Tiếng Nói Dân Chủ

Phong Trào Dân Chủ Việt Nam

MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC

Tư tưởng lớn: phục vụ không chỉ riêng nước Mỹ mà toàn nhân loại. Một đặc điểm của các trường ĐH lớn ở Mỹ là có đội ngũ cựu sinh viên rất hùng mạnh, tự hào về ĐH của mình, và quyên góp từ thiện cho ĐH rất nhiều. Đi đâu cũng thấy đề là chỗ này hay chỗ kia do cựu sinh viên khoá nào quyên góp.Theo blog Nguyễn Tiến Dũng

Hôm thứ bảy 29/11/2014 vừa qua ở Paris có diễn ra một “Table Ronde” (thảo luận bàn tròn) về vấn đề tự chủ đại học do AVSE (Hội chuyên gia người Việt tại Pháp) tổ chức, và tôi có được mời vào panel. Vì thời gian hạn chế và có nhiều người muốn nói nên hôm đó chỉ nói được ít, và nói bằng tiếng Pháp vì nhiều người đến dự là người Pháp. Tôi viết nhanh lại đây một vài suy nghĩ và hiểu biết của mình về vấn đề này cho những ai quan tâm. (Các quan điểm trong bài này là của cá nhân, không đại diện cho tổ chức nào). Tiếp tục đọc

Tháng Mười Hai 3, 2014 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên, Văn Hóa-Giáo Dục | Bình luận về bài viết này

ĐẠI HỌC PHI LỢI NHUẬN KHÔNG PHẢI LÀ THIÊN ĐƯỜNG TRÚ ẨN CỦA KẺ BẤT TÀI

Norman Osborn là một nhà khoa học và là chủ tịch công ty Oscorp trong bộ phim Người Nhện 1 (Spiderman 1) lần đầu được công chiếu năm 2002. Trong phim, ông Osborn thực hiện một dự án nghiên cứu tối mật do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ. Nghiên cứu của ông mất quá nhiều thời gian, tiêu tốn quá nhiều tiền, và thử nghiệm bất thành. Vì thế ông bị Bộ Quốc phòng Mỹ cắt tài trợ. Vì muốn cứu dự án của mình, và để chứng minh với Bộ Quốc phòng nhằm lấy lại tài trợ, ông đã thực hiện thí nghiệm ngay trên cơ thể mình với một hóa chất có tác dụng tăng cường năng lực chiến đấu của binh sĩ. Tiếc là hóa chất này chưa thực sự ổn định. Kết quả là hóa chất này biến ông thành một siêu nhân nhưng đồng thời làm ông phát điên, và vì thế trở thành một ác ma với cái tên Green Goblin.

Tiếp tục đọc

Tháng Mười 1, 2014 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên, Văn Hóa-Giáo Dục | , , | Bình luận về bài viết này

MỘT NỀN GIÁO DỤC PHẢN TIẾN BỘ

Theo blog Ông Giáo Làng

Hơn nửa thế kỷ qua, về đủ mọi mặt, các nước trên thế giới đã có những bước nhảy vọt ngoạn mục, nhiều nước trong khu vực đã trở thành những con rồng con hổ, ngay những nước lân bang như Thái Lan, Malaysia,  cũng đã bỏ xa chúng ta về sự tiến bộ, thậm chí gần đây còn  phát hiện ra có lĩnh vực ta đã kém hơn hai nước Lào và Căm pu chia mà trước đây chúng ta cứ kẻ cả coi là các nước đàn em cần giang tay bao bọc.

Nhìn chung, chúng ta vẫn là một nước trong tình trạng chậm phát triển, cả cái điện thoại di động với bao nhiêu chi tiết mà chỉ có khả năng làm được cái bao bì bằng các tông, đến cái ốc, cái vít cũng chưa biết khi nào mới chế tạo được. Nhưng dù  chỉ với tốc độ rùa bò hay ốc sên, cuộc sống ở ta cũng có những tiến bộ dù nhỏ. Vào mùa gặt, người nông dân vẫn cắt lúa bằng liềm, bằng hái nhưng đã không còn phải dùng cái cối đá thủng để đập lúa, các nơi hầu hết đều có máy tuốt lúa. Tiếp tục đọc

Tháng Chín 30, 2014 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên, Văn Hóa-Giáo Dục | , | 1 bình luận

