Tiếng Nói Dân Chủ

Phong Trào Dân Chủ Việt Nam

BÀN VỀ TỰ DO BÁO CHÍ

Theo blog Nguyễn Vạn Phú

Tự do báo chí là một đề tài rất nhạy cảm nhưng đó là bởi chúng ta nhìn nó theo nghĩa hẹp. Cứ thử nhìn rộng ra ngoài lãnh vực chính trị, sẽ thấy rất nhiều yếu tố bất ngờ đang tác động lên tự do báo chí.

Đầu tiên là lười và tay nghề yếu làm nhiều phóng viên đánh mất sự tự do của mình. Nói cụ thể, muốn viết một bài điểm sách có chất lượng thì điều kiện tiên quyết là phải đọc cuốn sách đó, muốn phê bình một bộ phim mới ra rạp, chắc chắn phải xem trọn vẹn bộ phim. Thế nhưng với nhiều phóng viên, bỏ vài ba ngày để đọc cuốn sách rồi viết một mẩu lọt thỏm là chuyện khó lòng xảy ra. Thế là họ đành bỏ sự tự do phóng bút để buộc mình vào trang thông cáo báo chí mà nhà xuất bản đã gởi sẵn vào hộp thư cho họ, kể cả những đoạn chê một chút, lên án “sự trần trụi” một chút cho thu hút người đọc. Một khi họ tự nguyện cắt và dán từ các bài báo chuẩn bị sẵn cho họ thì làm gì còn tự do báo chí đúng nghĩa nữa. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 8, 2014 Posted by | Chính Trị-Xã Hội, Kinh tế-Đời sống | , , | Bình luận về bài viết này

BÁO CHÍ VÀ TỰ DO

Trần Văn Chánh, theo Viet-studies / trích từ Basamnews

Bản chất của báo chí là phải được tự do. Suy cho cùng, nếu không được tự do, báo chí sẽ trở nên kém hữu ích, có hại, hoặc thậm chí mị dân. Trong trường hợp này, báo chí không giúp nâng cao trình độ dân trí đủ để người dân nhận thức sáng suốt những vấn đề cơ bản liên quan quyền lợi thiết thân cùng nghĩa vụ của họ, trong bất kỳ xã hội nào đặt nền tảng trên nguyên tắc người dân được quyền làm chủ.

Thomas Jefferson (1743-1826), tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, người được chọn để dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, đã từng phát biểu một câu rất nổi tiếng liên quan vai trò của báo chí trong đời sống quốc gia: “Nếu bắt tôi phải chọn lựa chúng ta nên có một nền chính quyền không báo chí hay có một nền báo chí không chính quyền thì tôi không hề do dự chọn lựa ngay cái thứ hai. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 5, 2014 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | , | Bình luận về bài viết này

BÁO CHÍ KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG CỤ

Hoàng Xuân, theo BBC

Có lẽ khó có một ngày kỷ niệm nghề báo nào như năm nay, khi ngay trước và sau thời điểm này liên tiếp những biện pháp làm khó báo chí được đưa ra.

Hết của ngành chức năng (quy định nhà báo đến dự tòa phải đồng thời có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan báo chí- thông tư 01/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao) đến của chính quyền địa phương (UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 1276 có hiệu lực từ ngày 14/6/2014). Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 30, 2014 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | , , | Bình luận về bài viết này

VIỆT NAM BỎ TÙ NHÀ BÁO ‘MỘT GÓC NHÌN KHÁC’

TruongDuyNhatĐặng Khương chuyển ngữ, Phía Trước / Chris Brummitt, Associated Press

Hôm thứ Ba vừa qua, một blogger bất đồng chính kiến ​​đã bị kết án hai năm tù giam với cáo buộc chỉ trích chính quyền độc tài tại Việt Nam. Bản án ngay lập tức thu hút sự chú ý và chỉ trích từ phía Hoa Kỳ.

Bản án đối với nhà báo Trương Duy Nhất là vụ mới nhất trong cuộc đàn áp chống lại những người ủng hộ tự do ngôn luận và dân chủ tại quốc gia do Đảng Cộng sản Việt Nam thống trị, nơi mà Internet đang tạo điều kiện để đưa các tiếng nói bất đồng chính kiến ra thế giới bên ngoài​​. Tiếp tục đọc

Tháng Ba 6, 2014 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | , , | Bình luận về bài viết này

QUỐC TẾ BÁO ĐỘNG TÌNH HÌNH TỰ DO BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM

Chính phủ Việt Nam duy trì một trong những chính sách kiểm duỵêt truyền thông gắt gao nhất Châu Á, thể hiện rõ nhất qua việc nghiêm cấm báo chí tư nhân, kiểm soát chặt chẽ tất cả phương tiện truyền thông nhà nước.Trà Mi, theo VOA

