Tiếng Nói Dân Chủ

Phong Trào Dân Chủ Việt Nam

MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH

Nhóm Bách Khoa

Nghe tin luật sư Lê Công Định bị bắt “khẩn cấp” (cứ như đi bắt cướp), chúng tôi dành cả buổi sáng tìm kiếm những bài của ông đã viết (có một số đã được Talawas-blog điểm qua) và những bài của người khác nói về ông.

Theo tôi, đọc các bài này chúng ta hiểu thêm về luật sư Lê Công Định trong khi chờ đợi những kết quả điều tra sẽ được công bố từ phía Nha Nước CHXHCNVN.

Xin hiến bạn đọc kết quả tìm kiếm của chúng tôi:

Luật sư Lê Công Định bào chữa tại phiên tòa ngày 27\11

Dưới đây là phần bào chữa của luật sư Lê Công Định mà những người tham dự đã ghi lại tại phiên tòa ngày 27-11.

‘Nhà nước pháp quyền’ hay ‘Nhà nước pháp trị’?

Tại sao không nên sợ ‘đa nguyên’

Phỏng vấn Luật sư Lê Công Định trước phiên xử “vụ Điếu Cày”

‘Đã đến lúc cần có luật về chống bán phá giá’

Vai Trò Của Các Đại Biểu Quốc Hội Dưới Cái Nhìn Của Luật Sư Lê Công Định

Chuẩn mực văn minh cần tôn trọng – Luật sư Lê Công Định

Thời của luật sư Việt

Ước mơ về một trường đại học luật tư thục

LS Lê Công Định: việc khởi tố 2 nhà báo viết bài về vụ PMU18 là vi phạm pháp luật

Tầm vóc thuyền trưởng, tầm vóc dân tộc

Trả lại hào khí Diên Hồng

Tại sao không nên sợ ‘đa nguyên’

Một thế hệ dấn thân

Họ Đã Phạm Tội Gì?

Phải chăng người ta nhạo báng công lý?

Phỏng vấn luật sư Lê Công Định và Tổng Giám Đốc Công ty Cafatex về vụ kiện bán phá giá do các nhà nuôi trồng tôm Hoa Kỳ đưa ra

Bài học Miến Điện

Phỏng vấn LS Lê Công Định (Sài Gòn) về trường hợp của nhà báo Hoàng Hải, bút danh Điếu Cày

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NỀN LUẬT HỌC VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM TRƯỚC ĐÂY

Học thuyết Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa

Thế giới ảo và hiệu quả của chính phủ

Đất đai dưới áp lực của tiền và quyền tại Việt Nam

ĐƠN KHIẾU NẠI của 3 Luật sư Đặng Trọng Dũng Bùi Quang Nghiêm Lê Công Định

Đã đến lúc nên đặt hàng soạn thảo luật

Luật pháp Việt Nam qua cái nhìn của một Luật sư Việt hành nghề tại Mỹ

Sở hữu Nhà nước về đất đai gây cản trở phát triển kinh tế ở Việt Nam

Bàn về ‘Chính danh’ trong thể chế pháp trị

Để nâng cao tính khả thi của luật pháp và chính sách

Bản án “quá bất công” cho blogger Điếu Cày

BỐN MỤC TIÊU CẦN THỰC HIỆN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG THAM NHŨNG

ĐẠO QUÂN VƯƠNG

Khai dân trí

Đọc sử để nhìn nhận hôm nay

Để nâng cao tính khả thi của luật pháp và chính sách

Đề nghị hủy bỏ Văn bản số 286/TA-HS ngày 8/4/2008 của Tòa án nhân dân tối cao

Thư của LS Lê Công Định Gửi Lê Minh Phiếu

Sơ lược lịch sử phát triển nền Luật học Việt Nam thời Pháp thuộc và miền Nam Việt Nam trước đây

Luật sư Lê Công Định tuyên chiến với các “nhóm lợi ích” của Việt Nam

Luật Sư Lê Công Định Chính Thức Gửi Đơn Đến Tòa Án Tối Cao CSVN Yêu Cầu Giám Đốc Thẩm Các Bản Án Trong Vụ Xử Ls Nguyễn Văn Đài Và Ls. Lê Thị Công Nhân

Luật sư Lê Công Định bào chữa tại phiên tòa ngày 27\11

Phỏng vấn luật sư Lê Công Định và Tổng Giám Đốc Công ty Cafatex về vụ kiện bán phá giá do các nhà nuôi trồng tôm Hoa Kỳ đưa ra.

Vai trò của các đại biểu Quốc Hội dưới cái nhìn của Luật Sư Lê Công Định

Một thế hệ dấn thân (Luật sư Lê Công Định)

LS Lê Công Định: việc khởi tố 2 nhà báo viết bài về vụ PMU18 là vi phạm pháp luật

Luật sư Lê Công Định đã bảo vệ luật sư Đài và Công Nhân trước tòa án như thế nào?