TS NGUYỄN QUAN A: TRÍ THỨC THỰC SỰ KHÔNG BAO GIỜ LÀM NÔ LỆ

e1b3089a34d0d6cd8fde440f691075bb

Theo Phía Trước

Phía Trước: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đại diện của Diễn đàn Xã hội Dân sự, là một trong những trí thức đi đầu cho phong trào dân chủ trong nước hiện nay. Ông không phải chỉ là một trí thức bàn giấy, ông là một trí thức dấn thân. Phía Trước đã có buổi phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A về chủ đề: “Vai trò của trí thức – văn nghệ sĩ với xã hội”

Phía Trước: Trong những năm gần đây, tiếng nói của các trí thức trong tiến trình đổi mới đất nước trở nên rất mạnh mẽ. Bản thân ông cũng là một trí thức cấp tiến trong công cuộc ấy, mong ông có thể giúp cho các độc giả của Phía Trước biết được những gì các trí thức cấp tiến đã làm trong thời gian vừa qua để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam? Tiếp tục đọc

Tháng Chín 24, 2014 Posted by | Chính Trị-Xã Hội, Thanh Niên-Sinh Viên | , | 1 bình luận

NỀN GIÁO DỤC – KHOA HỌC CHẠY THEO NGÔI SAO

Tôi có cảm giác như VN là một đất nước đang chạy đuổi theo những ngôi sao. Khi chuỗi quán cà phê Bene của Hàn Quốc khai trương, chúng ta thấy lũ lượt thanh thiếu niên xếp hàng chầu chực chỉ để gặp mặt hay xin chữ kí của một ngôi sao nhạc Hàn Quốc! Trước đó, có tập đoàn trả hàng trăm ngàn USD để mời sao từ nước ngoài về lên lớp cho công chúng. Các ngôi sao trong nước cũng được báo chí liên tục nhắc đến với sự thích thú và kính nể qua những trưng diện xa hoa và những phát ngôn ngông của họ. Nhìn từ xa và nhòn chung, có vẻ cả nước có khi lên đồng vì những ngôi sao.

Nhìn lại nền giáo dục và khoa học Việt Nam, tôi thấy hình như cả nước đang chạy theo những ngôi sao. Giáo dục trung học thì chạy theo những huy chương Olympic quốc tế. Giáo dục đại học thì mơ mộng đến có tên trong các bảng xếp hạng đại học “Top 200”.

Tiếp tục đọc

Tháng Tám 26, 2014 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên, Văn Hóa-Giáo Dục | | Bình luận về bài viết này

ĐẠI HỌC CHẤT LƯỢNG THẤP VÀ ‘LÒ MỔ TÚ TÀI’: ĐỐT ĐUỐT ĐI TÌM CƠ SỞ ĐÀO TẠO TỐT

Như đã chỉ ra trong hai phần viết trước, tỷ lệ cử nhân (đại học và cao đẳng) trong lực lượng lao động của Việt Nam không hề cao. Vì thế việc tỷ lệ thất nghiệp đặc biệt cao trong nhóm này không phải do lý do “thừa thầy thiếu thợ” như nhiều người lầm tưởng. Nó đến từ một lý do khác – đó là chất lượng quá tệ của hệ thống đại học, cao đẳng của Việt Nam, tình trạng loạn thông tin, và văn hóa chuộng bằng cấp khiến các tân tú tài của chúng ta dù biết chất lượng và thực trạng của hệ thống này hay không thì vẫn lao vào như con thiêu thân để mong có được mảnh bằng (dù sau đó là đi kèm với bi kịch thất nghiệp). Tiếp tục đọc

Tháng Tám 15, 2014 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên | , | 1 bình luận

GIÁO DỤC VIỆT NAM: PHI LỢI NHUẬN HAY VÌ LỢI NHUẬN

Theo blog TS Trần Vinh Dự

Gần đây, câu chuyện giáo dục phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận ở Việt Nam trở nên sôi động, đặc biệt trong cộng đồng những người làm giáo dục. Một số người ủng hộ giáo dục vì lợi nhuận, như GS Vũ Đức Vượng, trong khi cũng có nhiều người phản đối như TS Giáp Văn Dương, TS Huỳnh Thế Du.

GS Vượng cho rằng “hãy cứ dạy vì lợi nhuận đã” và “trường đại học tư có lãi không phải là điều xấu”. TS Dương và TS Du thì cho rằng “giáo dục nói chung không phải là nơi để kiếm lợi nhuận” và “khi trường đang ăn nên làm ra thì chẳng có lý do gì để cổ đông từ bỏ lợi ích tài chính của mình và vấn đề ở chỗ là khả năng trở thành nơi bán bằng của các đại học vì lợi nhuận rất cao”. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 30, 2014 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên | Bình luận về bài viết này

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM LÀ GÌ?

