Tiếng Nói Dân Chủ

Phong Trào Dân Chủ Việt Nam

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM LÀ GÌ?

Lương Hoài Nam, theo VnExpress

Mỗi nền giáo dục dựa trên một hệ triết lý giáo dục có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nội dung, phương pháp dạy và học. Giáo dục Mỹ có những triết lý giáo dục rõ ràng, thuyết phục, nhờ thế mà có chất lượng tốt bậc nhất thế giới.

Sự phát triển của xã hội Mỹ và vị thế cường quốc của Mỹ trên nhiều phương diện là kết quả trực tiếp của nền giáo dục siêu đẳng về tính khoa học và hiệu quả. Tiếp tục đọc

Tháng Năm 2, 2014 Posted by | Khoa học-Môi trường, Thanh Niên-Sinh Viên | | Bình luận về bài viết này

PHẢI CHĂNG ĐÃ TÌM RA GIẢI PHÁP ‘HẬU’ NHÂN CƠ?

Nguyễn Hữu Quý, theo BVN

Những ngày gần đây, báo chính thống của Nhà nước đăng đàn về Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên (gồm hai nhà máy luyện quặng bôxít: một ở Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng, và một là nhà máy Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông), dự kiến lỗ hàng nghìn tỷ đồng trong những năm tới, khiến dư luận xôn xao. Cũng phải thôi, không xôn xao, tiếc nuối… sao được, khi mà giáo viên và học sinh khi đi học qua sông bằng cách chui vào túi ni lông… thì việc bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để bù lỗ cho Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên, rõ là rất ngông cuồng…

Trong bài viết “Bôxít Tây Nguyên dự kiến lỗ hàng nghìn tỷ đồng” (1), ngay sau tựa đề, tác giả nhấn mạnh: Tiếp tục đọc

Tháng Tư 10, 2014 Posted by | Khoa học-Môi trường | , | Bình luận về bài viết này

Ý CHÍ QUYẾT TỬ CỦA NHỮNG NGƯỜI GIỮ ĐẤT

TS Phạm Chí Dũng, theo VOA

Những người quyết tử

Bắc Giang – một địa phương có truyền thống xung đột đất đai giữa người dân với chính quyền, lại vừa vụt hiện một dấu hiệu quyết tử giữ đất, sau đúng hai năm từ cuộc nổi dậy của người nông dân Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng.

Tiếp nối truyền thống o ép và đàn áp dân như đã từng dẫn đến cái chết cho ít nhất một người khiếu kiện và xử tù những người khiếu kiện khác cách đây ba năm, một lực lượng hùng hậu lên đến 137 nhân mạng đã kéo đến khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ thuộc huyện Lục Ngạn để cưỡng chế đối với một gia đình không hề nằm trong phần đất phải giải tỏa. Tiếp tục đọc

Tháng Ba 6, 2014 Posted by | Khoa học-Môi trường, Kinh tế-Đời sống | , | Bình luận về bài viết này

SINH MẠNG DÂN VÀ ‘CON ỐC THIẾU CHUẨN’

Hồng Hạnh, theo BBC

Vụ sập cầu treo Chu Va 6 ở Lai Châu hôm 24/2 làm xôn xao dư luận.

Nhiều thông tin nhận định, giả định trái chiều trên truyền thông của những nhà chuyên môn, những người đang làm công tác quản lý về nguyên nhân sự cố này. Nhưng có những nguyên nhân chủ yếu mang đến nguy cơ tiềm ẩn đang tồn tại sống chung với người Việt, là thói quen coi thường, bất chấp quy định của pháp luật, không tuân thủ quy trình quy phạm công tác quản lý chất lượng của các cơ quan đại diện nhà nước, người ta lại không đề cập đến. Tiếp tục đọc

Tháng Ba 2, 2014 Posted by | Khoa học-Môi trường, Kinh tế-Đời sống | | Bình luận về bài viết này

HOÃN XÂY ĐIỆN HẠT NHÂN VIỆT NAM: HUYỀN THOẠI VỀ AN TOÀN VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN QUÊN LÃNG

Phùng Liên Đoàn*, theo BVN

(Để không cần biên tập mất thì giờ, tác giả đã dùng qui tắc chấm phẩy các con số theo kiểu Anh Mỹ: phẩy là hàng ngàn, chấm là hàng đơn vị.)

