Tiếng Nói Dân Chủ

Phong Trào Dân Chủ Việt Nam

CỰU CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN VĂN AN: BA VẤN ĐỀ CỐT LÕI KHI SỬA HIẾN PHÁP

Thu Hà (lược ghi)

Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An hi vọng lần sửa đổi Hiến pháp này sẽ bàn kĩ 3 vấn đề cốt lõi: Dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp để đúng nghĩa là người chủ đất nước; Quyền của nguyên thủ quốc gia cần được tập trung hơn; Phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước cần được cân bằng hơn để phòng ngừa lạm quyền và thoái hóa quyền lực.

LTS: Văn kiện Đại hội Đảng XI vừa qua đã nêu rõ chủ trương sửa Hiến pháp theo hướng đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp một cách rành mạch và kiểm soát lẫn nhau, xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc gia…

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường mới đây khẳng định: đã đến thời điểm chín muồi để sửa đổi Hiến pháp và tư tưởng pháp quyền buộc phải có cách thức viết Hiến pháp khác, không thể “ôm đồm”, “dài dòng” như hiện nay. Ông cho rằng, đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền chính là cơ sở chính trị để các học giả, nhà nghiên cứu hiến kế cho việc xây dựng một bản hiến pháp theo đúng nghĩa hiến pháp của một nhà nước pháp quyền.

Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam lược ghi lại cuộc trò chuyện với nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về việc tu chính Hiến pháp 1992 sắp tới.

Dân phải được phúc quyết Hiến pháp

Sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong toàn dân, toàn dân có được hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ tham gia ý kiến và phúc quyếthay không?

Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi hy vọng là như vậy.

Nếu nhân dân không được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì chúng ta lại bỏ lỡ mất cơ hội vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm các lần sửa đổi Hiến pháp trước đây là như vậy. Chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi song chưa đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân, nhân dân chưa có quyền phúc quyết Hiến pháp mà lẽ ra quyền phúc quyết Hiến pháp là quyền đương nhiên của người dân dưới chế độ dân chủ cộng hòa.

Trước tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi mà vẫn chưa đạt yêu cầu. Nếu tính từ năm 1946 đến 1992 là 46 năm, ta đã sửa đổi lớn 3 lần vào các năm 1959, 1980 và 1992. Đó là chưa kể nhiều lần chúng ta sửa đổi nhỏ khác.

Sửa đổi như vậy là nhiều lần rồi, song dân chưa được phúc quyết lần nào. Hiến pháp 1946 quy định dân phúc quyết Hiến pháp song dân cũng chưa được phúc quyết vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó.

Còn Hiến pháp sửa đổi 1959 lại quy định Quốc hội có quyền lập Hiến và lập Pháp. Thay đổi quan trọng đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bất khả kháng là đất nước trong tình trạng chiến tranh và chia cắt hai miền Nam – Bắc; rồi chịu ảnh hưởng của mô hình cộng hòa Xô Viết,…

Tuy vậy, chúng ta cần hiểu bản chất của thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa là quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước.

Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An.

Cho nên, không thể đặt Hiến pháp ngang hàng với các bộ luật khác do Quốc hội thông qua. Hiến pháp là bộ luật cơ bản, luật gốc, luật mẹ được Quốc hội lập hiến thông qua và nhân dân phúc quyết nên rất ổn định, đặc biệt là những vấn đề cơ bản của Hiến pháp, như thể chế chính trị, ai là chủ đất nước, quyền của người chủ đất nước là những gì; ai là nguyên thủ quốc gia, quyền của nguyên thủ quốc gia là những gì?; vấn đề phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước…

Ai là chủ đất nước?

Thứ hai, tôi cho rằng các lần sửa đổi Hiến pháp sau này có một vài vấn đề cốt lõi lại xa rời hoặc lại không rõ ràng bằng Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Có nhiều vấn đề, ở đây tôi chỉ đề cập tới 3 vấn đề cốt lõi:

Đầu tiên, Hiến pháp phải làm rõ AI LÀ CHỦ ĐẤT NƯỚC? NGƯỜI CHỦ ĐÓ CÓ NHỮNG QUYỀN GÌ? Với câu hỏi này, có thể nhiều người sẽ nói ngay rằng Dân làm chủ chứ ai. Đúng. Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước đều khẳng định như vậy. Quốc hiệu của Việt Nam đã ghi rất rõ: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Thể chế chính trị là Dân chủ Cộng hòa, khác hoàn toàn với Quân chủ.

Do vậy, người chủ đất nước không phải là Vua nữa mà chính là Dân (không phân biệt thành phần, giới tính, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo…).

Song quy định cụ thể về quyền làm chủ trực tiếp của người dân thì còn quá ít, nhất là quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thì các Hiến pháp sửa đổi sau này lại ghi khác hoàn toàn với Hiến pháp năm 1946:

Điều 21 của Hiến pháp 1946 quy định: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều 32 và Điều 70”.

Điều 32 của Hiến pháp 1946 quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa nhân dân phúc quyết, nếu 2/3 tống số nghị viện đồng ý”.

Điều 70 của Hiến pháp 1946 quy định: “Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây… Khi được nghị viên ưng chuẩn, phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.

Những quy định trên đây của Hiến pháp 1946 có nghĩa rằng quyền lập Hiến hoàn toàn thuộc về toàn dân, thuộc về nhân dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước.

Hiến pháp 1946 không có một điều nào, một ý nào quy định quyền lập Hiến thuộc về Quốc hội.

Các Hiến pháp sửa đổi sau này laị quy định Quốc hội có quyền lập Hiến:

Điều 43, 44 và 50 của Hiến pháp 1959 ghi: “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, là cơ quan duy nhất “có quyền lập Pháp”, có quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp”.

Điều 6 của Hiến pháp 1980 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”.

Điều 82 của Hiến pháp 1980 và Điều 83 của Hiến pháp 1992 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập Pháp”…

Chúng ta nhận thấy ngay rằng đã có sự thay đổi rất lớn, rất cơ bản về quyền lập Hiến từ Dân đã được chuyển sang Quốc hội.

Câu hỏi đặt ra là ai có quyền chuyển quyền đó? Câu trả lời rõ ràng là chỉ có Dân mới có quyền đó. Song Dân chưa có văn bản nào chuyển quyền lập Hiến của Dân sang Quốc hội cả, mà là do chính Quốc hội tự quyết định giao quyền lập Hiến cho mình.

Có thể nói đơn giản thế này: Ai là người có quyền tối hậu trong lập Hiến thì người đó là người chủ đích thực của đất nước. Từ chỗ Dân làm chủ trực tiếp trong lập Hiến, chuyển sang chỗ Dân làm chủ gián tiếp thông qua Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Dân. Như vậy có thể nói, từ Dân làm chủ đích thực chuyển sang Quốc hội thay mặt cho dân làm chủ.

Đó là sự thay đổi, sự xa rời rất lớn, rất cơ bản về người chủ đích thực của đất nước.

Quốc hội vừa lập hiến, vừa lập pháp, người ta gọi như thế là vừa đá bóng, vừa thổi còi.

Dân làm chủ có nghĩa là Dân phải quyết trực tiếp thể chế quốc gia, tức là Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, rồi Dân giao cho Nhà nước và giám sát Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ và Tòa án) quản lý đất nước theo Hiến pháp và những quyết định đó của Dân. Như vậy Dân mới làm chủ đích thực.

Đây là vấn đề xa rời bản chất dân chủ của nhà nước, cả về pháp lý, cả về thực tiễn. Như trên đã nói, do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân bất khả kháng, vì vậy, chúng ta đã chuyển từ Dân chủ thành Quốc hội chủ. Song về thực chất thì Quốc hội cũng còn nhiều hình thức.

Hiện nay khoảng 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên. Do vậy mà nhiều người cho rằng, về hình thức thì Quốc hội quyết, song thực chất là Đảng quyết . Quyết định của Quốc hội chỉ là quyết định mở rộng trong nội bộ Đảng. Như vậy là từ Dân chủ đầy đủ chuyển sang Quốc hội chủ một phần, Dân chủ một phần, song cả Dân và Quốc hội đều còn nhiều hình thức nên nhiều người cho rằng Đảng mới thực quyền. Thực tế đó cho thấy, quyền của Dân – của người làm chủ còn bị phân tán quá lớn.

Nói cho dễ hiểu, ai làm chủ đất nước thì người đó phải có hai điều kiện, hai quyền thực chất tối thiểu là:

a/ – Bầu cơ quan đại diện cao nhất cho mình (Quốc hội) để bầu cử ra các cơ quan Nhà nước,

b/ – Phúc quyết Hiến pháp để giao quyền của Dân cho các cơ quan Nhà nước thực thi.

Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chúng ta nói nhiều về Dân chủ, rằng nhân dân ta là người chủ đích thực của đất nước, rằng nhà nước ta là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân,… song những quyền tối hậu của người Dân thì lại chưa được quy định cụ thể và đầy đủ trong các Hiến pháp sửa đổi sau Hiến pháp 1946.

Ngay Hiến pháp 1946 tuy đã qui định rất rõ quyền lập Hiến thuộc về nhân dân, song cũng không thực hiện được trong thực tiễn vì lý do bất khả kháng là chiến tranh đã nổ ra ngay sau đó.

Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, nhân dân ta là người chủ đất nước, song Nhà nước ta chưa một lần nào hỏi ý kiến Dân với tính chất là trưng cầu dân ý cả. Nhân dân ta chủ yếu mới làm chủ gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện như Quốc hội và HĐND các cấp, nhân dân mới làm chủ trực tiếp trong bầu cử trưởng thôn, bầu cử đại biểu QH và HĐND các cấp. Như vậy chưa đúng với quyền và nghĩa vụ của người Dân trong thể chế Dân chủ Cộng hòa trong điều kiện hòa bình và thống nhất đất nước như hiện nay.

Nếu Dân được phúc quyết Hiến pháp thì Hiến pháp chính là văn bản pháp lý quan trọng nhất của Dân trao quyền lực của Dân cho Nhà nước.

Ngược lại, nếu Dân chưa được phúc quyết Hiến pháp thì cũng có nghĩa là Dân chưa trao quyền lực của Dân cho Nhà nước bằng một văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp.

Sửa đổi Hiến pháp lần này cần giao lại quyền phúc quyết cho dân như Hiến pháp 1946 đã quy định cho đúng với bản chất của thể chế cộng hòa hoặc dân chủ cộng hòa, hoặc cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Quyền lực của nguyên thủ quốc gia bị phân tán 3 nơi

Vấn đề thứ hai là việc xác định: AI LÀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA? VÀ NGƯỜI ĐÓ CÓ NHỮNG QUYỀN GÌ?

Vấn đề này Hiến pháp 1946 ghi rất rõ, và Nhà nước ta khi đó thực hành cũng rất tốt.

Các Hiến pháp sửa đổi sau này lại không rõ ràng bằng Hiến pháp 1946, và trong thực hành cũng rất lúng túng.

Theo quy luật tự nhiên, đàn chim bao giờ cũng có chim đầu đàn, đàn trâu bao giờ cũng có trâu đầu đàn, dàn nhạc phải có nhạc trưởng,… Với một quốc gia cũng vậy, quốc gia nào cũng phải có một nguyên thủ.

Về quy định này, tại Điều 49 của Hiến pháp 1946 ghi cụ thể về quyền của Chủ tịch Nước như sau:

a, Thay mặt cho Nước…

b, Giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc…

c, Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng….

d, Chủ tịch Hội đồng Chính phủ …

……………….

h, Ký hiệp ước với các nước….

Và Điều 50 của Hiến pháp 1946 cũng ghi: “Chủ tịch Nước không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc”.

Những quy định của Hiến pháp 1946 rất ngắn gọn, rõ ràng rằng Chủ tịch Nước là nguyên thủ quốc gia, đại diện cho Nhà nước về đối nội, đối ngoại; thống lĩnh các lực lượng vũ trang; và cũng là người đứng đầu cơ quan hành pháp là Chính phủ.

Nói cho dễ hiểu, nguyên thủ quốc gia phải có ba điều kiện, ba quyền thực chất tối thiểu như sau:

a, Thay mặt cho Nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại,

b, Đứng đầu cơ quan hành pháp,

c, Thống lĩnh lực lượng vũ trang,

Các Hiến pháp sửa đổi sau này (1959, 1980, 1992) đều giảm nhẹ vai trò của Chủ tịch Nước, không rõ thực chất quyền của một nguyên thủ quốc gia. Điều đó không phải lỗi của vị Chủ tịch nước nào, mà chẳng qua là do các Hiến pháp sửa đổi sau này quy định như vậy:

Điều 6 của Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là người thay mặt cho Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về đối nội và đối ngoại”.

Điều 65 của Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống lĩnh các lực lượng vũ trang trong toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng”, song thực chất Tổng Bí thư mới là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang.

Điều 66 của Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và Chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ”. Quy định như vậy là làm giảm nhẹ hẳn vai trò của Chủ tịch Nước trong cơ quan hành pháp so với Hiến pháp 1946.

Như vậy, các Hiến pháp sửa đổi sau này đều quy định không rõ ràng và không tập trung quyền của Chủ tịch nước bằng Hiến pháp 1946. Rõ ràng không có ai hội đủ ba điều kiện, ba quyền thực chất tối thiểu của một nguyên thủ quốc gia như Hiến pháp 1946.

Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương thống lĩnh lực lượng vũ trang song về pháp lý lại không thay mặt cho nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại, cũng không đứng đầu cơ quan hành pháp.

Thủ tướng Chính phủ đứng đầu Chính phủ nhưng lại không đứng đầu đầy đủ cơ quan hành pháp và cũng không thống lĩnh lực lượng vũ trang.

Chủ tịch Nước thay mặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại nhưng trong thực tiễn lại không thống lĩnh lực lượng vũ trang, cũng như không đứng đầu đầy đủ cơ quan hành pháp.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay rằng quyền lực của một nguyên thủ quốc gia lại bị phân tán làm ba nơi, do ba người nắm giữ. Tức là ta có ba người thực thi quyền của một nguyên thủ trong điều hành thực tiễn, như thế có phân tán quyền của nguyên thủ quốc gia không? Tôi cho là quá phân tán.

Tới đây, chúng ta phải sửa đổi bổ sung Hiến pháp làm sao để chỉ có một nguyên thủ quốc gia, tập trung quyền hành pháp vào người đứng đầu để điều hành đất nước có hiệu lực và hiệu quả hơn.

Việc không rõ nguyên thủ quốc gia, không rõ con chim đầu đàn, không rõ nhạc trưởng, hậu quả thế nào thật dễ hiểu, dễ thấy.

Phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước

Cuối cùng là VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC. Phân công phải hướng tới cân bằng tương đối, phải rõ ràng, rành mạch; kiểm soát phải có chế tài, phải chặt chẽ, hiệu lực.

Phân công phải cân bằng thì mới có khả năng kiểm soát hiệu lực, kiểm soát hiệu lực nằm ngay trong sự phân công công bằng.

Nhìn lại lịch sử của thể chế quân chủ cho thấy, quyền lực tập trung vào nhà Vua, mà quyền lực bao giờ cũng có xu hướng lạm quyền, thoái hóa… Do đó mà triều đại nào lên, lúc đầu thường là được lòng người, sau lại thoái hóa, lại bị triều đại sau thay thế. Những sự thay thế đó thường diễn ra khi triều đại cũ đã quá thối nát, quá cản trở sự phát triển của xã hội và thường bị thay thế bằng bạo lực.

Chính vì thế mà thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa đã áp dụng sự phân công cân bằng và kiểm soát quyền lực để chống độc quyền, hạn chế sự lạm quyền và khi cần thì thay thế ê kíp cầm quyền một cách chủ động, kịp thời, thông qua tranh cử nghị viện.

Quyền lực dưới thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa không tập trung vào một người hay một lực lượng, cơ quan nào, mà phân công tương đối cân bằng cho ba cơ quan: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp (Quốc hội – Chính phủ – Tòa án): Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, và Tòa án là cơ quan xét xử cao nhất.

Nghiên cứu kỹ các Hiến pháp sửa đổi sau này (1959, 1980, 1992) thì thấy rằng những quy định để cân bằng và kiểm soát quyền lực lại không được rõ ràng và cân bằng như Hiến pháp 1946.

Ví dụ, Quốc hội có quyền lập Hiến, điều đó có nghĩa rằng quyền lực của Quốc hội vượt trội quá lớn so với các cơ quan hành pháp và tư pháp. Quốc hội có quyền phân công quyền lực cho cả các cơ quan hành pháp và tư pháp, và cho cả chính mình.

Đúng ra, quyền lập Hiến phải là quyền của Dân chứ không phải của Quốc hội. Do đó mà quyền của Dân cũng bị phân tán và yếu thế, không đúng với quyền của người làm chủ.

Hoặc quyền của nguyên thủ quốc gia bị phân tán ở ba nơi, điều đó cũng có nghĩa là quyền lực của cơ quan hành pháp quá yếu thế so với cơ quan lập pháp.