Thôi rồi “Lê Công Định & Ngọc Khánh”, ngưỡng mộ đôi vợ chồng này bấy lâu, giờ thì gay rồi

Luật là luật

Vì sao nhà nước độc tài CSVN lại bắt luật sư Lê Công Định?

Phản đối “thông tin sai” về Lê Công Định

Lan man Lê Công Định

AI CỬ, LUẬT SƯ BẦU ?

Lê Công Định đúng là anh minh thần vũ

Luật sư biện hộ gửi kháng thư và đơn yêu cầu giám đốc thẩm bản án của hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân

Phỏng vấn Luật sư Lê Công Định trước phiên xử “vụ Điếu Cày”

Tại sao không nên sợ ‘đa nguyên’

Luật sư Lê Công Định

TUYÊN BỐ VỀ VẤN ĐỀ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

(Lê Công Định chấp bút)

Với lòng ngưỡng mộ sâu sắc anh Lê Công Định.

“NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN” HAY “NHÀ NƯỚC PHÁP TRỊ”?

VAI TRÒ XÂY DỰNG ÁN LỆ CỦA CỦA TÒA ÁN

(Bản Tin Đoàn Luật Sư TP. Hồ Chí Minh, Số 8, ngày 26/7/2003

Não trạng thích can thiệp

Tháng Sáu 26, 2009 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên | | Bình luận về bài viết này

TỔ QUỐC ĐÃ LÂM NGUY CHƯA?

Phạm Trần

Kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới từ 17/2 đến ngày 3/5/1979 giữa Trung Hoa và Việt Nam, chưa bao giờ đảng Cộng sản Việt Nam  đẩy chủ quyền Tổ quốc đến gần tay Bắc Kinh bằng thời gian còn lại của nửa năm 2009.

Thứ nhất, những điều mập mờ trong việc giao cho Tầu giúp khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, sau khi Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng tự ý ký thỏa hiệp với Bắc Kinh năm 2001 và việc nhà nước đổ thêm dầu vào lửa với  những lời giải thích quanh co trong kỳ họp V của Quốc hội, kết thúc ngày 20/6 (2009), đã gây hoang mang cho những ai còn nặng lòng với đất nước.

Sự giải thích của nhà nước diễn ra trong hòan cảnh  không do thiện chí mà chỉ được thực hiện sau khi có đòi hỏi của một số Đại biều Quốc hội, hợp cùng yêu cầu của ngót 2 ngàn trí thức, chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngòai nước và  ý kiến của người dân đòi  chính phủ phải đưa dự án khai thác Bauxite ra thảo luận tại Quốc hội.

Sự gượng ép này được thể hiện trong Báo cáo gửi Quốc hội ngày 22/5 của  Bộ Công thương, nhưng  lời giải trình lại không giúp giải tỏa được những thắc mắc cơ bản và cần thiết của dư luận như tại sao phải  khai thác Bauxite khi Việt Nam chưa nghiên cứu kỹ và chưa có khả năng về tài chính và kỹ thuật ?

Nhà nước lý luận rằng :“ Việc triển khai các dự án thăm dò, khai thác bô-xít, chế biến alumin tại Tây Nguyên là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên trước mắt và lâu dài là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ Đại hội IX cho đến Đại hội X.

Nhưng trong số  các văn kiện của 2 hai  Đại hội đảng IX và X không có văn  kiện nào nói  riêng về  khai thác Bauxite mà chỉ nói chung trong kế họach kinh tế. Cả hai kỳ Đại hội cũng không có thảo luận, không biểu quyết  về Bauxite thì  làm sao nói là “nhất qúan” được ?

Theo Báo cáo của Bộ Công thương với Quốc hội  thì : “ Nguồn tài nguyên bô-xít của Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên với trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 5,4 tỷ tấn, trong đó Đăk Nông khoảng 3,4 tỷ tấn (chiếm 63% tổng trữ lượng), Lâm Đồng khoảng 975 triệu tấn (chiếm 18%),  Gia Lai – Kon Tum khoảng 806 triệu tấn (chiếm 15%) và Bình Phước khoảng 217 triệu tấn (chiếm 4%). Mặc dù Tây Nguyên là địa bàn kinh tế – xã hội còn khó khăn, cơ sở hạ tầng và trình độ dân trí còn hạn chế, nhưng lại là khu vực có lợi thế về nguồn tài nguyên bô-xít chiếm 98,2% tổng trữ lượng và tài nguyên bô-xít.

