do dân bầu ra thì chắc chắn nó sẽ không phải là của dân. Mà nó chỉ mượn danh nấp bóng để hòng trấn áp những người chống đối nó.

Lật đổ chính quyền nhân dân ư? Bằng cách nào?

Lịch sử đã có bao nhiêu cuộc lật đổ không ai còn nhớ nữa. Nhưng thời đại ngày nay muốn lật đổ một chế độ cho dù chế độ đó là độc tài khát máu là điều không dễ. Bởi có hai hình thức lật đổ đó là dùng vũ lực bằng bom đạn đẻ tiêu diệt đối phương hoặc dùng lý luận tư tưởng, lời lẽ để thuyết phục vận động mọi người để lật đổ thay thế chế độ hiện hành.

Việc dùng súng đạn có lẽ đã bị lỗi thời và bị lên án là khủng bố rồi. Vậy chỉ còn có đáu tranh lật đổ bằng lý luận tư tưởng nhằm thuyết phục mọi người bằng nhiều hình thức đáu tranh phản kháng bất hợp tác với nhà cầm quyền bằng hình thức ôn hoà bất bạo đông mà thôi. Mà việc đáu trang bằng hình thức bất bạo động, thì người cách mạng phải kết hợp với người khác, vận động thuyết phục càng được nhiều người theo mình càng tốt, hoặc chí ít họ cũng tin tưởng viẹc mình làm sẽ có nhiều người ủng hộ, vì động cơ của họ là làm việc nghĩa vì mọi người. Thé thì cái chính quyền nhân dân đó là của nhân dân thật sự thì họ làm cái việc viển vông hay sao.
Ở đây việc ls Định bị qui kết tội có âm mưu câu kết với “các thế lực nước ngoài” để chống lại “chính quyền nhân dân” cho dù đó là chính quỳên nhân dân thật thì hoá ra ông luật sư này bị khùng rồi. Dám đi dùng cái quyền hợp pháp của mình để chống lại quyền hợp pháp của mọi người.

Ở nước ngoài chưa bao giờ có hiện tượng quái gở như vậy. Người dân không đồng ý chính phủ này họ sẽ phế truất chính phủ đó xuống bằng những lá phiếu, chứ chưa bao giờ họ lại lật đổ những chính phủ do họ dựng lên.

Chỉ có những chính quyền độc tài, không phải do dân bầu lên, thì có thể người dân sẽ sử dụng sức mạnh cộng đồng áp lực lật đổ chế độ đó do chế độ đó đi ngược lại quyền lợi của họ mà thôi.

Ngược lại nếu chính quyền dó do người dân lựa chọn bầu lên, thì họ quyết tâm bảo vệ chế độ đó, cho dù thế lực đó mạnh đến đâu.

Vì vậy không có chuyện chính quyền của nhân dân lại bị lật đổ, mà chỉ có chính quyền nấp sau bóng nhân dân, lợi dụng lừa dối dân sẽ bị lật đổ mà thôi. Ls Lê Công Định đang trong quá trình thực hiện điều đó, muốn biết bản chất của sự việc như thế nào, xin hãy điểm lại những gì ông đã làm, để có sự đánh giá trung thực khách quan.

Thành lập tổ chức đảng phái có phải là có tội không?

Công dân có quyền tự do lập hội, tự do tụ tập để bày tỏ chính kiến của mình. Đó là một trong những quyền tự do căn bản của con người. Vì vậy ai cũng có quyền đựoc lập đảng phái chính trị mà không có sự phân biệt.

Quyền này được phổ biến rộng rãi và khuyến khích ở các quốc gia dân chủ. Công dân đựoc tư do thành lập đảng phái. Các đảng phaí thưòng là phải thể hiện năng lực phục vụ dân, càng nhận đựoc sự tham gia, ủng hộ của nhiều người càng tốt. Vì vậy sẽ là sự cạnh tranh lành mạnh cho một xã hội, luôn đựoc điều chính bằng sự phản biện và giám sát của chính những tổ chức đảng đối lập. Không bao giờ có chuyện đảng này lật đổ hay tiêu diệt đảng kia, mà chỉ có sự tự tiêu diệt mà thôi. Chính anh sẽ là người triệt tiêu, đào thải anh khi anh không theo kịp với sự phát triển xã hội. Khi nghe câu chuyện tiếu lâm Việt Nam về chuyện lập đảng để lật đổ chính quyền thì họ vừa buồn cười vừa hỏi:

Vậy tại sao cùng là công dân có những quyền bình đẳng tự do như nhau. Nhưng tại sao ông A, ông B bà C v.v. lại có quyền thành lập lên đảng CSVN và sinh hoạt đảng CSVN một cách tự do thoải mái. Họ cũng chẳng cần xin phép ai, cũng chẳng cần đăng ký với ai mà cứ như là sự hiện diện củă họ là lẽ đương nhiên, hay họ là con cháu một thế lực siêu hình nào đó đựoc sai xuống cai trị dân một cách ngang nhiên.