Còn quyền lực của cơ quan tư pháp thì sao? Trong thực tiễn thì nó yếu thế hơn các cơ quan lập pháp và hành pháp và còn bị chi phối trong xét xử.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, phân công quyền lực không cân bằng, không rõ ràng thì sự kiểm soát sẽ không có hiệu lực và hiệu quả. Tình trạng tham ô, lãng phí, quan liêu, cơ hội là những biểu hiện của sự lạm quyền và thoái hóa quyền lực rõ ràng nhất. Nó cũng là hậu quả của sự phân công và kiểm soát quyền lực chưa được cân bằng như quy định của Hiến pháp 1946.

Cân bằng và kiểm soát quyền lực là một cơ chế cực kỳ quan trọng trong Hiến pháp nhằm tránh sự lạm quyền và thoái hóa mà trong thể chế quân chủ chuyên chế đã bất lực. Tất nhiên không thể nói tuyệt đối được, vì thể chế nào cũng phải thông qua con người cụ thể. Nhưng có một cơ chế cân bằng và kiểm soát quyền lực cho ba cơ quan Nhà nước, sẽ tốt hơn rất nhiều so với cơ chế tập trung quyền lực vào một ông vua, hoặc vào bất kỳ một lực lượng, một cơ quan nào khác.

Cân bằng và kiềm soát quyền lực là một sự tiến bộ về khoa học và nghệ thuật cầm quyền, là một bước tiến của văn minh nhân loại về quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, sửa đổi bổ sung Hiến pháp lần này phải quan tâm để làm rõ ràng hơn, hoàn thiện tốt hơn sự phân công cân bằng và kiểm soát quyền lực Nhà nước.

Tóm lại, ở đây nhấn mạnh có ba vấn đề cốt lõi cần được bàn kỹ trong đợt sửa Hiến pháp tới đây:

1/- Dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, để cho đúng nghĩa với thể chế Dân chủ Cộng hòa, Dân là chủ đích thực của đất nước.

2/- Quyền của nguyên thủ quốc gia cần được tập trung hơn, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của cơ quan hành pháp.

3/- Phân công và kiểm soát quyền lực cần được cân bằng hơn, nhằm phòng ngừa sự lạm quyền và thoái hóa quyền lực, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và cơ hội trong hệ thống chính trị.

Tôi hy vọng tới đây, nhân dân ta sẽ được hưởng quyền và làm nghĩa vụ của người chủ đích thực của đất nước là: Tham gia ý kiến và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này.

Theo Tuần Việt Nam


Sửa hiến pháp, thời điểm đã chín muồi!

Một trong những nhiệm vụ quan trọng được xác định trong chương trình công tác năm 2011 của ngành tư pháp là tổ chức nghiên cứu, đề xuất việc thể chế hóa một bước nội dung của văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI liên quan đến sửa đổi, bổ sung một số quy định của hiến pháp, các luật về tổ chức, bộ máy Nhà nước…

 

 

“Nhu cầu sửa hiến pháp không phải chờ Đại hội Đảng lần thứ XI mới đặt ra mà đã thấy từ nhiều năm rồi. Hiến pháp hiện hành dù đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung năm 2001 vẫn chưa mang tính đồng bộ và vẫn cơ bản theo cách thức, nội dung thể hiện của Hiến pháp 1980. Từ đó đến nay, đất nước đã có nhiều thay đổi, nhất là về kinh tế-xã hội. Rất nhiều chủ trương, chính sách lớn đã vượt qua cả những suy nghĩ, quan điểm lúc xây dựng, sửa đổi hiến pháp trước đây” – Bộ trưởng Hà Hùng Cường mở đầu câu chuyện.

Ông ví dụ: “Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN có từ giữa nhiệm kỳ Đại hội VII. 20 năm tiếp theo, có lúc thăng trầm nhưng nay phải khẳng định xây dựng nhà nước pháp quyền là không thể đảo ngược. Biểu hiện rất rõ là từ sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ, lập pháp của Quốc hội cho đến việc làm ăn của người dân, cái gì cũng đã lấy pháp luật làm thước đo. Thậm chí kỷ luật cán bộ mang tính Đảng cao nhất cũng phải tuân thủ luật pháp. Bước chuyển đổi lớn ấy cần được thể hiện xuyên suốt trong hiến pháp, chứ không chỉ bằng vài dòng như hiến pháp hiện hành”.

Thời điểm phù hợp

Thực tế là từ nhiều năm nay đã có những ý kiến, kiến nghị sửa Hiến pháp 1992. Nhưng tại sao phải chờ đến giờ mới có quyết định chính thức trong văn kiện của Đảng?

Đúng là từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (năm 2007), Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, rồi các đại biểu Quốc hội đã có kiến nghị sửa hiến pháp. Nhưng pháp luật, nhất là hiến pháp đều là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng. Đại hội XI đã thông qua Cương lĩnh 2011, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 cơ bản xác định những đường lối, quan điểm chính trị cho đến giữa thế kỷ. Đại hội XI cũng nêu rõ chủ trương sửa hiến pháp. Vì vậy, đây là thời điểm chín muồi để sửa đổi Hiến pháp 1992.

Là đại biểu dự Đại hội XI và được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, ông thấy trong các văn kiện mà đại hội vừa thông qua có những nội dung lớn nào cần được thể chế vào hiến pháp mới?

Rất nhiều, mà bao quát nhất là nội dung mà Đảng khẳng định trong văn kiện: phải đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế. Công cuộc đổi mới mà Đảng phát động cách đây 25 năm là về kinh tế. Mà dần dần đổi mới kinh tế đòi hỏi phải đổi mới về thượng tầng kiến trúc. Hiến pháp là một biểu hiện của thượng tầng kiến trúc ấy.

Báo cáo chính trị của Đại hội XI có một nhận định chính xác: mặc dù quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam đã có một số tiến bộ nhưng chưa theo kịp sự phát triển kinh tế và yêu cầu quản lý đất nước. Còn trong phương hướng nhiệm vụ của năm năm tới, Đại hội XI yêu cầu phải đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.

Đây đều là yêu cầu then chốt mà các nhà lập pháp phải thống nhất nhận thức. Đây cũng là cơ sở chính trị để các học giả, nhà nghiên cứu hiến kế cho việc xây dựng một bản hiến pháp theo đúng nghĩa hiến pháp của một nhà nước pháp quyền.

Rạch ròi để kiểm soát quyền lực

Hiến pháp là đạo luật gốc, bao quát những vấn đề lớn nhất của đất nước. Nhưng theo ông, lần sửa đổi này, nội dung nào là quan trọng nhất và cần tập trung nghiên cứu?

Cơ hội cho lần sửa đổi hiến pháp lần này là hiến định chính xác về mô hình tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền.

Hiến pháp 1992 sau lần sửa đổi năm 2001 đã bổ sung nội dung về nhà nước pháp quyền XHCN. Nhà nước ấy đặt dưới thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền. Đây là vấn đề mà giới nghiên cứu, các nhà lập pháp cần phải tiếp tục giải mã.

Báo cáo chính trị Đại hội XI bổ sung từ “rành mạch”, “kiểm soát” vào nội dung phân “phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Vậy hành pháp, lập pháp, tư pháp thế nào cho “rành mạch” là điều cần làm rõ. Còn như hiến pháp hiện hành, như tôi nói, cơ bản vẫn của thời bao cấp, ba quyền đó chưa được phân công rõ lắm; tư pháp là gì vẫn chưa có nhận thức thống nhất. Và phân công thế nào để giám sát, “kiểm soát” được quyền lực dân trao cũng là điều mà lần sửa đổi hiến pháp tới đây cần giải đáp.

Trong ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhiều ý kiến cho rằng tư pháp vẫn là khó phân định nhất. Vậy theo ông, tư pháp trong hiến pháp mới nên được minh định thế nào?

Hiến pháp 1946, sau phần về Quốc hội, Chính phủ là tòa án. Quyền lực tư pháp theo Hiến pháp 1946 là ở tòa án, chứ không phải mênh mông ngữ nghĩa như hiện nay. Thời kỳ đầu lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta có tòa vi cảnh để phán xét việc xử lý vi phạm hành chính, nhất là những việc hạn chế quyền tự do của người dân. Tại sao có sự phân công như vậy, chúng ta cần phân tích, xem có thể kế thừa thế nào vào hiến pháp mới.

Nội dung này, giờ còn nhiều tranh cãi nhưng xu hướng cải cách tư pháp những năm qua, tôi cho là cuối cùng tư pháp vẫn là tòa án. Quốc hội vừa rồi đã thông qua Luật Tố tụng hành chính, là một bước tiến khẳng định vai trò của tòa án trong giám sát quyền lực hành pháp. Mọi hành vi hành chính, quyết định hành chính mà người dân không đồng tình đều có thể thưa kiện ra tòa.

