Tiếng Nói Dân Chủ

Phong Trào Dân Chủ Việt Nam

VIẾNG LIỆT SĨ CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC 17-2-1979

Theo Basam/Youtube

Tiếp tục đọc

Tháng Hai 18, 2013 Posted by | Chính Trị-Xã Hội, Phim, Sách, Tài Liệu | , | Bình luận về bài viết này

VÕ THỊ HẢO: HUYỀN ẢO, ĐỘC TÀI VÀ TỘI ÁC

Bìa quyển "Ngồi hong váy ướt" của Võ Thị Hảo.Thụy Khuê, theo RFI

Dưới tựa đề khá xếch-xy Ngồi hong váy ướt là một tập 17 truyện ngắn, với những bức tranh siêu thực hoang vu, ngập mùi tử khí, viết từ ngòi bút của một người đàn ông đã chết “chấm bút lông vào mạch máu đang chảy ở khuỷu tay mình viết lên những trang giấy trắng“, về cái thế giới mà ông ta đã sống.

Sau hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.  Tiếp tục đọc

Tháng Mười Hai 18, 2012 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu, Văn Hóa-Giáo Dục | | 1 bình luận

VÀI KỶ NIỆM VỚI NHẤT LINH VỀ BÁO PHONG HÓA & NGÀY NAY

Nguyễn Tường Thiết, theo DĐTK

Tôi nghe nói đến báo Phong Hóa & Ngày Nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn rất nhiều lần. Nhưng thực sự nhìn thấy tận mắt tờ báo thì chỉ hai lần trong đời. Hai lần ấy mỗi lần nhớ đến lại mang tôi về kỷ niệm với cha tôi, nhà văn Nhất Linh.

 Khi tôi sinh ra đời cuối năm 1940 thì báo Ngày Nay vừa bị nhà cầm quyền Pháp đóng cửa hẳn (số báo chót 224 phát hành ngày 07-09-1940). Cha tôi năm ấy thôi làm báo. Ông bước sang một giai đoạn khác của đời ông. Trước đó vào năm 1939 cha tôi lập đảng Hưng Việt, sau đổi thành Đại Việt Dân Chính và hoạt động chống Pháp của nhóm Tự Lực Văn Đoàn trở thành công khai. Tiếp tục đọc

Tháng Mười 21, 2012 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu, Văn Hóa-Giáo Dục | , , , | Bình luận về bài viết này

TOÀN CẦU HÓA VÀ DÂN CHỦ

Philip Cam(*), theo vientriethoc.com.vn (trích từ VHNA)

Một trong những vấn đề chính trị xã hội đang được đặt ra hiện nay là quan hệ giữa toàn cầu hoá và dân chủ. Để làm rõ vấn đề này, bài viết tập trung luận giải quan niệm của Dewey về dân chủ với tư cách đời sống cộng đồng, về những đặc trưng của đời sống cộng đồng, về tiêu chuẩn đánh giá phạm vi của các hình thức có tính xã hội là dân chủ.

 Sử dụng tiêu chuẩn dân chủ mà Dewey đưa ra như một phương tiện để nghiên cứu hoạt động của tác nhân kinh tế toàn cầu, bài viết luận giải mối quan hệ giữa toàn cầu hoá và dân chủ, cũng như những vấn đề do nó đặt ra, nhất là những thách thức phức tạp cả về phương diện kinh tế, chính trị lẫn phương diện văn hoá và môi trường. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 10, 2012 Posted by | Chính Trị-Xã Hội, Phim, Sách, Tài Liệu | | Bình luận về bài viết này

NIỀM TIN VƯỢT QUA SỢ HÃI

Tuấn Khanh, theo SGTT

132 phút phim về người đàn bà “hoa lài” ở đất nước Myanmar của đạo diễn Luc Besson, người từng được mệnh danh là Steven Spielberg của nước Pháp, là những giây phút đem lại thú vị cho bất kỳ ai yêu những câu chuyện thần kỳ có thật giữa thế kỷ 21 này.