Tuy nhiên Báo cáo không trả lời được 3 vấn đề cơ bản: 1) Bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. 2) Có khả năng đem lại việc làm cho người dân địa phương và bảo đảm mức tăng trưởng kinh tế cho tòan vùng. 3) Bảo đảm được an ninh và quốc phòng.

Vì vậy các lời giải thích của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng và hai Bộ trưởng Công thương và Tài Nguyên và Môi trường không làm thỏa mãn những người chất vấn.

Trong số chưa tới 10 trên tổng số 493  Đại biểu Quốc hội lên tiếng nói về Dự án Bauxite, họ đã làm như thế không phải theo chương trình định sẵn của Ban Thường vụ Quốc hội mà đã tự ý tách rào để phát biểu nhân khi thảo luận về tình hình kinh tế.

Số  Đại biểu còn lại chỉ biết ngồi nhìn và nghe các Đại biều Nguyễn Đăng Trừng (Sài Gòn), Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn), Dương Trung Quốc (Đồng Nai), Nguyễn Lân Dũng (Đắc Lắk) Nguyễn Văn Ba (Khánh Hòa), Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh), Nguyễn Thị Mai (Ninh Thuận)  v.v… chất vấn.

Đôi khi  cũng có vài người “truy kích” các Bộ trưởng nhưng cuối cùng  không ai nói mình đã thỏa mãn với các lời giải thích của Chính phủ về việc khai thác Bauxite.

Điểm gây nóng nhất trong cuộc chất vấn tại Quốc hội là khi Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hòang bảo vệ quan điểm của Chính phủ cho rằng các dự án Bauxite như Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) là những dự án “độc lập”, chưa hội đủ 20 tỷ đồng vốn cho mỗi dự án nên không phải trình ra Quốc hội.

Các  Đại biều Quốc hội lên tiếng về Bauxite không hài lòng. Họ cho rằng tất cả các dự án từ phá rừng, ủi đất đến xây dựng nhà máy, vận chuyển, đào hồ chứa chất bùn đỏ, xây bến cảng ở Bình Thuận xử dụng cho việc xuất cảng Bauxite v.v… đều có liện hệ mật thiết với nhau lên tớí hàng ngàn tỷ đồng chưa ai biết chắc là bao nhiêu. Tiêu biểu như ông Nguyễn Đăng Trừng đã nói thẳng trong phiên chất vấn ngày 11/6 (2009) : “Về bản chất là gắn với nhau và chỉ độc lập khi Bộ tách nhỏ ra để không phải trình Quốc Hội “.

Cuối cùng, sau 2 ngày rưỡi chất vấn các Bộ trưởng và Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, nhưng hầu hết các câu hỏi không liên quan đến Bauxite, Quốc hội kết thúc kỳ họp V vào ngày 20-6 (2009).

Không có bất cứ một văn kiện nào, dù chỉ một Nghị quyết ngắn, nói về sự quan tâm của Quốc hội đối với vấn đề Bauxite vẫn còn được dư luận trong và ngoài nước chú ý dù Quốc hội đã họp xong !

NGUYỄN PHÚ TRỌNG-TÒA ÁN HÀ NỘI

Thế mà, Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội vẫn có thể nói vô trách nhiệm rằng: “Ý kiến chung là nhất trí về chủ trương và đồng tình với Kết luận của Bộ Chính trị”

Trọng nói trong phiên họp ngày 13-6 (2009) : “ Nhân dịp này, tôi xin có một số ý kiến về vấn đề bô-xít Tây Nguyên. Chúng ta đều biết đây là vấn đề quan trọng, nhạy cảm, được các vị đại biểu QH, cử tri và dư luận xã hội rất quan tâm. Trong Báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội, Chính phủ đã có một đoạn nói về vấn đề này. Trước kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị và Chính phủ đáp ứng khá nhanh việc chuẩn bị và gửi báo cáo chuyên đề đến các vị đại biểu Quốc hội. Tại các phiên thảo luận về kinh tế-xã hội và chất vấn, có một số đại biểu Quốc hội đề cập vấn đề này. Ý kiến chung là nhất trí về chủ trương và đồng tình với Kết luận của Bộ Chính trị. Một số ý kiến góp thêm về các vấn đề như: Tính toán kỹ hiệu quả kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm quốc phòng-an ninh; việc lựa chọn sản phẩm, lựa chọn công nghệ, lựa chọn nhà thầu; vị trí đặt nhà máy, xây dựng cơ sở hạ tầng; việc đào tạo, sử dụng nhân lực, quản lý lao động trong nước và người nước ngoài; tính toán kỹ lộ trình, bước đi, cách làm, sao cho chặt chẽ, khả thi, hiệu quả, đề phòng mọi rủi ro bất trắc… Tôi cho đó là những ý kiến xây dựng, trách nhiệm, chân thành; chí ít cũng là những ý kiến phản biện, lưu ý,  nhắc nhở, cảnh báo.”