Đảm bảo tính khái quát cao

30 năm qua, chúng ta đã trải qua tổng cộng bốn lần sửa đổi, bổ sung và xây dựng hiến pháp mới, chưa kể có những việc phải “thí điểm” vì vi hiến. Theo ông, lần sửa hiến pháp tới cần lưu ý điều gì để hiến pháp thực sự là đạo luật gốc, có tuổi thọ dài hơn?

Chúng ta đã trải qua gần 20 năm xây dựng nhà nước pháp quyền. Tư tưởng pháp quyền ấy buộc ta phải có cách thức viết hiến pháp khác, chứ không thể ôm đồm, dài dòng như hiện nay. Lập pháp đã có bước tiến dài. Hầu hết các lĩnh vực, các khía cạnh của sinh hoạt xã hội đều đã được luật hóa, hoặc chí ít được điều chỉnh bởi nghị định của Chính phủ. Biểu hiện pháp quyền ấy khác hẳn thời kỳ 1980-1991, là lúc mà hệ thống pháp luật vô cùng mỏng manh. Vì vậy, hiến pháp mới cần thể hiện cô đọng hơn, cơ bản hơn, với từng câu, từng chữ thấm đượm tinh thần pháp quyền, không nhất thiết ngành nào cũng phải “hiện diện” như hiện nay; không bó chân, để rồi đổi mới tổ chức chính quyền địa phương, tòa án địa phương lại phải “thí điểm” vì sợ trái hiến pháp.

Như thế, nhiệm vụ sửa đổi hiến pháp chính là trả lại cho nó đúng nhiệm vụ của hiến pháp và đảm bảo tính khái quát cao về nội dung và cách thức thể hiện chính là đảm bảo tuổi thọ của hiến pháp dài hơn, thay vì cứ vài năm lại sửa một lần như thời gian qua. Tôi hy vọng Ủy ban Soạn thảo sửa đổi hiến pháp mà Quốc hội thành lập tới đây có được nhận thức thống nhất ấy.

Quy định rõ vị trí của Chủ tịch nước

Trong văn kiện Đại hội XI yêu cầu xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc gia… Sửa hiến pháp lần này sẽ thực hiện điều đó như thế nào, thưa ông?

+ Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Hiến pháp 1946 và sau đó là Hiến pháp 1959 thể chế hóa vai trò Chủ tịch nước ở vị trí gắn kết quyền lực: Chủ tịch nước ký phê chuẩn bộ trưởng, tham gia phiên họp Chính phủ là quyền hành pháp; ký ban hành luật là lập pháp… Hiến pháp sau này, Chủ tịch nước có thời kỳ ký bổ nhiệm thẩm phán từ cấp huyện trở lên và giờ thêm trách nhiệm trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp. Ấy là tham gia vào tư pháp.

Vấn đề đặt ra là làm sao tiếp tục khẳng định, làm rõ hơn vị trí gắn kết quyền lực ấy; để Chủ tịch nước thực sự là người đứng đầu Nhà nước cả về đối nội, đối ngoại, là thống lĩnh các lực lượng vũ trang, trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền. Những nội dung này, trong Đảng đã có lúc bàn về nhất thể hóa Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước. Tôi nghĩ trong tiến trình cải cách tổ chức bộ máy, Đảng sẽ tiếp tục làm rõ.

Theo Vietnamnet

Tháng Hai 12, 2011 - Posted by | Chính Trị-Xã Hội, Pháp Luật-Công lý | , ,

16 bình luận »

  1. Những con người được ăn học và đào tạo lý luận, có thời gian nghiền ngẫm về chính trị xã hội, dân ta ai cũng hiểu là họ biết , các vị đại biểu quốc hội các khóa đều biết rõ điều đúng đắn như đã phân tích ở trên, nhưng tại sao các khóa quốc hội trước đây lại thông qua và biểu quyết nó? Cái gì đã đưa đất nước vào con đường như hiện nay?

    Bình luận bởi Dương văn Minh | Tháng Ba 14, 2011 | Trả lời

  2. Bái viết quá hay. Tuần việt namnet là trang mà mọi người dân, mặc dù chưa có quyền tự do nhưng ít nhất cũng trình bày được quan điểm của mình. Ủng hộ sửa đổi hiến pháp. DCS phải chấp nhận 1 thực tế để phát triển XH,đất nước hoặc là đánh đu với phong trào nổi dậy của những hiệu ứng từ các cuộc cách mạng Hoa Nhài từ trung đông. Có thể là mất cả chì lẫn chài. Nếu ko hành động, chúng ta sẽ có lỗi với con cháu trong tương lai.

    Bình luận bởi Cuden | Tháng Tư 3, 2011 | Trả lời

  3. *Cần lập Ban nghiên cứu sửa đổi Hiến Pháp bao gồm lãnh đạo cao cấp ,các chuyên gia nghành tư pháp và các học giả uy tín trong và ngoài nước.Ban này đưa ra dự thảo, sau đó phát động phong trào sâu rộng quần chúng trong và ngoại nước góp ý xây dựng, sau đó chốt lại dự thảo thể hiện đầy đủ nhất nguyện vọng của toàn dân.Cuối cùng là CỬ TRI TRONG NƯỚC BỎ PHIẾU “TRƯNG CẦU DÂN Ý”(Referendum).Tôi không đồng ý thông qua Quốc hội vì làm như thế khác nào dẫm chân tại chỗ mà đây là việc trọng đại nhất trong những việc trọng đại.Tôi cho rằng đây là một cuộc cách mạng thực sự để chứng tỏ dân làm chủ chứ không phải QH làm chủ, cũng có nghĩa “dân là chủ, đảng là đầy tớ”. Hơn bao giờ hết, sửa đổi hiến pháp là cấp bách vì nó chứa đựng những nghịch lý nội hàm, mà bất cứ một cấu trúc nào có chứa nghịch lý nội hàm thì không thể tồn tại được!
    *Trong HP sửa đổi không nên ghi Đảng CS VN lãnh đạo nhà nước và xã hội VN.Trên thực tế tôi tin là DCS vẫn nắm quyền lãnh đạo theo một cơ chế minh bạch do hiến pháp quy định, chẳng hạn ĐCS sẽ chiếm đa số trong QH, khi đó các đường lối và chính sách của ĐCS sẽ được QH thông qua và được thực hiện thông qua cơ quan hành pháp.
    * TAM QUYỀN PHÂN LẬP là nguyên tắc bất di bất dịch của nền dân chủ pháp quyền.Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp là độc lập với nhau, hoạt động theo quy định của HP và không chịu sự lãnh đạo của bất kỳ cơ quan nào khác.Thật là vô lý nếu có ai đó lãnh đạo cả ba cơ quan này, như vậy chẳng hóa ra là có người vừa là huấn luyện viên vừa là cầu thủ lại vừa là trọng tài.Làm sao trong HP sửa đổi có đủ các điêu khoản để phần định được rõ ràng quyền lực của mỗi cơ quan này.
    * LẦN NÀY DCS VN ĐỨNG TRƯỚC LỰA CHỌN SỐNG CÒN:HOẶC LÀ SẼ ĐƯỢC DÂN MÃI MÃI YÊU MẾN TIN TƯỞNG NẾU CHỊU SỬA ĐỔI, HOẶC LÀ SẼ XA DẦN KHỎI DÂN NẾU LÀM NGƯỢC LẠI.
    pHẢN HỒI CỦA TÔI YÊU VIETNAM.

    Bình luận bởi TÔI YÊU VN | Tháng Bảy 5, 2011 | Trả lời

  4. […] pháp không khéo sắp đến.3 Rồi bao nhiêu bài phỏng vấn, đặc biệt của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, và nhiều trí thức khác, bày tỏ […]

    Pingback bởi Chuyện dân làm hiến pháp xứ người và suy nghĩ về quy trình sửa hiến pháp nước ta | Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ - Viet Youth For Democracy | Tháng Tám 15, 2011 | Trả lời

  5. […] pháp không khéo sắp đến.3 Rồi bao nhiêu bài phỏng vấn, đặc biệt của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, và nhiều trí thức khác, bày tỏ […]

    Pingback bởi CHUYỆN DÂN LÀM HIẾN PHÁP XỨ NGƯỜI VÀ SUY NGHĨ VỀ QUY TRÌNH SỬA HIẾN PHÁP NƯỚC TA « Nguyễn Thị Hường (Hoàng Lan) | Tháng Tám 15, 2011 | Trả lời

  6. theo tôi thì ý kiến của chủ tịch nguyễn văn an là rất hợp lòng người, vì theo như đa số người tôi thăm dò ý kiến thì quyền hạn của chủ tịch nước còn hạn ít hơn hẳn so với tổng bí thư, thủ tướng, tân chủ tịch nước việt nam hiên giờ là ai hỏi khoảng 100 người dân ở thành phố thì khoảng 98% là không biết,tại sao ở 1 nước dân chủ lại như vậy,tôi thấy khó hiểu quá…!

