Tiếng Nói Dân Chủ

Phong Trào Dân Chủ Việt Nam

‘ĐI TRÊN MẢNH ĐẤT NÀY’

Lê Như Loan,  viết từ Sài Gòn 20h00 ngày 2/8/2011 sau phiên xử phúc thẩm

Kính tặng Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

 Trước tiên xin nói cho các bạn rõ rằng Đi trên mảnh đất này là tựa đề một bài thơ của Cù Huy Cận – cha của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, được viết trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Huy Cận là trường hợp khá điển hình của một thi sĩ lãng mạn đã từng phất cao ngọn cờ Thơ mới, trở thành một nhà thơ cách mạng ở vị trí hàng đầu của đội ngũ, bền bỉ thủy chung đi với nhân dân và dân tộc.

“Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa”

Có lẽ tuổi thơ của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã từng hết sức xúc động trước những tấm gương nghĩa liệt của cha ông. Đó là cảm nhận về con người dân tộc trong lịch sử, hiện thân của anh hùng và tài hoa, biểu tượng của sự bất khả chiến bại.

                        Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững
                        Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
                        Trong và thật: sáng hai bờ suy tưởng
                        Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa
                                                      (Trích: Đi trên mảnh đất này)

Là người con của Cù Huy Cận, có lẽ ông Vũ đã thấm nhuần tình thần của bốn câu thơ trên. Và trong phiên tòa ngày 2 tháng 8, ông đã thể hiện lối sống hiên ngang, bất khuất đó bằng câu nói gây ấn tượng và xúc động: “Với riêng tôi, được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, tôi chấp nhận mọi hy sinh, kể cả hy sinh cuộc đời tôi, thân xác tôi, để cho đất nước này được tốt đẹp lên. Tôi chấp nhận hết. Nhưng tôi chấp nhận như vậy không có nghĩa tôi chống nhà nước, chống chế độ này”.

Là người am hiểu “pháp luật Việt Nam”, có lẽ tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ không lạ gì với các phiên tòa phúc thẩm xử, xét xử những người dân yêu nước với cái tội rất mơ hồ “tuyền truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Ông đã đoán trước được mức án, nên đã “chấp nhận mọi hi sinh, kể cả cuộc đời, thân xác” chỉ để phục vụ cho một ước mơ cao đẹp “đất nước này được tốt đẹp hơn”.

Trước phiên tòa, lá thư từ trong tù của anh đã làm nức lòng những con dân yêu nước Việt. Ông mang đến một thông điệp rất rõ ràng, là người sau song sắt vẫn đứng vững, chẳng những can trường mà quan trọng hơn cả sự can trường là trí óc vẫn minh mẫn, sắc sảo với tư cách một chuyên gia luật pháp, tỉnh táo dâng nỗi oan riêng của mình cho sự nghiệp chung của đất nước.

Nhưng không, anh đã đứng vững.

Anh quả là một người anh hùng phi thường.

Và ngày 2/8, ngay tại phiên tòa, ông đã thể hiện một khí phách: “Tôi không chống đối Đảng cộng sản Việt Nam, tôi chỉ yêu cầu xây dựng một hệ thống đa đảng cho phép cạnh tranh lành mạnh vì lợi ích cuối cùng của nhân dân và đất nước. Cái này là tôi muốn giúp Đảng tránh một thảm họa đã được báo trước…”

Câu nói như muốn tát một xô nước lạnh vào mặt các vị quan tòa, cho các ông “tỉnh táo ra”.

Những tiếng nói “Trong và thật: sáng hai bờ suy tưởng” của tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ là nguyện vọng của người dân Việt Nam khắp mọi nơi. Như chính Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nói: “Những băn khoăn, những ưu tư của Vũ cũng là những băn khoăn và ưu tư của mọi người dân Việt Nam. Mọi người đều nghĩ, còn Vũ thì đã nói ra được những điều đó. Vũ không nói, thì người khác cũng nói. Vì đó là những điều hiện thời mọi người lo lắng cho đất nước”.

Cùng bước qua nỗi sợ hãi

Vú án của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ không đơn thuần là một vụ án chính trị. Phiên tòa đã chứng minh hệ thống pháp luật của Việt Nam chỉ là những điều khoản vụn vặt – thích thì áp dụng, không thích thì “đúng người, đúng tội”.

Mức án vẫn là y án sơ thẩm, tức là vẫn 7 năm tù giam và 3 năm quản chế. Dù rất buồn, nhưng tôi không trách những vị trong hội thẩm đoàn, suy cho cùng họ cũng chỉ làm theo mệnh lệnh, là tay sai chứ không có quyền quyết định.

Vì ngay chính tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã trả lời ở tòa án, khi một luật sư hỏi: “Ông nói ông không thù hằn Đảng, Nhà nước, vậy tại sao ông bị truy tố, liệu có ai thù hằn ông không?”

“Chính ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì tôi đã kiện ổng. Là ông Vũ Hải Triều vì tôi tố ổng vụ hàng trăm trang mạng bị phá. Như vây rõ ràng là cơ quan điều tra họ thù tôi, mà không có chứng cứ gì thì họ bịa ra vụ 2 bao cao su…”.