Trong buổi lễ tổng kết cho năm 2013 của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) ngày 15 tháng 1 năm 2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố:

“Theo IAEA, VN làm điện nguyên tử cần phải chặt chẽ, hiệu quả… Làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất thì có thể thời gian khởi công điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ lùi lại 2020. Lúc đó luật lệ đầy đủ… Vì chúng ta làm phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt cái đó chúng ta không làm.”(Tuổi Trẻ Online, 16/1/2014) Tiếp tục đọc

Tháng Một 25, 2014 Posted by | Khoa học-Môi trường | , | Bình luận về bài viết này

GLOBAL WITNESS CHO VIỆT NAM: HÃY HÀNH ĐỘNG!

tdcsvn-campuchia-305.jpgPhạm Chí Dũng, theo RFA

Con sóng Global Witness

Khác với sự kiện bản dự thảo sửa đổi lần cuối cho hiến pháp được Quốc hội mặc định một  cách khó có thể cực đoan hơn, năm 2013 lại đánh dấu mốc thời điểm không phải những doanh nghiệp quyền biến và tráo trở của Việt Nam có thể mặc tâm xâm hại môi trường sống và môi trường tự nhiên.

Cuộc theo đuổi không khoan nhượng của Global Witness – một tổ chức phi chính phủ lớn trên thế giới có trụ sở tại Anh – đối với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là một bằng chứng không hề mờ nhạt cho thấy xã hội dân sự trên thế giới đang và sẽ tiêu điểm hóa hình ảnh thụt lùi pháp trị của pháp quyền Việt Nam. Tiếp tục đọc

Tháng Mười Một 30, 2013 Posted by | Khoa học-Môi trường | | Bình luận về bài viết này

GIÁO DỤC VIỆT NAM – ĐẬP BỎ VÀ XÂY DỰNG MỚI?

Hương Vũ, theo BBC

Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay có thể được so sánh với hình ảnh một ngôi nhà long móng tốc mái, tường cửa xộc xệch do được chắp vá từ những nguyên liệu không đồng bộ.

Vậy giải pháp nào khả thi để giải quyết tận gốc vấn đề này?

Thông lệ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, mỗi khi xảy ra thay đổi tại một thể chế chính trị cầm quyền thì chỉ có những biến động liên quan tới bộ máy quân sự và chính trị. Riêng hệ thống hành chính và dân sinh đang hoạt động ổn định sẽ được giữ nguyên hoặc chỉ điều chỉnh đôi chút để tiếp tục phục vụ việc phát triển đất nước. Tiếp tục đọc

Tháng Mười Một 21, 2013 Posted by | Khoa học-Môi trường, Thanh Niên-Sinh Viên | , | Bình luận về bài viết này

QUỐC HỘI CẦN ‘QUYẾT LẠI’ ĐIỆN HẠT NHÂN

Đồng Chuông Tử, theo BBC

Có thể khẳng định cột mốc từ năm 2010, Điện hạt nhân (ĐHN) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chia rẽ dư luận ở Việt Nam. Nổi cộm là cách tuyên truyền “tô hồng” phản cảm về lời giải cho bài toán năng lượng quốc gia trong tương lai.

Đó là những ý tưởng nghịch mùa, góp phần kéo giảm uy tín của đảng và là cách thức nhanh nhất tạo nợ nần chồng chất lên đôi vai gầy oằn của gần 90 triệu dân nghèo. Tiếp tục đọc

Tháng Chín 14, 2013 Posted by | Khoa học-Môi trường | , | Bình luận về bài viết này

TÔN TRỌNG Ý DÂN VÀ MỘT HIẾN PHÁP KHÔNG HẠT NHÂN

Dương Thạch (Save Vietnam’s Nature), theo BVN 

Từ khi trí thức trong nước công bố Lời Kêu gọi Thực thi Quyền Con Người theo Hiến pháp tại Việt Nam ngày 25 tháng 12 năm 2012 và Kiến nghị về Sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng như kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ và góp ý thì cả trong lẫn ngoài nước đã có rất nhiều ý kiến đóng góp, hoài nghi về tính khả thi có mà hy vọng mong manh cũng có.