    Bình luận bởi dung | Tháng Tám 18, 2011 | Trả lời

  7. […] pháp không khéo sắp đến.3 Rồi bao nhiêu bài phỏng vấn, đặc biệt của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, và nhiều trí thức khác, bày tỏ […]

    Pingback bởi CHUYỆN DÂN LÀM HIẾN PHÁP XỨ NGƯỜI VÀ SUY NGHĨ VỀ QUY TRÌNH SỬA HIẾN PHÁP NƯỚC TA « Hường's Blog: Thinking-Writing-Listening. | Tháng Tám 18, 2011 | Trả lời

  8. BÀI VIẾT CÓ QUAN ĐIỂM CHỈ TRÍCH DÂN ĐEN, ĐIỀU NÀY CHO THẤY CẦN NÊN CÂN NHẮC VỚI DÂN CHỦ.

    ôi xin đặt mấy câu hỏi:

    – Đâu là nguyên nhân của lạm phát?
    –> + nền kinh tế nhạy cảm với thông tin? (tiền lương, giá nhiêu liệu, tăng trưởng)
    + hệ thống kinh tế thị trường là một khốii có sức ảnh hưởng tác động lẫn nhau chặt chẽ, phức tạp? (chỉ một thay đổi ở một bộ phận, lĩnh vực sẽ tác động đến hệ thống có tính hiệu ứng)
    + hệ thống quản lí, điều hành, dự báo, phản ứng của cấp lãnh đạo?

    – Lạm phát có phải biểu hiện ban đầu của khủng hoảng kinh tế lâu dài?

    –> + Năng lực lãnh đạo hiện nay có chèo lái được nền kinh tế thị trường luôn biến động?
    + Đâu là giải pháp mang tính triệt để cốt lõi?
    + Kinh tế tư nhân sẽ phải thể hiện vai trò lớn hơn trong nền kt?
    + Đâu là giải pháp của các nước trong khu vực? (TQ có lâm vào hoàn cảnh tương tự, có phải Mỹ đang là 1 điển hình của khủng hoảng nền kinh tế thị trường)

    CỔ PHẦN HÓA-NHÀ NƯỚC NẮM 51% CÓ LÀM MẤT Ý NGHĨA CPH HAY KNG? VÌ CHỈ CÓ CỔ Đ.G MỚI LỰA CHỌN RA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT NHẤT – KỂ NHƯ TQ NNUOC CHỈ NẮM TỐI ĐA LÀ 40% VÌ ĐỂ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ TRONG CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ,CẠNH TRANH CỦA CUỘC CM CPH.
    CAN LÀM NGAY BẦU CỬ TRỰC TIEP NHÂN SỰ CẤP CAOO VỀ HÀNH, LAP, TƯ PHÁP- VÀI NĂM MỘT LẦN. AI LÀM KHONG TỐT PHẢI XỬ LÝ NGAY, KHÔNG KIÊNG NỂ, KHOANH VÙNG BẤT CỨ CẤP NÀO, ĐÓ HOÀN TOANF VII LỢI ÍCH NWỚC NHÀ. KO ĐỂ DAN CHỊU ĐỰNG THÊM NỮA.
    BàI TOÁN KINH TẾ – ĐI TÌM LÝ THUYẾT,THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ,KINH TẾ PHÙ HỢP TÍNH CÁCH CON NGƯỜI VN
    VĂN PHÒNG CÔNG – SỐNG BẨN MỚI TRỤ VỮNG
    BỎ THI ĐẠI HỌC – ĐƯỜNG TIỂU NHÂN RỘNG THÊNH THANG
    ĐẠI HỌC CÔNG LẬP – CÓ PHẢI BẢN CHẤT THÂM ĐỘC CUẢ NÓ LÀ ĐỂ LÀM NGU MUỘI VÀ KIỀM HÃM NHÂN TÀI HAY LÀ ĐỒNG HOÁ TRÍ TUỆ VIỆT.

    THỦ ĐÔ – ĐÃ KHÔNG CÒN ĐẤT SỐNG CHO NGƯỜI HIỀN
    LÃNH ĐẠO – CÀNG “SÁN GTẠO” NHIỀU DỰ ÁN CÀNG TỐT-CŨNG KHÔNG Q.TRỌNG VẤN ĐỀ L.ÍCH ĐÂU -CHỈ CẦN NGHE HỢP LÝ ĐỂ BỊT DÂN LÀ ĐƯƠC
    ĐỪNG KHI NÀO TRÔNG ĐỢI VÀO SỰ THAY ĐỔI,ĐÓ LÀ SAI LẦM TRONG PHÂN TÍCH

    THẾ GIỚI ĐANG DẦN BỎ VÌ ĐANG DẦN NHẬN THỨC RA, CÁI KÉM, PHẢN CM CỦA CH. ĐỘ ĐCS, XHCN(KHÁCH CŨNG ÍT DẦN), LÀM MẤT HÌNH ẢNH DÂN TỘC VN ANH HÙNG NHÂN NGHĨA.
    (MÀ CŨNG CHẲNG PHẢI LÀ ĐCS, LÀ CNXH . HI HI)

    PHONG TRÀO HỌC TẬP BÁC HỒ – LÀ ĐỂ MỊ DÂN LÀ MUỐN NÓI RẰNG CHÓP BU “ĐCS” LÀ CÓ ĐẠO ĐỨC. KE KE – BÁC HỒ CÓ NÓI BẦU CỬ DÂN CHỦ ĐÓ…?

    ĐẢNG CỘNG SẢN HAY CNXH- THỰC RA KO TỒN TẠI Ở BẤT CỨ QUỐC GIA NÀO Ở THỜI ĐIỂM NÀY, VÌ AI CŨNG BIK RĂGN NÓ QUÁ CỰC ĐOAN, LÝ TƯỞNG VÀ MÂU THUẪN – KỂ CẢ TRUNG QUỐC CŨNG GỌI LÀ “CNXH MÀU SẮC TQ” NÓI THẾ VÌ KINH TẾ LÀ CỦA TƯ BẢN , CÒN CS LÀ ĐỂ CẦM QUYỀN THUI. TUI NÓI THẾ OKE CUH. KE KE
    MỊ DÂN VÀ THEM LEM

    CÓ PHẢI BẢN CHẤT CUẢ TIỂU NHÂN BẮC HÀ LÀ MỊ DÂN, GIẢ NHÂN NGHĨA, CƠ HỘI, THAM DANH LỢI VÀ ĐẶC BIỆT CỤC BỘ VÀ HUỶ DIỆT GIAI CẤP.
    “CỘNG SẢN VN” ĐÚNG LÀ MẢNH ĐẤT MÀU MỠ NUÔI DƯỠNG TÍNH CÁCH BỌN BẮC VIỆT.CỎ THỂ NÓI CS = DÂN BẮC

    [U]AI NÊN XEM “CS MANG MÀU SẮC VIỆT NAM” LÀ KẺ THÙ CUẢ MÌNH:[/U]

    1. ĐẶC BIỆT. LÀ TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG MANG HỌ NGUYỄN.
    KHAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU CHO THẤY HỌ NGUYỄN VỚI NGUỒN GỐC TỪ QUAN LẠI SƠN ĐÔNG – TQ. BỊ ĐÀY XUỐNG NƯỚC TA TRƯỚC THỜI VUA HÙNG VƯƠNG. TRONG GIA PHẢ HỌ NGUYỄN CÓ TUYÊN TRUYỀN MỘT ÂM MƯU MUỐN ĐỘC CHIẾM MIỀN BẮC VIỆT NAM LÀM NƯỚC RIÊNG CUẢ HỌ MÌNH. ĐÂY CŨNG LÀ QUAN NIỆM RẤT PHỔ BIẾN TRONG CÁC DÒNG HỌ Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ XƯA. VÀ QUẢ THẬT ĐIỀU NÀY PHẦN NÀO ĐÃ LÀM GIA TĂNG DÂN SỐ CUẢ MÌNH Ở MIỀN BẮC. – MẶC DÙ HỌ NGUYỄN SAU NÀY MỚI DỰNG NGHIỆP NHƯNG Ở MIỀN BẮC LƯỢNG ĐÃ RẤT ĐÔNG BỞI VÌ TÍNH CÁCH ĐẶC TRƯNG CUẢ HỌ NÀY LÀ RẤT BỈ ỔI VÀ THÂM ĐỘC.
    SAU NÀY NÊN ĐỔI HỌ CHO TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI HỌ NGUYỄN SANG HỌ KHÁC ĐỂ ĐỒNG HOÁ HỌ NÀY.