Như vậy chủ tọa torng phiên xử ngày 2 tháng 8 vừa qua là ông Nguyễn Sơn hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Nghe có vẻ chua xót và bi quan cho hiện tình đất nước quá!

Phiên tòa đã truyền tải được những “nổi niềm” của Cù Huy Hà Vũ là “phải đa đảng mới chống được lạm quyền; xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp; đồng hành quân sự với Mỹ là mệnh lệnh của thời đại…”. Người dân Việt sẽ nhận ra rằng một Đảng lãnh đạo lâu dài sẽ dẫn đến cực đoan, và rằng không có một tổ chức khách quan nào giám sát việc họ làm môt cách hiệu quả bằng một tổ chức đối lập hoạt động trong khuôn khổ luật pháp.

Không thể có một Hiến pháp do Quốc hội ban hành lại khẳng định vai trò lãnh đạo của một Đảng.  Khẳng định như vậy vô hình dung Quốc hội sẽ trở thành một tổ chức thừa, và nhân dân sẽ chẳng có quyền hành gì cả. Bởi vậy trong thời gian từ khi tiến sĩ Vũ bị bắt, đã có nhiều tiếng nói của các nhân sĩ, trí thức, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản lên tiếng, nêu vấn đề sửa đổi Hiến pháp như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Đảng Dân Chủ Việt Nam, nhà văn Võ Thị Hảo, nhà thơ Trần Mạnh Hảo, v.v…

Và khi phiên tòa sơ thẩm (ngày 4/4/2011) và phiên phúc thẩm (ngày 2/8/2011) diễn ra, đã có rất nhiều người dân tìm cách đến dự phiên tòa dù bị ngăn cản từ xa, bị bắt bớ… Sau vụ này, ít ra thì một số người dân Việt Nam cũng đã vượt qua được nỗi sợ hãi, thờ ơ với những các xấu, cái ác diễn ra xung quanh mình.

Thời gian vừa qua đã có rất nhiều người lên tiếng ủng hộ anh, và tôi tin rằng sự ủng hộ này sẽ tiếp tục cho đến khi nào anh được tự do.

Lời kết

Ngày xưa nhà thơ Cù Huy Cận làm bao nhiêu thanh niên say mê những áng thơ mới thì ngày nay Cù Huy Hà Vũ lại tiếp tục nung cháy tinh thần yêu nước của các thanh niên, sinh viên và các nhân sĩ, trí thức Việt Nam.

Đã 36 năm trôi qua không còn tiếng súng đạn trên quê hương. Nhưng, xem ra muốn “đi trên mảnh đất này” thật vững – cũng khó. Ngày xưa trong thời chống Mỹ, Cù Huy Cận đã bày tỏ nỗi lòng qua những câu thơ để nói lên sự vất vả khi “đi trên mảnh đất này”, thì ngày nay để tiếp nối truyền thống cha ông, Cù Huy Hà Vũ đã phải chọn con đường lao tù, để một mong một mai sẽ được tự do đi lại trên mãnh đất quê hương thân yêu Việt Nam.

Mong những hi sinh của Cù Huy Hà Vũ sẽ được đến đáp bằng những hành động cụ thể của mỗi con dân Việt trong thời gian tới, nhằm tiếp tục bước đường đấu tranh cho Việt Nam thực sự là một đất nước tự do dân chủ, tình người sẽ được thấm đượm, người người, nhà nhà, tay trong tay để cùng dìu dắt nhau “đi trên mảnh đất này”.

L.N.L.
Gửi cho TNDC từ SG

Tháng Tám 14, 2011 - Posted by | Chính Trị-Xã Hội, Pháp Luật-Công lý |

9 bình luận »

  1. […] yêu nước của các thanh niên, sinh viên và các nhân sĩ, trí thức Việt Nam.” https://tiengnoidanchu.wordpress.com/2011/08/14/di-tren-manh-d%E1%BA%A5t-nay/ Trả […]

    Pingback bởi Tin thứ Hai, 15-08-2011 « BA SÀM | Tháng Tám 15, 2011 | Trả lời

  2. tôi đọc được bài này thông qua web basam.info. Phải nói là Anh Ba Sam đã dành một “phần đất” rất lớn để dành lời bình luận cho bài này. Rất hay! xin chúc mừng tác giả và nhóm TNDC của bạn

    Bình luận bởi Hung Dung | Tháng Tám 15, 2011 | Trả lời

  3. […] Lê Như Loan: ‘ĐI TRÊN MẢNH ĐẤT NÀY’ (TNDC) “Ngày xưa nhà thơ Cù Huy Cận làm bao nhiêu thanh niên say mê những áng thơ […]

    Pingback bởi Tin thứ Hai, 15-08-2011 ANHBASAM | phamdinhtan | Tháng Tám 15, 2011 | Trả lời

  4. Tôi đã có tranh luận với môt ông cán bộ cấp cao (thời 1981 trở về trước, Ba tôi là sếp của ổng, chúng tôi gọi ổng là chú Sáu )