Hai tổ chức bảo vệ ký giả có uy tín trên thế giới đồng loạt lên án tình hình kiểm duyệt, đàn áp tự do báo chí tại Việt Nam chỉ vài ngày sau khi Hà Nội tuyên bố tôn trọng nhân quyền và bảo vệ quyền tự do báo chí trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhân kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF có trụ sở tại Pháp ngày 11/2 phổ biến báo báo cáo Chỉ số Tự do Báo chí toàn cầu 2014 trong đó xếp hạng Việt Nam 174 trên 180 quốc gia được đánh giá. Tiếp tục đọc

Tháng Hai 13, 2014 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | , , | Bình luận về bài viết này

NỖI HỔ THẸN CỦA BÁO CHÍ NHÀ NƯỚC

Phạm Chí Dũng, theo VOA

Hôn mê

Gần hết trong hơn 700 tờ báo nhà nước ở Việt Nam vẫn như đang hôn mê trong nỗi hổ thẹn từ tiềm thức đến vô thức, trong bối cảnh chưa bao giờ xã hội lại cần đến tiếng nói phản biện của báo chí như hiện tình.

Với gần hết đội ngũ tổng biên tập và cả phó tổng biên tập đã được “cơ bản tái cơ cấu”, không có mấy phóng viên nhiệt thành nào lèn được bài viết phản ánh thực tồn xã hội ngổn ngang lên mặt báo.
Tiếp tục đọc

Tháng Tám 20, 2013 Posted by | Chính Trị-Xã Hội, Kinh tế-Đời sống | , | Bình luận về bài viết này

VIỆT NAM LẠI BỊ ĐƯA VÀO DANH SÁCH CÁC NƯỚC KHÔNG CÓ TỰ DO BÁO CHÍ

Phúc trình về Tự do Báo chí 2013 của Freedom HouseTheo VOA

Việt Nam bị xếp vào nhóm các nước Không có Tự do trong báo cáo thường niên về tự do báo chí trên thế giới do tổ chức Freedom House công bố hôm qua, ngày 1/5.

Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng con số những người sống trong các xã hội hoàn toàn có tự do báo chí đã giảm xuống mức thấp nhất, tính từ một thập niên nay. Tiếp tục đọc

Tháng Năm 4, 2013 Posted by | Chính Trị-Xã Hội, Kinh tế-Đời sống | , | Bình luận về bài viết này

THÁCH THỨC VỚI BÁO CHÍ CHỐNG THAM NHŨNG

Đoan Trang,theo Nông nghiệp Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của một số cơ quan và chuyên gia độc lập cho thấy một thực trạng đáng ngại: Số lượng các bài báo chống tham nhũng, sự tham gia của báo chí trong việc vạch trần các vụ án tham nhũng lớn, đã giảm hẳn trong những năm vừa qua, đặc biệt từ sau sự cố PMU18 (năm 2008).

 

Hôm nay 15/10 và ngày mai 16/10 sẽ liên tiếp có hai hội thảo quốc tế về phòng chống tham nhũng tổ chức tại Hà Nội và Quảng Ninh, trong đó đều nhấn mạnh đến vai trò, nhiệm vụ của báo chí trong công cuộc chống “giặc nội xâm” đầy gian khó này. Tiếp tục đọc

Tháng Mười 17, 2012 Posted by | Tham Nhũng-Lãng Phí | , , | 1 bình luận

BÁO CHÍ VS QUỐC HỘI

Thường Sơn, theo Phía Trước

“Quốc hội nào, Chính phủ nấy” – như một ẩn ý của Dương Trung Quốc. Sự im lặng triết học của ông đã trở thành điểm nhấn cuối cùng cho hình ảnh “nghị gật” phổ biến trong đại trà các đại biểu Quốc hội.

Đứng ngoài hành lang

Ngày 21 tháng 6 năm nay –  ngày kỷ niệm lớn nhất của báo chí Việt Nam, lại trùng với thời điểm mà kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIII kết thúc.

Cũng là sự kết thúc của tiếng nói phản biện xã hội, trong đó hẳn phải có tiếng nói của báo chí. Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 21, 2012 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | , | 2 bình luận

LỀ TRÁI VÀ LỀ PHẢI

Hồ Trần, theo SGTT

Chỉ ở nước ta mới có thêm khái niệm trong báo chí: “báo lề trái” và “báo lề phải”. Nôm na là báo lề phải đưa những thông tin đã được chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống, còn báo lề trái đưa… tá lả, có gì đưa hết từ những nguồn tin có kiểm chứng lẫn tin đồn thổi.

Nhưng dù có cả hai loại báo, người dân vẫn “đói” thông tin trong bối cảnh xã hội ngày càng dày đặc thông tin. Vì sao lại nghịch lý như vậy? Là vì họ cần những thông tin chọn lọc, được đưa ra từ những tờ báo có tính chính thống và nguồn cung cấp thông tin rõ ràng của các cơ quan công quyền và các ban ngành có chức năng. Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 21, 2012 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | | 4 bình luận

VIỆT NAM DỨT KHOÁT KHÔNG CHẤP NHẬN BÁO TƯ NHÂN

Việt Nam hiện có 786 cơ quan báo chí, với 194 báo giấy và hơn 590 tạp chí, 61 báo điện tử và 67 kênh phát thanh, truyền hình (DR)Thanh Phương, theo RFI

Chiều hôm qua, 12/06/2012, trong cuộc “đối thoại trực tuyến với nhân dân”, Bộ trưởng bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã tuyên bố là Việt Nam không có kế hoạch tư nhân hóa báo chí, bởi vì theo ông, ở Việt Nam, báo chí đã là “diễn đàn của nhân dân” rồi.