The Lady, với vai diễn xuất sắc của nữ diễn viên Dương Tử Quỳnh, đã tái tạo lại một chặng đường trong cuộc đời của người đàn bà lừng danh Aung San Suu Kyi, và cũng là một giai đoạn thử thách của vận mệnh dân tộc Myanmar. Hình ảnh cuối của phim khép lại với nụ cười tiều tuỵ nhưng mãnh liệt của nhân vật chính là Suu Kyi, như muốn khắc vào tim người xem rằng với niềm tin, người ta có thể vượt qua sự sợ hãi trước cái ác và bạo lực. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 5, 2012 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu | | Bình luận về bài viết này

HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO VỚI VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN CỦA VN ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HS-TS

Phạm Ngọc Bảo Liêm, theo Việt Sử ký
Trích từ basamnews

Về Hội nghị San Francisco (9-1951)

Đầu tháng 9-1951, các nước Đồng Minh trong Thế chiến hai tổ chức Hội nghị ở San Francisco(1) (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á-Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Tham gia Hội nghị gồm phái đoàn của 51 nước. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không tham dự Hội nghị do Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Tiếp tục đọc

Tháng Một 18, 2012 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu | , | Bình luận về bài viết này

LAI LỊCH VÀ THỰC CHẤT CỦA ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

GS.TS Ngô Đức Thọ, theo Tuần Việt Nam

Với chưa đến 1000 từ dịch ra tiếng Việt từ tờ China Daily, tác giả là một nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thông báo với dư luận những căn cứ để xác lập chủ quyền của Trung Quốc đối với biển đảo trên gần 80% diện tích Biển Đông, nhưng lại không trưng ra bất kì bằng chứng thuyết phục gì, và vì thế, không có gì để tranh biện.

Bài báo có nêu các bản đồ 12-1934, tháng 4-1935, 2-1948; nhưng chủ yếu là muốn tuyên truyền tính chính danh, chính nghĩa cho bản đồ 11 đoạn hình chữ U do Bộ Nội Chính chính phủ Quốc dân đảng ấn hành 10-1947. Tiếp tục đọc

Tháng Tám 8, 2011 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu | , , | Bình luận về bài viết này

HOÀNG SA-TRƯỜNG SA DƯỚI THỜI TÂY SƠN, NHÀ NGUYỄN

Nguyễn Tấn Tuấn, theo Dư Địa chí Bình Định

Công việc thực thi chủ quyền ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thật sự được bắt đầu khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên nắm quyền… và được tiếp tục trong thời Tây Sơn và nhà Nguyễn.

Tại tỉnh Quảng Ngãi từ lâu đời đã tồn tại Di tích miếu Hoàng Sa ở đình làng Lý Hải thuộc đảo Lý Sơn. Công việc thực thi chủ quyền ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thật sự được bắt đầu khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên lên nắm quyền và đặt ra các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đặc trách công việc khai thác và bảo vệ biển Đông từ tuyến ngoài. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 29, 2011 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu | | Bình luận về bài viết này

CHÍNH PHỦ PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG LIÊN TỤC THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA-TRƯỜNG SA (1909-1933)(*)

Đinh Kim Phúc, theo blog

Bản đồ khu vực Đông Nam Á do Jean Baptiste Nolin hoàn thành năm 1687. (Nguồn: Bản đồ ký hiệu C.C. 1144.A lưu trữ tại Thư viện quốc gia Bồ Đào Nha) Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 24, 2011 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu | , , | Bình luận về bài viết này

CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA TRONG CÁC THẾ KỶ XVII, XVIII, XIX: TƯ LIỆU VÀ SỰ THẬT LỊCH SỬ

Nguyễn Quang Ngọc – theo blog Chi
(Bài đăng trên Tạp chí Xưa-Nay)                                              