    2. THÀNH PHẦN TRÍ THỨC – NÓI CHUNG TỪ TIẾN SỸ TRỞ LÊN. VÌ TẤT CẢ CÁC CƠ QUAN – ĐẶC BIỆT LÀ CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ KO BAO GIỜ DÙNG TRÍ THỨC ĐÚNG KIỂU NẮM QUYỀN(TRỪ TH LÀ BỔ NHIỆM TỪ TRUNG ƯƠNG)

    3. DOANH NHÂN, TƯ NHÂN LÀ THÀNH PHẦN BỊ CSVN ĐANG TÌM CÁCH ĐỂ TIÊU DIỆT QUY MÔ LỚN

    3. NHỮNG NGƯỜI CÓ TƯ DUY RỘNG RÃI KHOÁNG ĐẠT – HAY ĐÂY LÀ TÍNH CÁCH CUẢ NGƯỜI MIỀN NAM.

    4. NHỮNG NGƯỜI CÓ TƯỚNG MẠO – KỂ CẢ CÁC LÃNH TỤ ĐƯƠNG THỜI CUẢ CSVN LÚC NÀY (NHƯ ÔNG TRỌNG, O SANG, O DŨNG, Ô RỨA…) VÌ CÁC ÔNG NÊN NHỚ RẰNG ĐA PHẦN CÁC ÔNG ĐỀU KO PHẢI Ở MIỀN BẮC – TRỪ ÔNG TRỌNG, (Ô RỨA NGƯỜI THANH HOÁ CŨNG KO PHẢI Ở MIỀN BẮC). VÌ DÂN BẮC CÓ TÍNH BÀI TRỪ NÊN CS LÀ NƠI CHÚNG DÙNG ĐỂ CÔ LẬP NHỮNG NGƯỜI CÓ TƯỚNG ĐẸP, ĐỂ ĐẨY ĐI.
    VÀ NẾU CÁC ÔNG CÓ CỐ GẮNG KÉO NHỮNG NGƯỜI QUÊ CÁC ÔNG RA HN THÌ THEO NĂM THÁNG SẼ BỊ LOẠI HẾT NẾU CHẾ ĐỘ “CS” VẪN TỒN TẠI.
    CHO NÊN CÁC ÔNG NÊN NGHĨ CHO CON CHÁU HỌ HÀNG CUẢ CÁC ÔNG HƠN LÀ CHO CÁI CHẾ ĐỘ

    TỪ BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG – TẤT CẢ QUAN CHỨC TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH PHỦ NÊN THẬN TRỌNG VÌ HỌ KHÔNG BIẾT RẰNG MỘT NGƯỜI CÓ TRI THỨC VÀ TƯỚNG MẠO NHƯ HỌ ĐƯỢC LÀM VIỆC Ở ĐÓ THÌ ĐÃ CÓ HÀNG TRĂM HÀNG NGHÌN NGƯỜI NHƯ HỌ BỊ TRÙ DẬP Ở CÁC CẤP CƠ QUAN NHỎ HƠN.

    5. TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI KO PHẢI XUẤT XỨ TỪ MIỀN BẮC.(TỪ NAM ĐỊNH TRỞ VÀO)
    ĐƠN GIẢN LÀ NẾU ĐỂ CHẾ ĐỘ NHƯ “CSVN” TỒN TẠI VỚI HÀNG LOẠT TIÊU CỰC, KO CÓ VĂN MINH, KO CẠNH TRANH, BÈ PHÁI LẤN LƯỚT, KO DÂN CHỦ THÌ CŨNG QUAY LẠI THỜI KỲ PHONG KIẾN – NƠI MÀ CHA ÔNG HỌ PHẢI BỎ XỨ MÀ CHẠY VÀO MIỀN XA HƠN. THÌ CON CHÁU CUẢ HỌ CƠ HỘI ĐỂ SỐNG CHUNG VỚI DÂN BẮC LÂU DÀI CŨNG LÀ = 0

    6. QUÂN ĐỘI VIỆT NAM.
    HỌ NÊN BIẾT RẰNG QUÂN ĐỘI THƯỜNG XUẤT PHÁT TỪ TẦNG LỚP THẤP CUẢ XÃ HỘI (CHẲNG HẠN TRƯỜNG HỌC VIỆN QUÂN SỰ LÀ NƠI NHỮNG NGƯỜI XUẤT THÂN NGHÈO), NƠI XUẤT THÂN CUẢ HỌ THƯỜNG LÀ THÀNH PHẦN DO SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG CUẢ XH MANG ĐẾN. TRONG CHẾ ĐỘ CSVN NHIỀU THỊ PHI , THAM NHŨNG BÈ PHÁI THÌ NHỮNG NGƯỜI XUẤT THÂN TỪ QUÂN ĐỘI THƯỜNG LÀ CON CHÁU CUẢ NHỮNG NGƯỜI BỊ BẤT CÔNG NGHÈO HÈN MANG LẠI. NẾU KHÔNG PHẢI LÀ HỌ MUỐN MỘT XH VĂN MINH HƠN, DÂN CHỦ HƠN, CÔNG BẰNG HƠN THÌ CÒN LÀ AI NỮA NHỈ ???
    tui co y kien; MÀ 6 ÔNG TRÊN KO LÀM NGAY ĐI, ĐỢI BỌN DÂN BẮC NÓ NGỬI THẤY THÌ NÓ TRÙ DẬP CÔ LẬP NGAY NHỮNG THÀNH PHẦN KHÔNG THUẬN VỚI NÓ ĐẤY
    bai viet rat gia tri

    Đa số doanh nghiệp bây giờ đều có môi trường làm việc căng thẳng, nó không hẳn xuất phát từ công việc mà lại từ những đồng nghiệp không mấy lễ nghĩa, không biết cư xử.
    Hãy tham khảo bài viết này.
    Click here
    Ta có thể nhận thấy những công việc mang tính đơn lẻ thì thường dễ được chấp nhận.
    Vậy thật ra cái làm cho chúng ta hay nhảy việc đó là do môi trường làm việc.
    Đó là điều mà chúng ta cần chú ý khi tuyển nhân sự, thường không mấy xét đến thời gian thử việc hay không quan tâm của nhà tuyển dụng.
    Ở đây có bài viết có thể làm cho bạn dễ hiểu hơn, tôi xin trích dẫn ra đây:

    MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG:

    Vậy lịch sử thế giới cho đến bây giờ với những cuộc đấu tranh đã loại bỏ được những gì?

    Về chính trị: nó đã tạo nên một nền chính trị đa đảng, đưa quyền từ một từng lớp, một nhóm người được đảm bằng chế độ thành quyền lực cho một đại diện cho nhân dân lựa chọn. Nếu trước đây chế độ quân chủ mang bảo thủ phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị thì chế độ dân chủ cũng mang tính bảo thủ của nó là “phục vụ nguyện vọng của nhân dân”, mà không triệt để phụcvụ cho phát triển của đất nước và cho lợi ích của nhân dân.

    Về kinh tế: nó chôn vùi kém phát triển, cạnh tranh của chế độ cũ. Tuy nhiên nó tạo ra sự khủng hoảng lực lượng lãnh đạo, sự tiêu cực, đầu cơ thâu tóm, lập quỹ đen ủng hộ ứng viên, hối lộ đầu cơ chính trị, ám sát…, sự bất công bất mãn của đa số nhưn dân lao động diễn ra cho đến y nay, rõ ràng chúng ta vẫn đang sống trong một cuộc khủng hoảng kinh tế.