Trọng nói tiếp : “Ðề nghị Chính phủ trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch theo tinh thần Kết luận của Bộ Chính trị, cần lưu tâm đến những vấn đề đó; đồng thời tiếp tục lắng nghe, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, kịp thời điều chỉnh những gì chưa hợp lý hoặc xử lý vấn đề mới nảy sinh để thực hiện một cách tốt nhất chủ trương chiến lược quan trọng này. Quốc hội sẽ thực hiện chức năng giám sát và phối hợp chặt chẽ với Chính phủ. Một việc rất quan trọng là Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần chủ động làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân; cảnh giác trước âm mưu của các thế lực xấu, thù địch lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế. Chúng ta không cường điệu, nhưng cũng không chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác.”

Lời nói của Trọng chỉ có thể đánh lừa được những người không biết đọc và tai điếc.  Làm gì có thảo luận về Bauxite tại kỳ họp V vừa rồi. Chỉ có chừng 10 Đại biểu phát biểu về nỗi băn khoăn, bức xúc của họ về chuyện khai thác Bauxite.

Cả Quốc hội có 493 Đại biểu mà chì có bằng ấy người lên tiếng “ngoài lề” vì Quốc hội không có mục nào để thảo luận riêng về Dự án khai thác Bauxite và Quốc hội không biểu quyết thì làm sao má có “ý kiến chung là nhất trí về chủ trương và đồng tình với Kết luận của Bộ Chính trị” ?

Số người có “ý kiến chung” này ở đâu chui ra ?

Còn việc Trọng kêu gọi các cơ quan hữu  quan cần làm tốt công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong nhân dân trong vấn đề khai thác Bauxite thì Trọng có dám nhân danh Quốc hội mở cuộc trưng cầu ý kiến nhân dân có Quốc tế giám sát không ?

Nhưng khi Trọng lên tiếng yêu cầu mọi người hãy  “cảnh giác trước âm mưu của các thế lực xấu, thù địch lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết nội bộ”, thì Trọng có ý nói đến lập trường chống khai thác Bauxite của tướng Võ Nguyên Giáp, của Nhà giáo Nhân dân, Cụ Nguyễn Văn Chiển. của Thiếu tướng Công an, Phó Giáo  sư, Tiến sỹ  Lê Văn Cương;  của Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Nguyễn Trọng Vĩnh và của ngót 2000 nhà trí thức, chuyên viên và khoa học gia trong và ngoài nước đang chống nhà nước khai thác Bauxite ?

Và khi  sợ các cuộc chống đối sẽ “ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế” thì có phải Trọng sợ động đến lỗ chân lông của đám lãnh đạo đảng và nhà nước Tầu Bắc Kinh không ?

Nhưng không riêng gì Trọng đã hồ hởi nói đến “ý kiến chung là nhất trí” mà ngay cả cái Tòa án Nhân dân Hà Nội cũng “tát nước theo mưa” để ăn ốc nói mò khi đưa ra quyết định ngày 19-6 (2009) trả lại đơn kiện Thủ tướng trong vụ khai thác Bauxite của luật sự Cù Huy Hà Vũ.

Một đọan trong Quyết định Số: 978/QĐ-GQKN-HC của Tòa án này viết : « Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến bauxit là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước được khẳng định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm xây dựng ngành công nghiệp bauxit, alumin, nhôm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên trước mắt và lâu dài. Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg được ban hành để triển khai thực hiện chủ trương đúng đắn nói trên, đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa xã hội, hợp tác đầu tư với nước ngoài và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Nguyên.

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã xem xét, thảo luận, bày tỏ sự đồng thuận cao về sự cần thiết của Quy hoạch này.”

Không biết ai đã mớm lời cho cái Tòa án này mà ăn nói vụng dại đến thế ? Ai ở Quốc hội đã xem xét và thảo luận để “bày tỏ sự đồng thuận cao” về việc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên ?

Ông bà Việt Nam ta nói không sai : Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe. Cái tòa án Nhân dân Hà Nội này ở cách Quốc hội bao nhiêu cây số mà không biết các Đại biểu đã bàn luận những gì trong kỳ họp V vừa rồi thì làm sao mà cầm cân nẩy mực được ?

BIỂN ĐÔNG-HÀNG TẦU

Thứ  nhì, là vấn đề ngư dân Việt nam bị các tầu đánh cá ngụy  trang của Tầu đánh đuổi trên vùng biển Đông từ nhiều năm qua đã không được thảo luận tại kỳ họp V của Quốc hội.

Chỉ có một Đại biều duy nhất là  ông  Dương Trung  Quốc (tỉnh Đồng Nai) lên tiếng về vấn đề này.