Trên blog cuả mình, nhà báo Đoan Trang góp ý với giới trẻ về kiến nghị về sửa đổi hiến pháp như sau: “Điều này đúng như một dự đoán phổ biến của dư luận, ngay từ đầu, rằng tất cả chỉ là một màn kịch. Từ quan điểm đó, đã có những tuyên bố sẽ không tham gia, không hưởng ứng, thậm chí không buồn theo dõi “trò hề”. Tiếp tục đọc

Tháng Chín 13, 2013 Posted by | Khoa học-Môi trường, Pháp Luật-Công lý | , , , | Bình luận về bài viết này

LỜI NGUYỀN TÀI NGUYÊN

Tô Văn Trường, theo BVN

Nếu có lời nguyền tài nguyên nào đối với nước ta thì tệ hại nhất vẫn là khai phá tài nguyên theo thói xấu “bóc ngắn, cắn dài” bất chấp mọi hậu họa. Lâu nay, tài nguyên đất nước bị đào bới, vơ vét một cách khốc liệt phớt lờ phân tích, cảnh báo của các vị lão thành cách mạng, trí thức và người dân.

Có chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam trên 30 năm nay, xót xa nhận xét “Từ thời thanh niên, tôi đã có mặt ở Việt Nam và biết đất nước các bạn có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên đẹp. Đến nay đã lớn tuổi tôi rất “sợ” quay lại những nơi đó vì những vẻ đẹp đó bị  phá gần hết rồi – đó là một cảm giác phũ phàng như việc bỗng dưng một ngày gặp lại cô bạn gái xinh tươi năm xưa trong thân hình tiều tụy của một bà già bất hạnh do sự tàn phá của thời gian và gánh nặng cuộc đời.” Tiếp tục đọc

Tháng Chín 12, 2013 Posted by | Khoa học-Môi trường | | Bình luận về bài viết này

LÚA GẠO VIỆT NAM: CẦN NHỮNG NHÀ LÝ LUẬN TRUNG THỰC

Hoàng Kim, theo BVN

Độc quyền chứ chẳng có kinh tế thị trường

Lúa gạo của nông dân hiện nay chịu sự độc quyền mua bán của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chứ chẳng phải mua bán theo kinh tế thị trường.

Vấn đề độc quyền này tôi đã chứng minh trong bài viết: “Độc quyền lúa gạo: cái ách đang quàng lên cổ nông dân” đăng trên Bauxite Việt Nam.

Có một điều tôi không thể nào hiểu nổi đó là: Trong kinh tế thị trường của bọn Tư bản giãy chết, độc quyền bị luật pháp ngăn cấm triệt để. Vậy, tại sao, trong kinh tế thị trường có định hướng của Chủ nghĩa xã hội muôn lần tươi đẹp, Chính phủ lại để cho VFA là các doanh nghiệp của Chính phủ độc quyền lúa gạo của nông dân? Tiếp tục đọc

Tháng Năm 14, 2013 Posted by | Khoa học-Môi trường, Kinh tế-Đời sống | | 1 bình luận

VÌ MỘT NỀN Y TẾ MINH BẠCH VÀ CHẤT LƯỢNG

Theo Toward Transparency, trích từ Phía Trước

Nhận biết căn nguyên và ảnh hưởng của các khoản phí không chính thức trong y tế tại Việt Nam qua một nghiên cứu định tính

Lý do tiến hành nghiên cứu

Đối với mọi quốc gia trên thế giới, tình trạng chi phí không chính thức trong y tế làm suy giảm tác động của các chính sách công hướng tới mục tiêu công bằng, đảm bảo chi phí thấp và hiệu quả trong tiếp cận đến các dịch vụ khám chữa bệnh. Tham nhũng trong ngành y tại Việt Nam là vấn đề ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như công chúng. Tiếp tục đọc

Tháng Mười Hai 16, 2012 Posted by | Khoa học-Môi trường, Kinh tế-Đời sống, Tham Nhũng-Lãng Phí | , | Bình luận về bài viết này

CHÍNH PHỦ CÓ CỐ Ý LÀM TRÁI LUẬT ĐẤT ĐAI?