    – Tôi: phản đối điều 4 Hiến Pháp.
    – Chú Sáu: nguy hiểm, nguy hiểm, hổng được ! điều 4 HP, nó là trái tim của đảng ta, và cũng như là ổ khóa, khóa để ngăn. .. .
    – Tôi:Con phản đối, chú Sáu biện bạch như vậy là hổng đúng rồi.
    – chú Sáu: Không đúng chỗ nào ?
    Tôi: Chú Sáu, ví trái tim với ổ khóa là không đúng, khác gì ông nói gà, bà nói vịt. Thôi đi vào vấn đề điều 4 HP, con hỏi chủ nha.HP là do QH làm ra, và chỉ có QH mới có quyền làm HP, vậy mắ cmớ chi mà điều 4 lại đặc định cho đảng CSVN là tổ chức chính trị duy nhứt .. . ..khác chi, chú có giận thì con cũng nói, chú cưới cô vợ về, nhưng chú cho ông hàng x1om cái quyền được ngủ với cô vợ của chú, còn chú thì không có quyền ấy, và ông hàng xóm cứ ăn nằm với vợ chú, còn chú cứ phải nuôi dương, chăm sóc cô ấy, tư 2A đến Z, nuôi bà ầu, nuôi con cho ông hàng xóm .. . . và còn thường xuyên bị ông hàng xóm xỉa xói, đánh đập, đàn áp .. . . chú suy nghĩ đi và chú cứ chửi con đi, ngày mai chú muốn đánh con,con sẽ nằm xuống cho chú uýnh, nhưng con không thay đổi quan điểm.

    và cho đến khi vụ án PMU18, phanh phui ra, một sáng chủ nhật, chú Sáu gọi điện bảo tui sang đi ăn sáng với chú, và chú đã vứt tóc giật tai, than, chửi .. bà lũ cơ hội,bè lũ lưu manh, ít thời gian sau, cớ quan ANĐT khởi tố tướng Quắc và thượng Huynh c2ung 02 nhà báo, ngay trong lúc Qhh ĐANG HỌP, QH phản ứng, rùi ngày hôm sau im re .. .thế rồi cuối năm ấy, chú Sáu tui, ổng đã giục cái ấm thẻ “tội ác” trong túi ngực và cấm dứt, mỗi tháng mấ tmột phần ìên lương, một buổi họp vô nghĩa, mất thời gian, tốn hao tâm sức ..

    Bình luận bởi Đặng Công Chính | Tháng Tám 15, 2011 | Trả lời

  5. […] còn tin tưởng vào quyết tâm bảo vệ tổ quốc của nhà nước”. – Lê Như Loan: ‘ĐI TRÊN MẢNH ĐẤT NÀY’ (TNDC) “Ngày xưa nhà thơ Cù Huy Cận làm bao nhiêu thanh niên say mê những áng thơ […]

    Pingback bởi Anhbasam Điểm Tin thứ Hai, 15-08-2011 | bahaidao | Tháng Tám 15, 2011 | Trả lời

  6. […] Lê Như Loan,  viết từ Sài Gòn 20h00 ngày 2/8/2011 sau phiên xử phúc thẩm -Nguồn: TNDC […]

    Pingback bởi ‘ĐI TRÊN MẢNH ĐẤT NÀY’ « CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO | Tháng Tám 15, 2011 | Trả lời

  7. […] còn tin tưởng vào quyết tâm bảo vệ tổ quốc của nhà nước”. – Lê Như Loan: ‘ĐI TRÊN MẢNH ĐẤT NÀY’ (TNDC) “Ngày xưa nhà thơ Cù Huy Cận làm bao nhiêu thanh niên say mê những áng […]

    Pingback bởi Anhbasam Điểm Tin thứ Hai, 15-08-2011 | ● Anh Sáu Sài Gòn's blog | Tháng Tám 16, 2011 | Trả lời

  8. Trên mảnh đất chữ S này tôi thấy dân tộcnày hiện còn có nhiếu và rất nhiều người con yêu nước và có tinh thền như Anh Vũ. Dân tộc này hiện nay và mai sau rất cần có những con người như vậy.
    Nhưng, các quý vị hãy làm thế nào để cho hàng triệu người dân Việt nam thấy được thực trạng xã hội, thấy được thế nào là lẽ sống thế nào là đời sống của một công dân ( Không phải đời sống của một công cụ )để từ đó người dân chúng ta , con em chúng ta sẽ làm chủ lấy đất nước này, dân tộc này, và chính bản thân mình là một công dân thực thụ.

    Bình luận bởi Dương văn Minh | Tháng Tám 16, 2011 | Trả lời

  9. hôm nay lên mạng đọc tin, vào trang nào của báo lề trái, đều thấy có bài này. Cuối cũng vào đây mới biết là nó xuất phát từ đây. Một bài viết rất hay! xin cảm ơn TNDC và mong những bài viết tốt như vậy sẽ được tiếp tục

    Bình luận bởi anh hung | Tháng Tám 16, 2011 | Trả lời


Bình luận về bài viết này