Ông nói : “ Những động thái đang diễn ra trên biển Đông, trong đó có những việc mà Chính Phủ đã phải làm như những tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao, như việc trình lên Liên Hiệp Quốc đăng ký về vùng biển chủ quyền của Việt Nam, vậy mà chúng ta thấy những báo cáo của  Chính Phủ chưa tương xứng với độ nóng của tình hình thực tiễn.

Sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ có vai trò ngoại giao của Chính Phủ, có sức mạnh của lực lượng quốc phòng, và quan trọng hơn hết là lòng yêu nước và tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc Quyết sinh” của người dân. Do vậy, Quốc Hội cần được Chính Phủ cung cấp đầy đủ thông tin để thực hiện sự giám sát cũng như tạo sự đồng thuận của nhân dân trên những lĩnh vực sống còn này.”

Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng trả  lời  lung tung: “ Việt Nam cơ bản đã giải quyết xong đường biên giới trên bộ ở phía Bắc và phía Tây. Việc giải quyết tốt vấn đề biên giới trên bộ theo đúng đường lối độc lập tự chủ và theo đúng pháp luật Việt Nam và quốc tế. Riêng về ranh giới trên biển thì Việt Nam đã bàn xong khu vực Vịnh Bắc Bộ, vùng còn lại vẫn còn đang tiếp tục hợp tác, đấu tranh trên cơ sở bảo vệ, giữ vững chủ quyền Việt Nam. Chính phủ cũng đã gửi báo cáo lên Liên Hiệp Quốc, công khai minh bạch với thế giới về pháp luật biển. “ (Báo  Tuổi Trẻ, 13/06/2009)

Rõ ràng là Hùng đã cố tìnhg tránh né không dám  nói đến các vụ Tầu đánh cá của ngư dân  Việt bị Tầu uy hiếp, đánh chìm làm thiệt hại nhân mạng và tài sản trên biển Đông, nhưng không phải mới từ  giữa tháng 5/2009 mà từ nhiều năm qua.

Hiện nay Tầu Bắc Kinh đang cho nhiều Tầu ngụy trang đánh cá và thăm dò đáy biển ra kiểm soát vùng được gọi là “đặc quyền kinh tế” chiếm 75% diện tích biển Đông, bao gồm  cà hai Quần đảo Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Hàng trăm thuyền đánh cá của  Việt Nam đã phải kéo vào bờ nằm bến gây thiệt hại kinh tế cho nhiều ngàn gia đình giữa mùa đánh cá mà nhà nước CSVN không dám có hành động chống lại  Tầu, ngoại trừ những phản ứng bằng nước bọt của Lê Dũng, người phát  ngôn  Bộ Ngoại giao.

Thứ ba, vấn đề công nhân Tầu tràn ngập vào Việt Nam như đi vào  chốn không có chủ  và hàng lậu Tầu xâm lăng  thị trường Việt Nam như chốn không nhà mà nhà nước cũng chỉ biết chống đỡ cho có lệ.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhìn nhận không nắm chắc số lao động người nước ngòai đang có mặt tại Việt Nam. Con số Bà báo cáo với Quốc hội là khỏang 53 ngàn,  nhưng báo chí Việt Nam  nói trên 75 ngàn người, phần đông là lao động phổ thông người Tầu, không phải là chuyên viên mà Việt Nam  không cung cấp được.

Bà Ngân nói Bộ của Bà chỉ kiểm soát được khỏang 50% lao động nước ngòai và Bà cũng đỗ lỗi cho các Bộ Công an đã không kiểm soát chặt chẽ và các Doanh nghiệp dùng người không khai báo nên không kiểm soát được.

Về phần hàng hoá Tầu, nhất là  hàng may mặc và thực phẩm thì  chỗ nào ở Việt Nam cũng bầy bán, từ miền  núi xuống  đồng bằng, không hang cùng ngõ hẻm nào không có hàng Tầu.  Ngoài hàng có nhiều mặt, tốt hơn và giá bán lại rẻ hơn hàng nội, kể cả vô số hàng gỉa có chứa chất độc gây hại cho môi trường và sức khỏe, nên hàng nội đã chịu thua.

Phía nhà nước Việt Nam đã hòan tòan bất lực trong việc kiểm soát, trong khi  một số doanh nghiệp Việt Nam, vì ham lợi, đã cam tâm bán cả “danh hiệu” và “mẫu mã” của mình cho các nhà sản xuất Trung Hoa dán lên hàng  của họ sau khi đã đem lậu vào Việt Nam để phá họai kinh tế .