Trong khi đó những người khác lại không có cái quyền lập đảng, lập hội? Là vì lý do gì?

Ls Định tại sao bị ngăn cấm, bị cho là có tội khi dám có âm mưu thành lập đảng để nhằm lật đổ đảng CSVN. Phải chăng ông Định không phải là người, hay ông là thành phần thuộc đẳng cấp khác?

Bằng không việc thành lập đáng phái là có tội và nếu ông Định bị khép cho cái tội đó. Thì trước tiên người bị chịu tội là hơn 3 triệu đảng viên đảng CSVN. Vì dám cả gan vi hiến không đăng ký, xin phép hoạt động và thậm chí lập lên một tổ chức ngang nhiên chiếm đoạt quyền lực, mà không có sự đồng ý hay tự nguyện lựa chọn của nhân dân, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân hơn 60 năm qua.

Kết luận

Khi các quyền cơ bản của công dân về tự do ngôn luận, tư do hội họp, tự do lập hội, đáng phái và thực chất của cái gọi là ” chính quyền nhân dân” hiên nay ở VN. Chúng ta có thể khẳng định một điều là Ls Lê Công Định không hề có một cái tội nào, cho dù dựa vào chứng cứ buộc tội của nhà nước độc tài đưa ra làm bằng chứng. Thì những chứng cứ đó sẽ là bằng chứng buộc tội chính họ vi phạm quyền con người, quyền công dân chứ không ai khác, vì các quyền đó có tính đưòng nhiên, được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới (ngoại trừ bốn nước CS còn lại).

Cũng như từ trước tới này, người ta đều biết cái quyền của kẻ cả, của kẻ vua chúa, quan lại ngày xưa và những kẻ độc tài ngày nay. Một khi họ nắm trong tay quyền lực, thì việc vu vạ, gán tội cho những người chống đối họ là điều không có gì là lạ. Mới hôm nào cách đây độ dăm năm trở vè trước thì ngay cả người Mỹ, người Pháp, người Nhật cũng bị họ gán cho cái tội đế quốc thực dân, cái tội chủ nghĩa quân phiệt, rồi bọn tư bản v.v. và nếu có thể để bảo vệ sự sống còn của chế độ họ có thể đánh đổi cả cái dân tộc này cái đất nước này cho ngoại bang.

Vì sự tồn vong của chế độ họ bất chấp tất cả lương tri và lòng tự trọng của một con người để quì mọp xuống cầu xin kẻ thù tha tội, để đựoc làm tay sai thái thú cho ngoại bang. Với những người  không có nhân cách như vậy thì việc làm của họ bị mọi người lên án phỉ nhổ cũng chẳng có nghĩa lý gì. Triết lý sống của họ là gì “Đã biết điều đó là vô liêm sỉ mà vẫn làm thì nghiễm nhiên điều đó sẽ không bị coi là vô liêm sỉ nữa”.

Với những loại người này thì chỉ có một con đưòng duy nhất là một cuộc cách mạng của toàn dân sẽ chấm dứt quyền lực của họ trong tương lai gần. Đó là chân lý có tính tất yếu.

Hà Nội, ngày 16/6/2009

Tháng Sáu 18, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | Bình luận về bài viết này

KÝ TÊN YÊU CẦU TRẢ TỰ DO CHO LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH

Ký tên vào đây …

Luật sư Lê Công Định

Luật sư Lê Công Định

Tháng Sáu 16, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | 41 bình luận

HOA KỲ KÊU GỌI VN TRẢ TỰ DO CHO LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa lên tiếng về việc bắt giữ luật sư Lê Công Định.

Chiều ngày thứ Hai, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Ian Kelly ra thông cáo nói rằng Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc trước sự kiện nhà chức trách Việt Nam bắt giam ông Lê Công Định hôm thứ bảy, và buộc ông vào tội ‘tuyên truyền chống nhà nước.’

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ian Kelly

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ian Kelly

Các quan chức Việt Nam nói rằng ông Định bị bắt vì bênh vực các nhà hoạt động đòi dân chủ và đã sử dụng Internet để bày tỏ quan điểm của mình.

Luật sư Lê Công Định là một thành viên được kính trọng của cộng đồng luật gia Việt Nam và quốc tế, ông đã tham gia chương trình Fulbright của Hoa Kỳ.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: không thể bắt giam một người nào đó vì người này bày tỏ quyền tự do phát biểu, và không thể trừng phạt một luật sư vì người này đã chọn thân chủ nào để biện hộ.

Cuối cùng thông cáo cho biết: việc bắt giữ Luật sư Lê Công Định đã đi ngược với cam kết của chính phủ Việt Nam là sẽ tuân thủ các chuẩn mực được quốc tế chấp nhận liên quan đến nhân quyền và chế độ pháp quyền.

Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Luật sư Định cũng như tất cả các tù nhân khác đang còn bị giam cầm vì đã bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa.

Nguồn: VOA, http://www.voanews.com/vietnamese/2009-06-16-voa1.cfm

Tháng Sáu 16, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | Bình luận về bài viết này