    Về con người, xã hội: Còn trong thời nay thì hầu như tất cả các họ vua chúa trên đều không còn nghe tiếng(các bạn để ý xem có đúng thế không!). .Và đương nhiên ai đã làm nên lịch sử sớm thì kẻ đó cũng bị lịch sử xóa tên sớm, chẳng vậy mà bây giờ chỉ nghe những họ như Nguyễn Văn, Trần Văn.. chứ không thấy ( ha huy,lê bá,trần trọng,lê xuân,đào duy,ngo thi, nguyen đức, quang,tan,ngoc…) hay là ngô đình(diệm),nguyễn cao và…, chính là do dân thủ đô cục bộ ghen ghét tiểu nhân là vậy, bây giờ người ta hây nói ông này là con cháu ông nầy mới đực lên đó đó, là con ông nầy thời hđộng ở vùng đó, đó là để lừa bịp xh thôi,để là có tiếng nhớ ơn,uống nước nhớ ngùn, nhưng thực ra thì chẳng có con cháu thực sự của ông nào được ngóc đầu lên được đâu,mà ngực lại bị vùi dập hết tận gốc dòng dõi lđ đấy thôi,vì làm gì mà chẩng biết lý lịch rõ của từng người. Cho nên những nhà lãnh đạo cả thời xưa lững thời n đều luôn muốn gieo vào công chúng hình ảnh đẹp, ghi vào sử xanh nng trang sử đẹp (mà cũng có thời không có chép sử hay chép sử rất chung chung, cách sử cũng rất khác ngày xưa đó là cách kể tích, sự là triều phong kiến, chép sự kiện của các nhân v là chủ yếu, đó là cách chép đúng vì lịch sử là dùng để đối chiếu, dùng làm gương cho thế hệ sau)về mình nhưng họ đâu có biết cái điều đó đâu quan trọng bằng cái tôi, cái đố kị,tham lâm,ghen ghét của con người, của bọn tiểu nhân. Điều mà người ta sợ nhất là bị nêu tên, bị bia miệng thế gian đồn thổi, nếu thế thì công danh tạo ra làm gì để con cháu sau này chẳng bao giờ ngóc đầu lên được, trong khi những hiền tài còn để lại ấn tuợng xấu, đố kị của dân chúng, thì cái quyền danh mà họ có được sẽ chỉ là cái họa sau này cho con cháu họ gánh chịu,những tham nhũng lãng phí thất thoát, hối lộ tham ô, sai lầm về đường ối, chính sách, tiêu cực tràn lan…thì là khó xóa được. Và hầu như người dân thì chưa từng hayrất, rất khó để tôn thờ vị lãnh đạo nào(chỉ là hình thức), đa số lãnh đạo họ đều ..”khắc cốt ghi tâm”(ghi nhớ trong lòng), mà cũng giản chí ít thì theo họ kẻ lãnh đạo là kẻ đã biết đấu đá để làm lãnh đạo. Lại nói vì ở triều đại trước người ta còn dùng quan lại tài giỏi, trung hiền, biết cư xử, có lễ,có tâm có tình có nghĩa để bảo vệ xã tắc, ni vàng của họ,(còn tiến sĩ thì mot khóa lấy rat đông nhưng chỉ môt ít là đuợc dùgn!!! nên đâu phải ở giỏi hay dốt đâu) còn khi là quyền lực là của chung, không phải phục vụ cho dòng họ của mình thì họ cũng chẳng muốn nghe những người giỏi hơn mình làm gì, điều đó chắc dễ hiểu, kẻ tiểu nhân bắc hà chỉ có thể sống chung với những kẻ dốt hơn họ nhưng nó ko bik rằng đó là nó đẩy người quân tử mà thu nạp tỉu nhân. Do đó mà những nơi như xa lánh cơ quan quyền lực lại thường có nhiều người tài, người hiền nhân nghĩa, bị đẩy đi, vì ở chốn kinh kỳ tiểu nhân,ám muội bao giờ cũng nhiều mặc dù thời phong kiến có sự chọn lọc quan lại rất kỹ lưỡng, thường là theo những dòng họ có đạo đức có nhân nghĩa…chắc chỉ có công ty nước ngoài là đất sống cuối cùng của hiền tài(vì bọn nhà nước kinh đô sẽ ko bao giờ dùng người quân tử mà chỉ có bọn tiểu nhân để cùng nhau đớp)vì sao Hà nội bây giừ khó sống hơn là vậy(còn chưa nói đến con trai Bắc hà có tướng ..quỷ, tướng cục bộ,tướng đỉu,tướng vô tâm vô tình, câu này nói nhà MInh đi sứ để anh Vương Trí Nhàn ta thán mãi) nên muốn tốt đẹp tốt nhất là hãy ghi tên, lý lịch.. tất cả những quan lại và những việc làm của họ trong thời gian làm quan, công khai cho người dân, sĩ tốt đều biết . Và đương nhiên một khi những người hiền tài, quân tử “đều ra đi hết”(đặc biệt với lối sống kiểu chung củi thổi cơm, người tốt kẻ xấu vào một thùng..) thì những người còn lại trong xã hội(chắc chỉ là bọn tiểu nhưn vô tình nghĩa,giả nhưn nghĩa,bừn tiện những người không thấy có tên trong thời phong kiến(thực ra giỏi thì chẳng ai hơn ai vì zậy mà ngày xưa tiến sĩ cử nhân tuy nhìu nhưng chỉ vài người là được dùng là do có đức, có nghĩa, là quân tử đó) không được tin dùng) cũng khó có thể sống với nhau một cách vui vẻ được, cho nên tiêu cực từ đây mà phát sinh, tràn lan, là cái lò dung dưỡng cái xấu, tiểu nhân,hãm hại, ám sát ám muội,âm mưu, thích thủ đoạn’, dày mặt, trì trệ, cực đoan,tham lam,vô tâm,vô nghia, phản bội,tiểu nhân, ám muội,phá hoia là cỗ máy nghiền nát, CỤC BỘ GANH TỊ, VÔ ĐỐI, trù dập, choi khăm,sĩ nhục,cô lap người giỏi, người hiền. người tài… đó cũng là một khủng hoảng trong cuộc sống,ở đây tiêu cực = loại người + thể chế.

    RÕ ràng đây là một cuộc khủng hoảng xã hội. – nó thực sự cũng ko cùng dân tộc đâu mặc dù mang tiếng là dân tộc kinh. Vì tộc Kinh ở miền Bắc vN theo sử TQ có nói là sự hình thành từ 9 nguồn dân di cư khác nhau từ các vùng Châu Á thời tiền cổ – Hạ, Thương . Tui chỉ nhớ có nói họ Nguyễn có tổ từ San Đông -tq bị đày sang, một phần nhỏ từ các quan lại phạm tội ác bị bắt phải đổi

    Về văn hóa:rõ ràng văn hóa chỉ thay đổi khi thể chế chính trị thay đổi, có tính bài bác tư tưởng của hình thái văn hóa cũ. Chính vì vậy mà ở người Mỹ, người phương Tây đã nhanh chóng xuất hiện văn hóa thực dụng sau cuộc cách mạng tư bản. Văn hóa theo nghĩa của nó không gì khác là sinh ra trong cuộc sống, từ cách nghĩ thói quen của con người, không thể có thể chế nếu không có con người thể chế đó. Và để phục vụ cho thể chế chính trị gì hay hơn là tạo ra văn hóa, cho nên mỗi thể chế đều tôn thờ (những danh nhân) chính trị tư tưởng của nó. Chính thể chế lại thể hiện ngay trong văn hóa của nó, như ở Mỹ và các nước phương Tây thì bầu cử được coi như một nét rất đặc trưng, cái gì cũng hỏi ý kiến, lấy số phiếu người dân. Vậy văn hóa này rõ ràng đã đáp ứng t lớn làm giải phóng tinh thần cho con người rất lớn, nhu cầu của họ được thõa mãn xem như tối đa. Nhưng nguy hiểm là nó đã tạo ra một xã hội mỵ dân,cải lưông,sợ bị đối lập chjir trích,bao che cai xau,tảng băng hối lộ tham nhũng ngầm để tô cái vẻ bình thường ,tốt đẹp giả doi mà dân đen khó biet. Hầu hết các cuộc bầu cử ở Mỹ đều đem ý nguyện, mong muốn của người dân, họ thậm chí dùng nhiều thủ đoạn để lấy lòng dân, bêu xấu, công kích.. kể cả nó đi ngược lại lợi-ích-tích-cực cho đất nước. Rồi kết quả của những cuộc bầu cử đó là những kẻ thống trị bất tài, những thần chiến tranh, những xicangdan…Ở đây chúng ta thấy rằng tầng lớp thống trị bao g muốn dùng văn hóa, lý luận để dụ dỗ dẫn dắt người dân, và văn hóa chính là thứ độc hại nhất, sức mạnh của chúng là đáng sợ, nguy hiểm nhất. Và văn hóa khi đã khủng hoảng là sự chấm dứt của chế độ.