Lương Hoài Nam, theo VnExpress

Mỗi nền giáo dục dựa trên một hệ triết lý giáo dục có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nội dung, phương pháp dạy và học. Giáo dục Mỹ có những triết lý giáo dục rõ ràng, thuyết phục, nhờ thế mà có chất lượng tốt bậc nhất thế giới.

Sự phát triển của xã hội Mỹ và vị thế cường quốc của Mỹ trên nhiều phương diện là kết quả trực tiếp của nền giáo dục siêu đẳng về tính khoa học và hiệu quả. Tiếp tục đọc

Tháng Năm 2, 2014 Posted by | Khoa học-Môi trường, Thanh Niên-Sinh Viên | | Bình luận về bài viết này

GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA ĐẠI HỌC

Giáp Văn Dương, theo Tia Sáng

Ngày 17/3/2014, Mạng lưới học giả Việt Nam đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề: Thế nào là một đại học tốt?  Hẳn nhiên, để trả lời được câu hỏi này, thì phải trả lời một câu hỏi trước đó: Thế nào là một đại học? Đây là dịp để một lần nữa, giáo dục đại học lại được xới lên và mổ xẻ ở nhiều góc nhìn khác nhau, mà bài viết này là một trong số đó.

Nhìn lại một quan niệm

Tính đến nay, Việt Nam đã có hơn 400 trường Đại học và Cao đẳng, vậy mà câu hỏi hiển nhiên này: Thế nào là một đại học, vẫn chưa được thống nhất trong cách hiểu, không phải về hình thức và cách tổ chức, mà về nội dung của khái niệm này. Tiếp tục đọc

Tháng Tư 14, 2014 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên, Văn Hóa-Giáo Dục | , | Bình luận về bài viết này

NGỘ NHẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Dekek Bok, Project-Syndicate / Phạm Nguyên Trường dịch, theo Tia Sáng

Kể từ khi các nhà kinh tế học chỉ ra đóng góp to lớn của các trường đại học đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, các nhà chính trị đã bắt đầu quan tâm hơn đến giáo dục đại học. Tuy nhiên, một số ngộ nhận của các nhà chính trị về vai trò của các trường đại học đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả chính sách mà họ đưa ra.

Ví dụ, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nhiều lần cho rằng nước Mỹ cần gia tăng tỷ lệ thanh niên Mỹ có bằng đại học, nhưng nghiên cứu của các nhà kinh tế học về mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế cho thấy điều quan trọng nhất trong giáo dục đại học không phải là số lượng bằng đại học được cấp mà ở phương pháp giáo dục kĩ năng nhận thức, như tư duy phê phán và khả năng giải quyết vấn đề. Tiếp tục đọc

Tháng Tư 11, 2014 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên, Văn Hóa-Giáo Dục | Bình luận về bài viết này

‘HỌC ĐỂ TRỞ THÀNH CÔNG CỤ’

Nguyễn Văn Nam, theo BBC

Nhu cầu cải cách, đổi mới là có thật ở Việt nam. Hàng loạt chương trình cải cách, sửa đổi, đổi mới căn bản nhiều lĩnh vực quan trọng đang được thực hiện: Cải cách hành chính, cải cách tư pháp, sửa đổi căn bản Bộ Luật dân sự v…v, và chuyện muôn thủa đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Tuy nhiên, không thấy nói gì về một đổi mới căn bản quan trọng nhất: đổi mới căn bản tư duy về đổi mới căn bản.

Người ta không thể bàn về đổi mới, nếu trước hết không trả lời được câu hỏi: mục tiêu của nó là gì? Đổi mới căn bản giáo dục để làm cho hệ thống giáo dục với những nền tảng, triết lý, nguyên tắc và mục đích giáo dục như hiện nay hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn; hay để có một hệ thống giáo dục khác đúng đắn, phù hợp và tốt hơn? Tiếp tục đọc

Tháng Ba 29, 2014 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên, Văn Hóa-Giáo Dục | | Bình luận về bài viết này

TRẢ TỰ DO CHO GIÁO DỤC

Theo FB Huy Đức

Thành lập và đứng đầu Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục là một lựa chọn rất khôn ngoan của Thủ tướng. Nhưng, một nền giáo dục bị giam hãm qua nhiều thập niên không thể thay đổi nếu công việc từ nay tới 2020 chỉ là “xây dựng chương trình môn học và biên soạn các sách giáo khoa” như Hội đồng giáo dục đưa ra hôm 25-2 [1]. Biên soạn sách giáo khoa là công việc có thể đảm đương bởi những tổ chức dân lập như “Cánh Buồm”. Điều mà đất nước cần ở một vị thủ tướng có tầm nhìn là ngay bây giờ phải “trả tự do” cho Giáo dục. Tiếp tục đọc

Tháng Ba 14, 2014 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên, Văn Hóa-Giáo Dục | | Bình luận về bài viết này

ĐÁNH HAY VUN TRỒNG?