Trong cuộc đối thoại trực tuyến nói trên, ông Nguyễn Bắc Son cũng khẳng định là Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam không có chủ trương thành lập các tập đoàn báo chí như ở một số nước trên thế giới.  Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 14, 2012 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | , | 1 bình luận

VIỆT NAM GẦN CHÓT BẢNG VỀ TỰ DO BÁO CHÍ

Các cơ quan báo chí chính thống của VN ký thỏa thuận hợp tácTheo BBC

Việt Nam xếp gần cuối bảng trong tổng số 197 nước được khảo sát về tự do báo chí trên toàn thế giới, theo phúc trình thường niên của tổ chức Freedom House (Ngôi nhà tự do) được công bố thứ Ba ngày 1/5.

Theo đó, nước này đồng hạng với các nước Bahrain, Lào, Ả Rập Saudi và Somalia ở vị trí 182.

Tính trong tổng số 197 nước thì nền tự do báo chí của Việt Nam chỉ xếp trên Miến Điện, Trung Quốc, Syria, Cuba, Guinea xích đạo, Iran, Belarus, Eritrea, Uzbekistan, Turkmenistan và Bắc Hàn. Tiếp tục đọc

Tháng Năm 2, 2012 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | , | Bình luận về bài viết này

VIỆT NAM SIẾT CHẶT KIỂM SOÁT BÁO CHÍ

Thanh Trúc
Theo RFA

Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch hôm thứ Tư chỉ trích nghị định mới về báo chí của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 25 tháng Hai, một lần nữa tạo thêm chướng ngại về quyền tự do ngôn luận cũng như tăng thêm quyền hạn kiểm duyệt của chính phủ đối với người làm báo trong nước. Tiếp tục đọc

Tháng Ba 1, 2011 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | , | Bình luận về bài viết này

BÊN LỀ PHẢI, TẢN MẠN VỀ CÁC VUA

Nghịch Nhĩ

Lâu nay, vì sợ theo đuôi quần chúng nên thường chỉ xem các báo lề phải. Vẫn thấy không ít tờ báo lề phải hôm trước nói ngược, hôm sau lại nói xuôi, làm người đọc chẳng biết đâu mà lần nhưng gần đất xa trời rồi, đành lấy an toàn là bạn, tai nạn là thù kẻo nhỡ ra lại “được” phân thêm 4 mét vuông đất như Người Buôn Gió hay Cù Huy Hà Vũ…

Nói gì thì nói, đọc báo lề phải cũng thấy khối cái hay, cái mới. Nào đâu xa, mới đầu tháng 12 năm ngoái tuanvietnam.net có đăng bài “Bàn về phương thức cầm quyền của Đảng”, tác giả là ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức trung ương, nguyên Chủ tịch Quốc hội. Tiếp tục đọc

Tháng Hai 27, 2011 Posted by | Chính Trị-Xã Hội | , | Bình luận về bài viết này

NGHỊ ĐỊNH BÁO CHÍ CỦA VIỆT NAM BỊ CHỈ TRÍCH

Báo Việt Nam

Theo VOA

Nghị định mới về báo chí của Việt Nam bắt đầu áp dụng từ thứ Sáu cho nhà chức trách thêm nhiều quyền để hạn chế quyền tự do báo chí.

Các tổ chức bênh vực nhân quyền nói rằng nghị định này áp đặt các luật lệ mơ hồ mới vào các nhà báo và các blogger, khiến hoạt động của hai thành phần này gặp khó khăn thêm. Tiếp tục đọc

Tháng Hai 26, 2011 Posted by | Chính Trị-Xã Hội, Pháp Luật-Công lý | , | Bình luận về bài viết này

CẢNH BÁO VỀ TỰ DO BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM

Báo Việt Nam

Theo BBCVietnamese

Liên minh Báo chí Đông Nam Á (Seapa) trong phúc trình thường niên nhận định rằng Việt Nam sẽ tiếp tục kiểm soát chặt tự do báo chí trong năm 2011.

Tổ chức theo dõi báo chí khu vực này vừa công bố phúc trình 2011 hồi đầu tháng.

Trong đó, Seapa đưa ra dự báo: “Dựa vào hành động của chính phủ Việt Nam trong năm qua, có thể sẽ có thêm việc trấn áp báo chí, nhất là trấn áp các bloggers, dù chỉ để nhằm hạn chế thách thức mà các thành phần dân chủ có thể sẽ đặt ra đối với nỗ lực giải quyết khó khăn kinh tế của chính quyền”. Tiếp tục đọc

Tháng Hai 23, 2011 Posted by | Chính Trị-Xã Hội, Pháp Luật-Công lý | , | Bình luận về bài viết này