Ấy thế mà nhà nước Việt Nam, từ Nông Đức Mạnh xuống vẫn nhắm mắt, bắt tay cười hề để  cùng nhau hợp ca  bài :  “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và  “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”

Như  thế  thì Tổ quốc đã lâm nguy chưa, hay phải đợi đến ngày những công nhân Tầu đang có mặt tại Việt Nam cầm súng dí vào lưng thì những người Lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN mới há hốc miệng ra ? -/-

Tháng Sáu 26, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | 2 bình luận

NHẬN TỘI MÀ KHÔNG PHẠM TỘI

Diệu Khang

Phạm tội thường được hiểu là có hành vi vi phạm pháp luật.  Vậy vi phạm pháp luật là bằng chứng cần thiết để bị xem là có tội.  Tôi tin rằng tác giả Minh Thúy của bài báo đăng trên Hà Nội Mới hôm 19/6/2009 cũng đồng ý điểm này khi ghi nhận 4 tội mà luật sư Lê Công Định “đã nhận”.  Xin trích lời của tác giả về 4 tội ấy:

1. Tham gia khóa huấn luyện bất bạo động (thực chất là hoạt động biểu tình, lật đổ chế độ) do tổ chức Việt Tân tổ chức từ ngày 1 đến 3-3-2009 tại Pattaya (Thái Lan) […]

Luật pháp Việt Nam không có điều nào cấm tham gia một “khóa huấn luyện bất bạo động”.  Việc làm này không thể gọi là vi phạm pháp luật.  Ở đây không bàn sự kiện này có thật hay không, mặc dù Việt Tân đã tuyên bố họ không hề có khóa huấn luyện hay quan hệ nào với luật sư Lê Công Định như Công an đã cáo buộc.

Bất bạo động là sự hoạt động trong xã hội ôn hòa, không sử dụng bạo lực.  Bất bạo động là cách hành động hợp pháp, một triết lý văn minh.  Trong lịch sử cận đại, nhiều người biết đến Mohatma Ghandi như một người tiên phong trong phong trào đấu tranh bất bạo động trãi dài nhiều thập kỹ, giúp Ấn Độ giành độc lập từ Anh năm 1947.  Sau Ghandi, Martin Luther King áp dụng chiến lược bất bạo động để cuối cùng giành được quyền bình đẳng cho người Mỹ da đen.  Thập niên 1960 chứng kiến phong trào bất bạo động của Cesar Chavez ở California, Hoa Kỳ, để công nhân làm việc trên các nông trại được đối xử tốt hơn.

Chẳng lẽ tranh đấu trong ôn hòa, đòi quyền bình đẳng giữa người với người, và đòi hỏi một môi trường làm việc tốt hơn là có tội?  Xem ra, mục đích tranh đấu vì xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà đảng Cộng Sản và nhà nước hô hào và quy định trong hiến pháp chỉ là để mị dân.

2. Theo sự giới thiệu của Nguyễn Tiến Trung, Định đã nhận tham gia tổ chức đảng Dân chủ Việt Nam do Nguyễn Sỹ Bình, ”chủ tịch” đảng Nhân dân hành động đứng đầu […]

Luật pháp Việt Nam không cấm công dân hoạt động chính trị hoặc tham gia các tổ chức chính trị.

Tham gia đảng Dân Chủ không vi phạm pháp luật.  Nguyễn Tiến Trung đang thi hành nghĩa vụ quân sự của một công dân Việt Nam với tư cách là đảng viên đảng Dân Chủ.  Điều này đã rõ ràng.  Trường hợp của luật sư Lê Công Định không khác.

3. Ngày 26-3-2009, Định sang Phu-kẹt (Thái Lan) gặp Nguyễn Sỹ Bình và Trần Huỳnh Duy Thức để bàn về tình hình kinh tế – chính trị Việt Nam; bàn chủ trương thành lập thêm hai đảng mang tên là đảng Lao động Việt Nam và đảng Xã hội Việt Nam để thu hút thêm lực lượng tham gia. […]

Đọc đi đọc lại mãi cái “tội” thứ 3 này mà tôi không hiểu việc làm nào vi phạm pháp luật.

Luật pháp không cấm công dân ra nước ngoài.  Vậy việc luật sư Định sang Thái Lan không phải là tội.

Luật pháp không cấm công dân bàn về tình hình kinh tế, chính trị.  Vậy chuyện luật sư Lê Công Định gặp ai, bàn về cái gì chẳng hề phạm tội.

Luật pháp không cấm công dân lập đảng phái.  Vậy chuyện luật sư Lê Công Định có thành lập thêm mấy đảng đi chăng nữa cũng không phạm tội gì.

4. Cũng tại Phu-kẹt, Bình và Định đã bàn về việc viết chung cuốn sách ”Con đường Việt Nam” để ”tìm giải pháp cải cách tình hình xã hội, kinh tế và pháp luật cho Việt Nam”. Ngoài ra, Bình và Định cũng nhận định ”thời cơ của sự thay đổi tại Việt Nam” sẽ diễn ra vào cuối năm 2010, xuất phát từ tình hình kinh tế – xã hội khủng hoảng.