Giáp Văn Dương, theo Tia Sáng

Đầu năm, tôi viết bài này về giáo dục, với đầy rẫy sự băn khoăn về một cuộc cải cách giáo dục lớn, được kỳ vọng là toàn diện, triệt để đang được triển khai, với quan niệm như ‘một trận đánh lớn’. Vậy nội hàm của ‘trận đánh’ này là gì?

Tư duy chiến dịch

Việt Nam có một thời gian dài ở trong chiến tranh, nên ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội vẫn còn đậm nét. Có lẽ vì thế mà ‘tư duy chiến dịch’ đã trở thành một mô-típ tư duy điển hình. Điều này có thể nhìn thấy trong phát biểu của các nhà quản lý xã hội, và sâu xa hơn là trong việc lập kế hoạch, triển khai các chương trình phát triển, v.v. Tiếp tục đọc

Tháng Một 26, 2014 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên, Văn Hóa-Giáo Dục | | Bình luận về bài viết này

LẠC QUAN ĐẾN ĐÂU SAU MỘT CUỘC THI?

Hương Vũ, theo BBC

Sự kiện Việt Nam được xếp hạng thứ 17 trên tổng số 65 nước tham gia khảo sát đánh giá học sinh quốc tế PISA đã được truyền thông trong nước hồ hởi loan tin. Nhưng liệu người Việt Nam có lạc quan thái quá?

Báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về sự kiện bằng những cái tít rất “đao to búa lớn” như: Học sinh phổ thông Việt Nam được cả thế giới đánh giá cao, học sinh Việt Nam thắng lớn trên bảng xếp hạng thế giới… Tiếp tục đọc

Tháng Mười Hai 11, 2013 Posted by | Thanh Niên-Sinh Viên, Văn Hóa-Giáo Dục | Bình luận về bài viết này

GIÁO DỤC VIỆT NAM – ĐẬP BỎ VÀ XÂY DỰNG MỚI?

Hương Vũ, theo BBC

Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay có thể được so sánh với hình ảnh một ngôi nhà long móng tốc mái, tường cửa xộc xệch do được chắp vá từ những nguyên liệu không đồng bộ.

Vậy giải pháp nào khả thi để giải quyết tận gốc vấn đề này?

Thông lệ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, mỗi khi xảy ra thay đổi tại một thể chế chính trị cầm quyền thì chỉ có những biến động liên quan tới bộ máy quân sự và chính trị. Riêng hệ thống hành chính và dân sinh đang hoạt động ổn định sẽ được giữ nguyên hoặc chỉ điều chỉnh đôi chút để tiếp tục phục vụ việc phát triển đất nước. Tiếp tục đọc

Tháng Mười Một 21, 2013 Posted by | Khoa học-Môi trường, Thanh Niên-Sinh Viên | , | Bình luận về bài viết này

GIÁO DỤC PHIẾN DIỆN ĐÃ TẠO NÊN CON NGƯỜI MÉO MÓ, ĐỘC ÁC

Theo blog Ngô Minh

Chưa bao giờ đạo đức xã hồi suy đồi, xuống cấp như hiện nay. Đa phần lãnh đạo, cán bộ đảng viên vô cảm trước đời sống cùng khổ của nhân dân. Đa số quan chức cấp cao cấp thấp đều tham nhũng, làm giàu bất chính dựa trên quyền lực và lợi ích nhóm. Chúng ăn cướp đất của dân, sở hữu mỗi đứa hàng chục ngàn ha đất. Sờ đến ngành nào cũng hư hỏng. Ngành xây dựng, Giao tông ăn dự án trăm ngàn tỷ, ngành công an trấn lột lái xe, trán lột cả vtù nhân; ngành điện lực lương khủng, lại tăng tiền điện để xây khách sạn, biệt thự; ngành giáo dục ăn dạy thêm, học thêm, ăn luận án thạc sĩ, tiến sĩ… Tiếp tục đọc

Tháng Mười 27, 2013 Posted by | Kinh tế-Đời sống, Thanh Niên-Sinh Viên | | Bình luận về bài viết này