Việt Nam có bờ biển dài, với vùng biển rộng. Biển và đảo suốt tiến trình lịch sử luôn luôn giữ vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Từ thời kỳ tiền sử cho đến ngày nay, con người ở các vùng nội địa Việt Nam liên tục tiến ra chiếm lĩnh, khai phá, sinh cơ lập nghiệp trên các đảo, quần đảo. Bắt đầu từ  các thời Lý – Trần – Lê, Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt. Con đường mở mang bờ cõi xuống phía nam của dân tộc Việt Nam cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Đây chính là cơ sở hết sức quan trọng, một bước chuẩn bị thiết yếu để trong bối cảnh lịch sử mới, các chính quyền Đàng Trong đã thực hiện được kỳ tích tuyệt vời là xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 18, 2011 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu, Văn Hóa-Giáo Dục | , | Bình luận về bài viết này

Nhà sử học Hà Văn Thịnh nói về HCM

Giáo sư Hà Văn Thịnh

Giáo sư Hà Văn Thịnh

Mạc Việt Hồng: Thưa ông, nhân dịp kỉ niệm 120 năm ngày sinh Hồ Chí Minh xin được hỏi ông, với tư cách là người đang giảng dậy môn Lịch sử tại Đại học Khoa học Huế về một số nhận định, đánh giá xung quanh nhân vật lịch sử này.

Xin ông cho biết, năm nay Việt Nam kỉ niệm ngày sinh của ông Hồ Chí Minh (HCM) có khác gì so với các năm trước đây không?

Ông Hà Văn Thịnh: Tôi nghĩ là khác nhiều đấy. Tôi thấy bây giờ lòng dân ly tán, niềm tin với Đảng bị xói mòn trầm trọng nên người ta muốn tổ chức to hơn, long trọng hơn để củng cố đoàn kết. Với lại, năm nay cũng liên quan tới nhiều chuyện, ví dụ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chẳng hạn.

MVH: Có một nhà báo ở nước ngoài đã nhận xét rằng, Việt Nam năm nay kỉ niệm sinh nhật ông Hồ một cách ít Mác-xít hơn, ông thấy nhận xét này thế nào, thưa ông?

Ông HVT: Cái đó đúng đấy, thưa chị. Tính Mác- xít giảm đi. Tất cả các tờ báo của nhà nước mà tôi đọc gần đây họ đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng dân tộc hơn là tư tưởng Cộng sản.

Rõ ràng có một số sự điều chỉnh nào đó. Một phần do những sự thật được phơi bày, ví dụ như tội ác của Stalin với vụ Katyn, nên người ta thấy nó cũng phiền hà. Tiếp tục đọc

Tháng Năm 26, 2010 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu | 13 bình luận

Vì sao chủ nghĩa công sản bị cáo buộc chống nhân loại?

Phần 1

Trân Văn, phóng viên RFA

Năm 2006, Hội đồng châu Âu công bố nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản. Nghị quyết này xác định chủ nghĩa cộng sản đã phạm nhiều tội ác khủng khiếp chống loài người.

Photo courtesy of Wikipedia – Friedrich Engels sinh năm 1920 (trái) và Karl Heinrich Marx sinh năm 1918.

Photo courtesy of Wikipedia – Friedrich Engels sinh năm 1920 (trái) và Karl Heinrich Marx sinh năm 1918.

Trở lại năm 1991, Đảng CSVN thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và  xác định: “… Cuối cùng, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử…”

15 năm sau, hồi tháng 1 năm 2006, Hội đồng châu Âu công bố nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản. Nghị quyết này xác định chủ nghĩa cộng sản đã phạm nhiều tội ác khủng khiếp chống loài người. Đồng thời cần tổ chức xét xử những tội ác đó. Tiếp tục đọc

Tháng Năm 24, 2010 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu | | 6 bình luận

CON ĐƯỜNG VIỆT NAM

Mỗi dân tộc đều chọn riêng con đường xây dựng và phát triển đất nước. Mấy nghìn năm văn hiến, các thế hệ cha ông đã trải qua nhiều thử thách và hy sinh để nối liền đất nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Mỗi thăng trầm đều sáng ngời tinh thần tự chủ và độc lập dân tộc.