Cái “tội” thứ 4 này lại càng khó hiểu.  Pháp luật đã không cấm “bàn” mà cũng không cấm “viết”, vậy thì luật sư Định phạm tội gì?  Điều 11 Hiến Pháp 1992 bảo đảm công dân có quyền tham gia công việc của Nhà nước và xã hội.  Việc luật sư Định tìm giải pháp cải cách xã hội, kinh tế và pháp luật không những là quyền của luật sư Định mà còn là một việc làm nên được khuyến khích để mọi công dân đều có thể tham gia.

Ngoài ra, việc luật sư Định có nhận định gì về Việt Nam là quyền của anh ấy.  Luật pháp nào cấm chuyện đó?

Té ra, 4 tội mà luật sư Định nhận không phải là tội!  Trong vòng chưa đầy một tuần, trước khi bị truy tố mà luật sư Định đã làm bản tường trình “nhận tội”.  Điều này không bình thường.

Các tướng Công an đã cấp bách tường trình cho báo chí về sự vụ của luật sư Định trong khi anh vẫn còn đang trong vòng điều tra.  Nhà nước Việt Nam vội vã cho loan truyền âm thanh, hình ảnh, chữ viết của luật sư Lê Công Định “nhận tội” lên các phương tiện truyền thông.  Hai việc làm này cho thấy hành vi vi phạm pháp luật của phía nhà nước Việt Nam một cách trắng trợn.

Cũng nên nhắc lại một sự kiện của năm ngoái.  Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc đã bị khởi tố theo điều 281 Bộ luật Hình sự, về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.  Ông Quắc bị cáo buộc là người cung cấp thông tin cho các tờ báo nhiều chi tiết liên quan đến vụ PMU18.

Tháng Sáu 26, 2009 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên | | Bình luận về bài viết này

ĐẤU ĐÁ NỘI BỘ – ANH BA VÀ ANH TƯ

Blogger Change We Need

Ba Dũng tức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tư Sang tức Thường Trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cùng tuổi nhau (tuổi Sửu 1949); cùng là dân miền Nam; cùng vào Bộ Chính trị (BCT) một năm; cùng kề vai sát cánh trong “cuộc chiến” Đại hội X (đầu năm 2006) để nâng cánh miền Nam lên thành thế lực mạnh nhất trong Đảng. Nhưng bây giờ thì cùng tương nhau tan tác, sứt đầu mẻ trán.

Sự việc bắt đầu có từ sau Đại hội X, anh 3 lên như diều, uy tín tràn trề, thao túng tất cả mọi lực lượng từ kinh tế đến an ninh. Hình ảnh anh 3 lúc đó thật là sáng ngời, ai cũng bảo rằng anh 3 sẽ trở thành một ngôi sao sáng đưa đất nước lên một tầm cao mới, trong nước ngoài nước ca hết lời, lên tận mây xanh làm anh 3 cũng tưởng mình thế thật. Cho nên anh 3 muốn vươn tay qua kiểm soát quân đội luôn.

Trong khi đó anh 4 rất ấm ức, nghĩ rằng mình đã hỗ trợ hết mình cho bạn 3, nhưng giờ bạn 3 không biết người biết ta, muốn lấn lướt cả mình. Từ đó anh 4 bắt đầu thể hiện thế lực của mình. Dựa vào sự “khiêm tốn” của anh cả Nông Đức Mạnh và kích vào tự ái đang bị lấn lướt của một Tổng Bí thư, anh 4 khéo léo dùng danh nghĩa TBT để hành sự, mà Thường trực Ban Bí thư thì cũng thay mặt TBT để giải quyết nhiều việc của Ban Bí thư được quá đi chứ. Nhưng anh 4 “quán xuyến” gần hết mọi việc, đến mức nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An chào anh 4 là “chào Phó Tổng Bí thư”.

Còn TBT thì có vẻ lại rất khoái chí với chuyện này, vì không cần phải làm việc gì nhiều, có người khác làm gần hết, mà trong tình hình khó khăn này thì đỡ quá rồi còn gì, lại còn được chứng kiến 2 trâu đấu nhau nữa chứ. Từ đó hình thành 2 phe: bên Đảng (anh 4) và bên Chính phủ (anh 3) đấu nhau quyết liệt. Kể nghe vài chuyện.