    Vậy cái gì đang làm nên cuộc khủng hoảng này hay là tiến trình lịch sử thế giới sẽ đi về đâu và đâu là phải pháp, đâu là biểu hiện khi một chế độ tốt đẹp xuất hiện?
    Chỉ đơn giản câu này nên hỏi anh Khựa, cái mà mấy anh Khựa muốn tạo ra là một xã hội hài hòa, mà ở đó mọi tầng lớp, mọi loại người đều thở được, lấy tập trung quyền lực làm giai đoạn đảm bảo phát triển xã hội hài hòa, tạo hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế tư nhân, không can thiệp kinh tế, mọi thành phần đều có cơ hội phát triển của mình, chỉ đảm bảo an ninh quốc gia, âm mưu chia rẽ lật đổ

    Lại nói thêm một điều quan trọng ảnh hưởng đến lịch sử nhân loại nữa!!
    Đó chính là “cơ trời”, ví dụ ta thường nghe “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”, hay”mệnh trời số trời”, “lộc dòng họ một đời sáng sẽ hết phần con cháu”,đúng vặy thực ra thì mọi điều sau đấy đều có sự giúp đỡ của các thần,vậy mà tại sao ngày xưa Cao biền sang miền Bắc việt nam đã nhìn thấy “nước nam có rất nhiều thần(chưa nói đến long mạch)”, chính thì đấy mà họ Cao đã dùng các phép bùa chú ví dụ như giết con gái để dẫn dụ các thần đến muốn hành lạc sẽ chém cả đôi, hay làm phép để phá núi tản viên là nơi trú của thần Long Đỗ… Thế đấy mà sau này Cao Biền đã chết trên đường về, hiện còn miếu thờ ở gần biên giới là do thần Long Đỗ trả thù, điều này đã được nói trong Lĩnh nam chích quái. Có thể nói Bắc Việt mấy nghìn năm người tàu không đánh được đó chẳng phải là do sao chiếu mệnh hay tính cách quật cường mà là sự hỗ trợ của các vị thần, linh, do đấy mà Nguyễn Trãi cũng nhắc đến trong cáo Bình ngô, do đấy chỉ cần dân ta nổi lên thì hầu hết đều thắng ròn rã. Thực ra thì không có “thiên cơ” mà chỉ có “thần cơ” vì lịch sử thế giới hay lịch sử nước ta đều phát triển các triều đại cũng nối tiếp nhau theo nguyên lý hạ dân thay quan lại, nào được thần linh phù trợ thì thắng(như ngn ánh thờ bà trời) Lý Thường kiệt có Trương Bẩy,Trương Ba(tướng b triệu),đó những tích có sách vở ghi lại.Kẻ mạnh,kẻ sang,giàu co lại khó lấy lòng thần linh , phái âm, ma quỷ, thế lực âm thường bị ghen ghét với cõi duong là vậy, do đấy Hà nội được gọi là đất thiêng,tướng ngu sau này sang miền Bắc thường dùng sức mà đánh nên thường đại bại,cũng may là chỉ có một Cao Biền.!!! Thần linh, ma quỷ do tính duy chí nên cũng có lúc phò tá nhầm người là vậy, cho nên lịch sử việt nam tuy thắng ngoại bang nhưng các triều đại kéo nhau nắm quyền cũng chỉ là những mục nát,sách nhiễu dân,đục khoét của nhân dưn mà thôi.Cũng may mỗi lần thối nát đến cũng do tính bức bách cùng cực mà nhưn dân đứng lên nhưng cũng chưa tìm thấy ánh sáng là vậy, nó chứng tỏ là không hề có “thiên cơ”, cái mà người ta nói số mệnh chỉ trong một giai đoạn lịch sử ngắn mà thôi vậy.

    Bình luận bởi Minh Việt | Tháng Mười 9, 2011 | Trả lời

  9. Ông Nguyễn Văn An đúng là người có tư tưởng tiến bộ, xuất phát từ cái tâm lo cho nước cho dân, dám có chính kiến của mình với tình hình thực tế của đất nước.

    Những nhân cách này cần được ca ngợi cho thế hệ sau được biết.
    Chúc ông khỏe mạnh

    TỪ SỰ SẮP XẾP NHÂN SỰ BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG ĐẾN VẤN ĐỀ SỬA HIẾN PHÁP

    Bình luận bởi quoc tuan | Tháng Mười 9, 2011 | Trả lời

  10. Từng bước,từng bước,từng bước,từng bước,mỗi bước khoảng 15 năm để xin Đảng CSVN cho sửa Hiến pháp,nghĩa là xin chia quyền với Đảng và từng bước có Nhà nước Pháp quyền theo đúng nghĩa của nó,mà hành tinh đang sử dụng?
    Đảng CSVN đã và đang lấy chủ nghĩa Marx-Lênin làm kim chỉ nam cho mọi tư tưởng,hành động lãnh đạo Việt Nam XHCN,khẩu hiệu”ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM”còn treo khắp mọi nơi,làm sao đây?
    Lênin thì cho rằng Nhà nước chỉ là công cụ và tạm thời. Đảng mới là tất cả và vĩnh viễn!
    Đảng đang đứng cao muôn trượng đó. Lập Nhà nước Pháp quyền nó lại xử Đảng thì sao? Khó lắm thay!

    Bình luận bởi Tiểu Điền Địa | Tháng Mười Một 17, 2011 | Trả lời

  11. Phai cho dan co quyen lap hoi lap dang.

    Bình luận bởi An Nam | Tháng Một 18, 2012 | Trả lời

  12. Ngày xưa ông còn đương chức cũng ăn hút thật lưc, vợ chồng nhà ông ăn hết cả cái nhà myays dệt Nam định rồi còn gì nữa, bọn đàn em chúng nó mới nên thì cũng phải để cho nó kiếm chác để gỡ vốn đã nếu không thì đi vay lãi mua quan, chạy chức để làm gì.

    Bình luận bởi Đỗ Mười | Tháng Sáu 15, 2012 | Trả lời

  13. Nói thì hay làm thì như máy xay đất. Nếu như Nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu kiên quyết hơn, có lẽ làn sóng tham nhũng không như hiện nay. Ông Phiêu đã không lường trước được vấn đề này. Lẽ ra Ông phải hạ bên ông An trước, nhưng vì uy tín của đảng mà những hệ lụy sau này dân phải gánh chịu

    Bình luận bởi thành | Tháng Chín 21, 2012 | Trả lời

  14. Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An quả là người thông thái và am hiểu rất sâu sắc, với sự am hiểu đó cộng thêm kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu của Ngài bấy lâu nay, nếu ngài muốn đóng góp cho Tổ Quốc VN thì sẽ tạo ra giá trị bằng sự đóng góp của hàng triệu người gộp lại. Tôi tiếc rằng khi Ngài làm Chủ tịch ngài lại ko sớm thực thi dân chủ cho đất nước, Ngài đã không nỗ lực thực thi 03 điều cốt lõi mà Ngài nêu trên. Không sao, Ngài vẫn còn khỏe mạnh, Nhân dân VN rất mong Ngài hãy nghĩ về tổ Quốc VN nhiều hơn, hãy nghĩ đến dân tộc Việt mình nhiều hơn bất kỳ cái gì khác, cho dù đó là tình riêng, hay đám đảng phái cs của Ngài. Kính mong Ngài hãy dùng thời gian còn lại của mình cho Tổ Quốc, cho đất Nước VN hôm nay và mai sau, dù muộn nhưng vẫn rất giá trị. Nếu đất nước VN được đổi thay, phồn thịnh, người dân bớt khổ, được sống đúng với quyền làm người của mình, thì các thế hệ mai sau con cháu Việt Nam sẽ ghi nhớ công ơn của Ngài như những người con vĩ nhân của dân tộc. Kính Ngài

    Bình luận bởi TaunVan | Tháng Ba 13, 2013 | Trả lời

  15. Này các ông hiến pháp 92 quy định RÕ dân làm chủ rồi còn gì nữa mà phải bàn cãi nhiều cho mệt óc.điêu 4 hiến pháp đã quy định rõ như baN NGÀY là đảng lãnh đạo mà đảng là công bộc cuả dân đó sao các ông còn đòi hỏi gì nữa nao./.

    Bình luận bởi vuyen | Tháng Sáu 2, 2013 | Trả lời

  16. Tôi thì không đọc nhiều, hiểu nhiều lắm lý luận về HP như Bác An nêu. Chỉ có điều ngẫm rằng: Đại đa số các ông về nghỉ hưu rồi mới hay moi móc vạch vòi phán xét chế độ đương thời. Tại sao khi đang tại nhiệm Bác không nói, không làm, không góp ý với Đảng, với Quốc hội mà để khi về hưu rồi đưa ra lắm chuyện! Nói j, phán j cũng phải đưa vấn đề về ngữ cảnh thời đó mà xét. Thời trước 1975 ( hoặc trước 1992 ) cứ để dân quyết mà không có sự lãnh đạo của Đảng, của Quốc hội thì Đất Nước rối bung lên…Bây jờ nghỉ hưu ngồi phán! Tôi trộm nghĩ bác có được như hôm nay, có lẽ một phần cũng do Đảng giới thiệu và Quốc hội làm chủ mà có. Nếu để dân chủ thì đất nước này chưa chắc đã biết đến bác NVA là ai.

    Bình luận bởi Đoàn Thế Vinh | Tháng Tám 19, 2013 | Trả lời


Bình luận về bài viết này