Thế nhưng xã hội Việt Nam ngày nay đang phải chịu nhiều gánh nặng, bất công tràn lan, thậm chí còn đứng trước lâm nguy! Bắt đầu từ áp dụng lý luận và mô hình đến hình thành định hướng và chủ trương, đời sống xã hội đã và đang có nhiều biểu hiện chệch hướng.

Những trang sách trong tác phẩm “Con đường Việt Nam” với lối viết đan xen văn hóa – sử – chính trị, sẽ đưa chúng ta hành trình qua các chặng đường và cùng gặp nhau ở một hướng mở mới: thượng tôn pháp luật, tôn trọng sự thật, công bằng xã hội…

Con đường đã rõ ngay trước mặt. Từ nhận thức đó, việc xây dựng một Nhà nước Việt Nam pháp trị, hội nhập và nhân bản là cần thiết.

NXB Thời Đại Mới
Ngày 16 tháng 3, 2010

Trích Con Đường Việt Nam Tiếp tục đọc

Tháng Ba 17, 2010 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu | , | 81 bình luận

Tập san Dân Chủ 12/2009

Nhân dịp bước sang năm mới 2010, Ban Biên Tập Tập San Dân chủ kính chúc quý bạn đọc gần xa sức khỏe và hạnh phúc. Trong số đặc biệt cuối năm, Ban Biên Tập xin gởi đến quý vị những bài viết sâu sắc về những diễn biến gần đây đối với những chí hữu của Đảng Dân chủ Việt Nam cùng những tiếng nói ôn hòa khác. Chúng tôi cũng mời quý bạn đọc cùng điểm lại 10 lĩnh vực đáng quan tâm diễn ra ở Việt Nam năm 2009.” Tiếp tục đọc

Tháng Một 6, 2010 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu | , | Bình luận về bài viết này

Em gái Fidel Castro đã từng làm việc cho CIA

Thanh Thủy

Bà Juanita Castro (Ảnh chụp qua Le Figaro)

Bà Juanita Castro (Ảnh chụp qua Le Figaro)

Hôm qua, 26/10/2009, một cuốn hồi ký, phát hành cùng lúc tại Hoa Kỳ, Mêhicô, Colombia và Tây Ban Nha, tiết lộ là em gái của ông Fidel Castro đã từng làm gián điệp cho CIA, cơ quan tình báo Mỹ, từ năm 1961 đến năm 1964.

Tờ Le Figaro đưa tin này trên trang quốc tế và nhận định là cuốn hồi ký của bà Juanita Castro, 76 tuổi, em gái của hai ông Fidel và Raul Castro, chứa đựng những lời thông tin khá bất ngờ.

Mang tên là « Fidel và Raul, hai người anh của tôi. Câu chuyện bí mật », cuốn hồi ký được bà Juanita Castro viết cùng với một nữ phóng viên người Mêhicô. Đồng thời bà trả lời phỏng vấn nhà báo này và một số trích đoạn đã được phát trên một hệ thống đài truyền hình Tây Ban Nha hôm chủ nhật vừa qua.

Năm 1959, khi người anh Fidel lên năm quyền tại Cuba, bà Juanita ủng hộ cuộc cách mạng đã lật đổ nhà độc tài Batista.

Nhưng theo Le Figaro, bà cho biết là quyết định hành quyết những người đối lập và sự kiện Cuba nghiêng sang chủ nghĩa cộng sản đã làm cho bà suy nghĩ lại. Bà giải thích sự thất vọng từng bước của bà trước những bất công mà bà phải chứng kiến.

Rồi một hôm, vợ của đại sứ Brasil tại Cuba đề nghị bà cộng tác với CIA. Thế là bắt đầu một sự hợp tác kéo dài ba năm (từ năm 1961 đến năm 1964). Hoạt động bí mật này được giấu kín trong gần 50 năm và chỉ có sáu người được biết.