Thứ nhất là vụ nhà máy thép Posco ở vịnh Vân Phong. Dự án này đầu tiên là anh 3 ký đồng ý chủ trương dù rằng trước đó anh 3 cũng đồng ý một chủ trương khác. Báo chí lên tiếng về khả năng ô nhiễm môi trường. Anh 4 lấy cớ này phản công, yêu cầu phải xem xét cẩn thận. Không hiểu vô tình hay cố ý mà ngay sau đó vài tuần, vào giữa tháng 5 vừa rồi, bên Hàn Quốc bất ngờ mời anh 4 đi thăm nước họ. Thì ra qua đó Posco tiếp đón anh 4 nhưng một ông hoàng, đưa anh 4 đi bằng máy bay trực thăng để trực tiếp xem sự qui mô và không ô nhiễm của Posco trong việc sản xuất thép. Về nước, anh 4 tỏ thái độ muốn nghiên cứu kỹ đề án Posco Vân Phong, thì đùng một cái anh 3 thay đổi. Giờ thì ai cũng biết đề án này đã bị anh 3 ký loại vì … không đảm bảo môi trường.

Trước đó vài tháng có vụ cũng liên quan đến Hàn Quốc đầu tư phát triển sông Hồng giống như sông Hàn của anh 3 ủng hộ thì lại bị anh 4 phản đối quyết liệt, đưa ra BCT quyết định làm anh 3 thua và rất cay cú.

Nhưng cái đau nhất của anh 3 là hiện nay quyền điều hành kinh tế đã không còn được “tự tung tự tác” như trước thời kỳ lạm phát phi mã nữa. Cuối tháng 3/2008 lạm phát tăng vọt, anh 3 hoảng hốt ra 8 nhóm giải pháp và thư cho đồng bào cả nước, vài ngày ngay sau đó anh 4 đưa ra BCT thông qua một kết luận về tình hình lạm phát trong đó có ý chỉ trích sự yếu kém của anh 3 và có một số điểm không đồng nhất với 8 nhóm giải pháp. Đến hội nghị Trung ương 7 (giữa tháng 7) thì ra nghị quyết giao chọ BCT chỉ đạo về kinh tế, có nghĩa rằng quyền hạn vốn có của anh 3 về việc này bị hạn chế. BCT thì giao cho anh 4 theo dõi và báo cáo đề xuất cho BCT. Rồi đến đầu tháng 10 (tức là chưa đầy 2,5 tháng sau) Trung ương lại họp để bàn đặc biệt về kinh tế. Kết quả là anh 3 bị yếu thế. Trong lúc đó thì anh 4 xuất hiện tại các bộ Tài chính và bộ Kế hoạch Đầu tư để chỉ đạo một cách “danh chính ngôn thuận” thay mặt cho BCT.

Tình hình khó khăn cấp bách thế này, người đã không giỏi mà còn đấu nhau như thế này thì kết quả làm chi mà tốt được.

Tin mới nhất là BCT sẽ họp khẩn vào cuối tuần này để bàn về việc Nhật cắt viện trợ. Vấn đề này thực ra đã được đề cập đến một lần trước đây, vào tháng 6 vừa rồi. Lúc ấy anh 3 vừa đi Mỹ về và tràn trề hy vọng có 20 tỷ USD trợ giúp mà Mỹ đã hứa. Không biết có phải ngẫu nhiên không, đúng ngày anh 3 lên đường đi Mỹ thì trên blog Trần Đông Chấn cho công bố bài “Khủng hoảng và thời cơ” của Dương Hữu Canh (nghe nói là 1 bút danh khác của Trần Đông Chấn) trong đó khẳng định Mỹ sẽ gài bẫy Việt Nam bằng kinh tế để đạt được mục tiêu chính trị. Vì cái blog này đã rất nổi tiếng trước đó vài tháng nhờ bài “Việt Nam đồng đang ở đâu” (Thủ tướng và nhiều người khác trong BCT đã đọc), nên cái vụ kinh tế bẫy chính trị này lập tức đến tai các vị. Nhưng sau khi anh 3 ở Mỹ trở về, đầu tư nước ngoài FDI đăng ký tăng vọt, những lời khen của nước ngoài, những lời trấn an của các chuyên gia danh giá làm BCT yên tâm rằng cái vụ kinh tế bẫy chính trị này là trí tưởng tượng phong phú thôi. Giờ thì mọi người biết rồi, 20 tỷ USD Bush hứa chẳng thấy đâu trong khi AmCham thì ra 1 bài với lời lẽ đầy răn đe. Nhưng hôm nay mới thật là choáng khi nghe tin Nhật dừng tất cả các khoản ODA mới lẫn đang thực hiện thì mới biết rằng hết thuốc chữa rồi. Để rồi xem, sắp tới là Hàn Quốc rồi Đài Loan … sẽ ra chiêu độc.

Thực sự thấy tồi tệ quá, biết là có thời cơ để thay đổi mà chưa thấy ánh sáng đâu.

À, nếu Dương Hữu Canh cũng là Trần Đông Chấn thì kinh đấy nhé!

Tháng Sáu 26, 2009 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | Bình luận về bài viết này