Nguyễn Quang A, theo Basamnews

Gs. TsKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT), đã mạnh bạo lên tiếng về sự thu hồi đất trái pháp luật của chính quyền Hải Phòng đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Ông được đánh giá là chuyên gia đất đai số một của Việt Nam và sự lên tiếng này của ông được báo giới đánh giá rất cao.

Bà con nông dân Văn Giang liên quan đến dự án Ecopark đã liên tục khiếu kiện suốt 8 năm nay. Và vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang ngày 25-4-2012 với lực lượng vũ trang hùng hậu đã gây xôn xao dư luận trong nước và quốc tế. Tiếp tục đọc

Tháng Mười Một 9, 2012 Posted by | Khoa học-Môi trường, Kinh tế-Đời sống, Pháp Luật-Công lý | , | 1 bình luận

TỪ DỰ ÁN BAUXITE TÂN RAI, THẤY GÌ VỚI DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN?

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng, theo BVN

Hai dự án Bauxite và Điện hạt nhân đều do lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam quyết tâm làm, không làm không được. Một quyết tâm “chính trị” của đảng.

Dự án Bauxite do tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) là chủ đầu tư. Dự án Điện hạt nhân do tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) là chủ đầu tư. Hai tập đoàn là 2 trong số các tập đoàn nhà nước bị nhiều tai tiếng về phong cách quản lý và kinh doanh, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nguồn vốn và kinh tế của cả nước. Tiếp tục đọc

Tháng Mười Một 2, 2012 Posted by | Khoa học-Môi trường | , , , , | Bình luận về bài viết này

TÊ GIÁC TRƯỚC NGUY CƠ BỊ HỦY DIỆT BỞI CÁC TRÀO LƯU MỚI

nguyen nghia chuyển ngữ, theo Phía Trước
David Smith,
theo Guardian News & Media

Có một thú vui mới xuất hiện dành cho những người thuộc tầng lớp giàu có ở Việt Nam. Khi giới trẻ khá giả, ăn mặc sành điệu tụ tập vui chơi, họ thường trộn đồ uống với một loại nguyên liệu đặc biệt: bột sừng tê giác.

Những kẻ chạy theo trào lưu này chủ yếu là nam giới với niềm tin bột sừng tê giác có thể giúp họ tăng cường khả năng tình dục mà không hề nhận thức được rằng ảo tưởng đó có thể hủy diệt cả một loài động vật quý hiếm. Tiếp tục đọc

Tháng Mười 9, 2012 Posted by | Khoa học-Môi trường | , | Bình luận về bài viết này

ĐÙN ĐẨY TRÁCH NHIỆM ĐỂ GIỮ QUYỀN LỢI VÀ BAO CHE CHO NHAU

Theo blog Bùi Văn Bồng

Tình trạng người dân các tỉnh, thành phố ra tận Hà Nội gặp các cơ quan Trung ương, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Thanh tra Chính phủ để khiếu kiện về đất đai ngày càng nhiều. Theo Chánh thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, hơn 70% các vụ khiếu kiện là về đất đai.

         Đất đai của nhà nông bị các nhà chức trách địa phương câu kết với đại gia đền bù rẻ mạt, trái pháp luật, rồi lại dùng quyền lực giải phóng mặt bằng, cưỡng chế thu hồi như ăn cướp, đẩy người dân vào cảnh mất đất, bần cùng. Riêng “mảng đất đai” ở thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: Chỉ trong 9 tháng của năm nay, Bộ phận Tiếp dân của thành phố đã tiếp 15.000 lượt người, xử lý 21.500 đơn thư, tăng 89% so với năm 2011. Tiếp tục đọc

Tháng Chín 29, 2012 Posted by | Khoa học-Môi trường, Kinh tế-Đời sống | | 2 bình luận