Theo nhật báo Tây Ban Nha, El Nuevo Herald, được Le Figaro trích dẫn, bà Juanita chấp nhận làm việc với CIA với điều kiện là không tham gia vào bất cứ một âm mưu nào nhằm thủ tiêu hai ông anh Fidel và Raul hay nhằm đe dọa mạng sống của bất cứ một ai. Tiếp tục đọc

Tháng Mười 27, 2009 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu | | 1 bình luận

NHẠC SĨ TÔ HẢI VÀ "HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN"

Thanh Phương

Chính vì đã từng cam chịu là một công chức văn nghệ sáng tác theo yêu cầu của Đảng, chứ không phải sáng tác từ những rung cảm của trái tim, mà nhạc sĩ Tô Hải đã tự cho mình là một ”thằng hèn”. Cuốn hồi ký mà ông vừa cho xuất bản ở hải ngoại cũng mang cái tên rất đơn giản : Hồi ký của một thằng hèn. RFI phỏng vấn tác giả.

Nụ cười sơn cước là một trong số ít các sáng tác mà nhạc sĩ Tô Hải còn dám nhận mình là tác giả, còn lại những gì mà ông viết ra trong suốt mấy chục năm qua đối với ông, chỉ là ”vứt đi, vứt đi và vứt đi”.

Chính vì đã từng cam chịu là một công chức văn nghệ sáng tác theo yêu cầu của Đảng, chỉ toàn cho ra đời những ”bức tranh cổ động bằng âm thanh”, chứ không phải sáng tác từ những rung cảm của trái tim, mà nhạc sĩ Tô Hải đã tự cho mình là một ”thằng hèn” và cuốn hồi ký mà ông vừa cho xuất bản ở hải ngoại cũng mang cái tên rất đơn giản là ”Hồi ký của một thằng hèn”, một cuốn sách mà ông hy vọng sau này, khi Việt Nam hoàn toàn đổi mới, sẽ được in ra trong nước để làm tài liệu lưu trữ về một ”thời kỳ cay đắng và tủi nhục nhất trong lịch sử Việt Nam”.

Sinh năm 1927, Tô Hải tên thật là Tô Đình Hải và đã gia nhập Vệ quốc đoàn vào mùa thu  năm 1945 khi vừa đậu xong tú tài một ( chương trình Pháp ). Tốt nghiệp các trường Quân chính Nguyễn Huệ và Lục quân Trần Quốc Tuấn, nhưng do có năng khiếu âm nhạc, nên Tô Hải được bố trí làm văn nghệ cho quân đội.

Từ năm 1947, ông đã được biết đến với các ca khúc như Nụ cười sơn cước, hay Trở lại đô thành. Sau năm 1954, ông lao vào học tập âm nhạc để trở thành một compositeur, nhà soạn nhạc, chứ không phải chỉ là một chansonnier, người viết ca khúc.

Tuy được trao nhiều giải thưởng nhưng Tô Hải vẫn là một phần phần tử luôn bị ngờ vực, mà thật sự là bản thân ông từ những năm đầu thập niên 1960 đã cố từ bỏ Đảng, ra khỏi quân đội.

Đến năm 1986, ông xin về hưu non, để khỏi phải bị buộc phải sáng tác theo chỉ thị của Đảng. Tuy năm nay đã quá tuổi 80, nhưng tác giả của bản hợp xướng nổi tiếng Tiếng hát biên thùy cũng cố bám kịp thời đại công nghệ thông tin và nay đã trở thành một trong những blogger  được nhiều người đọc nhất ở Việt Nam.

Từ Sài Gòn, nơi ông hiện đang sống, tuy bệnh tật, di chuyển khó khăn, nhưng nhạc sĩ Tô Hải đã vui lòng trả lời phỏng vấn RFI.

Nguồn: RFI

View this document on Scribd

Tháng Tám 14, 2009 Posted by | Phim, Sách, Tài Liệu | | 10 bình luận